Mẫu giấy triệu tập của UBND xã 2024

Tải về

Mẫu số 20/GDTX: Giấy triệu tập là gì? Mẫu giấy triệu tập gồm những nội dung nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Giấy triệu tập của UBND xã là mẫu giấy được lập ra bởi UBND xã gửi đến các cá nhân/tổ chức để giải quyết những vụ việc đã và đang xảy ra có liên quan đến cá nhân/tổ chức đó do thẩm quyền UBND xã giải quyết. Nếu có giấy triệu tập thì người có tên trong giấy triệu tập phải có mặt để làm việc. Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế dẫn giải, áp giải, quyết định truy nã.

1. Định nghĩa mẫu số 20/GDTX: Giấy triệu tập là gì?

Mẫu số 20/GDTX: Giấy triệu tập là mẫu giấy được lập ra để quy định về việc triệu tập cá nhân đến trụ sở Ủy ban để làm việc. Giấy triệu tập của UBND xã là mẫu giấy được lập ra bởi UBND xã để ghi chép về việc triệu tập công dân. Mẫu nêu rõ nội dung triệu tập, thời gian triệu tập… Mẫu được ban hành theo Thông tư 42/2014/TT-BCA của Bộ Công an.

2. Mẫu số 20/GDTX: Giấy triệu tập

Mẫu giấy triệu tập
Mẫu giấy triệu tập

Mẫu số 20/GDTX ban hành kèm theo

Thông tư số 42/2014/TT-BCA ngày 25 tháng 9 năm 2014

UBND(1) ……………
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

Số: ………../GTT-UB

……, ngày ….. tháng ….. năm ……

GIẤY TRIỆU TẬP

(Lần thứ ………………)

Căn cứ Nghị định 120/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Chủ tịch UBND (1) ……………………………………

Yêu cầu Ông/ Bà: …………………………(2)………………………….. là người phải thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ......../QĐ-…….. ngày …../ …../….. của Chủ tịch UBND(1) ……………………….

Hiện ở tại (hoặc nơi làm việc): ………………………..

Đúng …(3)….. giờ ………. ngày ….. tháng …….. năm …………phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân …………………………………………………

Để ………………………(4)………………………………

Khi đến mang theo Giấy Triệu tập này và gặp ông (bà): …………(5)……..………….

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: UBND (VT).

CHỦ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên)

(1) Xã, phường, thị trấn.

3. Hướng dẫn viết giấy triệu tập của UBND xã:

(1) Ghi rõ tên UBND xã/ phường/ thị trấn;

(2) Ghi rõ họ và tên người được triệu tập;

(3) Ghi rõ thời gian được triệu tập;

(4) Ghi rõ mục đích triệu tập: giải quyết vấn đề gì?

(5) Ghi rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề;

4. Quy định các thủ tục của việc triệu tập

Theo Điều 440 Bộ luật 101/2015/QH13 Luật Tố tụng hình sự, Quy định Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:

1. Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.

3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.

Như vậy, khi nhận được giấy triệu tập của UBND xã, người được triệu tập phải có mặt đúng thời gian, địa điểm và gặp đúng người có trách nhiệm giải quyết ghi trong giấy triệu tập.

5. Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?

Giấy triệu tập được gửi cho ai?

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án. Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

- Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm khoản 3 Điều 61).

- Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm a khoản 3 Điều 61).

- Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 4 Điều 62).

- Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 63).

- Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

- Người làm chứng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 4 Điều 66).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Cũng là người tham gia tố tụng nhưng người chứng kiến chỉ có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thay vì theo giấy triệu tập như các đối tượng trên.

Nghĩa vụ của người dân khi nhận được giấy mời

Thực tế, rất nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập tức những đối tượng bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, điều tra viên dùng giấy mời công dân đến làm việc.

Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.

Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nếu có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.

Như vậy, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Trên đây là mẫu giấy triệu tập của UBND xã 2024 mới nhất và các quy định xoay quanh. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 3.739
Mẫu giấy triệu tập của UBND xã 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm