Mẫu thông báo giải thể hợp tác xã mới nhất 2024 (Mẫu II-9)

Mẫu thông báo giải thể hợp tác xã là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc giải thể hợp tác xã gửi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Từ 01/7/2024, Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã mới nhất sẽ áp dụng theo Mẫu II-9 được ban hành kèm Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã (Mẫu II-9)

Mẫu II-9

TÊN HỢP TÁC XÃ
__________

Số: …………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

……., ngày … tháng … năm ……

THÔNG BÁO
Về việc giải thể hợp tác xã

Kính gửi: (Tên Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)...........................

Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa): ...............................................

Mã số hợp tác xã/Mã số thuế: ..........................................................

Hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký giải thể và bảo đảm: Đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã; Đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác; Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể hợp tác xã.

Lý do giải thể: .......................................................................

Hợp tác xã cam kết:

- Thông tin kê khai trong Thông báo này là hợp pháp, chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này;

- Người ký tại Thông báo này là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA HỢP TÁC XÃ

(Ký và ghi họ tên)1

_______________________

1 Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã ký trực tiếp vào phần này.

Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã:

Mẫu II-9 Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT
Mẫu II-9 Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT

2. Các trường hợp giải thể Hợp tác xã?

Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định về các trường hợp giải thể hợp tác xã như sau:

Điều 97. Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:

a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;

b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.

Như vậy, có hai trường hợp hợp tác xã giải thể, là giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc, cụ thể như sau:

- Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;

- Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

3. Thủ tục giải thể hợp tác xã

A. Thủ tục giải thể tự nguyện hợp tác xã

1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể tự nguyện hợp tác xã, hợp tác xã phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

2. Khi giải thể tự nguyện, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục số II Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Kèm theo thông báo là 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;

b) Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;

c) Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;

d) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;

đ) Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

e) Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

3. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

B. Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã:

a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;

b) Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

c) Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

d) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật HTX 2012.

e) Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 2.159
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo