Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học năm học 2023 - 2024

Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học  là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc phòng cháy, chữa cháy của các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông..... Mẫu kế hoạch nêu rõ nội dung phòng cháy chữa cháy, tổ chức thực hiện... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học là mẫu được lập ra tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án phòng chống cháy chữa cháy và bảo vệ nhà trường an toàn trong nhà trường, hạn chế thấp nhất những rủi ro do cháy nổ gây ra.

1. Nội dung và cách viết kế hoạch phòng cháy, chữa cháy

Kế hoạch PCCC giúp các đơn vị thực hiện các phương pháp phòng cháy và chữa cháy đề ra những nội dung cụ thể đề đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn thường gồm các thông tin:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên đơn vị thực hiện kế hoạch.
  • Tiêu đề văn bản và các căn cứ ban hành văn bản.
  • Mục đích yêu cầu của kế hoạch PCCC.
  • Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch PCCC.
  • Các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch PCCC cụ thể
  • Cách thức tổ chức thực hiện.
  • Đại diện lãnh đạo đơn vị ký xác nhận kế hoạch.

2. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy năm học 2023 - 2024

Dưới đây là mẫu Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy năm học 2023 - 2024 thực tế của một trường cao đẳng sư phạm, trong đó nêu rõ mục đích yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp triển khai thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ......./KH-Tr.CĐSPĐL

......, ngày .... tháng ...... năm 20....

KẾ HOẠCH
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Trường Cao đẳng Sư phạm .......
năm học 2023-2024

Căn cứ Công văn số ............ của Ủy ban nhân dân tỉnh ....... về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Công văn số ............... của Sở Giáo dục và Đào tạo ....... về việc triển khai Thông tư số 06/TT-BGDDT ngày 11/5/2022 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục;

Căn cứ Quyết định số ............................... của Trường Cao đẳng Sư phạm ....... về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Trường Cao đẳng Sư phạm ....... xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm học 2023-2024 cho viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của viên chức, người lao động (VCNLĐ), học sinh, sinh viên (HSSV) đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

2. Yêu cầu:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rãi Luật PCCC, cảnh báo tình hình cháy nổ để VCNLĐ, HSSV nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động PCCC.

- Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

- Bổ sung cơ sở vật chất (CSVC), công cụ chữa cháy đi đôi việc nâng cao nghiệp vụ PCCC cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), chú trọng việc kiểm tra an toàn PCCC, kiểm tra phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tổ chức thực tập các tình huống cháy giả định. Đầu tư trang bị, dụng cụ, phương tiện chữa cháy phù hợp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các qui định về PCCC&CNCH, trang bị các kiến thức, kỹ năng PCCC&CNCH. Triển khai thực hiện dầy đủ có hiệu quả các quy định, kế hoạch PCCC&CNCH của nhà trường.

3. Thường xuyên tự kiểm tra công tác PCCC&CNCH trong nhà trường; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Đội PCCC tại chỗ của nhà trường. Tổ chức thực tập phương án, chủ động xử lý các tình huống cháy giả định, thực tập phương án cứu nạn cứu hộ.

4. Tiếp tục tự chỉnh đốn công tác PCCC&CNCH ngày càng hiệu quả, thiết thực theo đúng phương châm “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ”.

III. HƯỞNG ỨNG NGÀY PCCC (4/10)

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH trong VCNLĐ, HSSV. Trong đó cần chú ý trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu nhà trường trong công tác PCCC&CNCH; khắc phục những tồn tại, thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC&CNCH của nhà trường (nếu có). Đồng thời nhắc nhở VCNLĐ, HSSV đảm bảo an toàn PCCC&CNCH.

2. Thông qua các hình thức giáo dục lồng ghép trong học chính khóa và hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt, hội họp… để tuyên truyền giáo dục cho VCNLĐ, HSSV ý thức PCCC&CNCH.

3. Thủ trưởng nhà trường có trách nhiệm rà soát, củng cố lực lượng PCCC&CNCH tại chỗ đủ về cơ số, trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC&CNCH theo đúng qui định. Đồng thời xây dựng kế hoạch và tự kiểm tra an toàn PCCC&CNCH tại nơi ở, nơi làm việc; có biện pháp khắc phục những thiếu sót về công tác PCCC&CNCH nhằm phòng ngừa, không để xảy ra cháy nổ, chú ý kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chống cháy lan và các điều kiện thoát nạn…, khi có cháy nổ xảy ra.

4. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền địa phương nhằm tăng cường công tác PCCC&CNCH.

5. Tăng cường kiểm tra, không để sinh viên mang các chất có nguy cơ cháy nổ đến trường, không đốt pháo nổ và các trò chơi tiềm ẩn cháy nổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

IV. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền sâu rộng về Luật PCCC sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ…;

- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về PCCC&CNCH bằng khẩu hiệu, pano, áp phíc tại các vị trí thích hợp trong nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về PCCC&CNCH, các kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH cho toàn thể VCNLĐ, HSSV.

2. Xây dựng và củng cố lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ

- Rà soát và kiểm tra việc thực hiện các phương án PCCC&CNCH đã được duyệt tại trường;

- Tổ chức cho toàn thể viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên diễn tập PCCC&CNCH;

- Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố, cháy, nổ xảy ra: kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản tại trường;

- Thường xuyên kiểm tra an toàn PCCC tại nhà trường nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót về PCCC;

- Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất;

- Xây dựng lực lượng PCCC&CNCH tại nhà trường, triển khai nghiệp vụ PCCC&CNCH cho VCNLĐ, HSSV. Triển khai Kế hoạch PCCC&CNCH tại nhà trường.

3. Công tác kiểm tra PCCC và CNCH

- Thường xuyên kiểm tra an toàn PCCC, tién hành kiểm tra hệ thống điện các phòng làm việc, phòng chức năng, Thư viện, Ký túc xá…;

- Phát quang, thu rọn di dời cỏ, rác, giấy loại.. ra khỏi khu vực trường. Nếu đốt phải có phương án bảo vệ bằng lực lượng tại chỗ;

- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh cháy;

- Thực hiện công tác tự kiểm tra và chủ động khắc phục những thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC trong phạm vi trách nhiệm quản lý ít nhất 1lần/quí.

- Chủ động quản lý tốt nguồn điện sử dụng trong nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo, Đội PCCC và CNCH

- Phân công trách nhiệm công việc cụ thể từng cá nhân trong Ban chỉ đạo;

- Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc kiểm tra các nguồn điện khi hết giờ làm việc hoặc ngày nghỉ lễ, tết…;

- Khi phát hiện cháy, mọi thành viên Ban chỉ đạo và Đội PCCC của nhà trường phải có trách nhiệm chữa cháy.

- Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ trong nhà trường, hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố cháy;

- Tự kiểm tra các hệ thống PCCC ít nhất 1 lần/quí.

2. Công tác báo cáo

Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định, theo yêu cầu, định kỳ, đột xuất, khi có cháy nổ xảy ra hoặc khi các cấp kiểm tra.

Trên đây là kế hoạch công tác PCCC và CNCH năm học 2022-2023, đề nghị toàn thể viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu trên để công tác PCCC và CNCH của trường đảm bảo đúng qui định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thì phản ánh về nhà trường qua phòng Hành chính - Quản trị để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Sở GD&ĐT;
- Ban Giám hiệu;
- Ban chỉ đạo PCCC và CNCH;
- Đội PCCC và CNCH;
- Wesite Trường;
- Lưu: VT.

(Đã ký)

3. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Dưới đây là Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của trường THPT, mời các bạn tham khảo.

SỞ GD-ĐTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPTĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ....../KH-LHP......, ngày .... tháng ...... năm 20....

KẾ HOẠCH
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm học 2022-2023

Căn cứ Nghị định số ............. quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ quyết định số ................ của Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong về việc thành lập Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) trường học năm học 2022 – 2023;

Nhằm chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy, nổ trong nhà trường. Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) nhà trường xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác PCCC và CNCH năm học 2022- 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của CB-GV- CNV và học sinh đối với công tác PCCC.

2. Yêu cầu:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rộng rãi Luật Phòng cháy và chữa cháy, cảnh báo tình hình cháy nổ để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

- Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

- Bổ sung CSVC, công cụ chữa cháy đi đôi việc nâng cao nghiệp vụ PCCC cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, chú trọng việc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra phương án chữa cháy và cứu hộ, tổ chức thực tập các tình huống cháy giả định. Đầu tư trang bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy phù hợp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy và chữa cháy, phổ biến các kiến thức phòng cháy chữa cháy. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy của nhà trường.

3. Thường xuyên tự kiểm tra nhà trường theo định kỳ về phòng cháy, chữa cháy; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ của nhà trường. Tổ chức thực tập phương án, chủ động xử lý các tình huống cháy giả định, thực tập phương án cứu hộ cứu nạn.

4. Tiếp tục tự chỉnh đốn công tác phòng cháy chữa cháy ngày càng hiệu quả, thiết thực theo đúng phương châm “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”.

III. HƯỞNG ỨNG NGÀY PCCC (4/10/2022)

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, cần chú ý trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở, trong công tác PCCC; khắc phục những tồn tại, thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC của cơ quan đơn vị trong thời gian qua (nếu có). Đồng thời nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức và học sinh về đảm bảo an toàn PCCC.

2. Thông qua các hình thức giáo dục lồng ghép trong chính khóa và hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh ý thức phòng cháy chữa cháy.

3. Thủ trưởng đơn vị, trường học có trách nhiệm rà soát, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ đủ về cơ số, trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC theo đúng quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch và tự kiểm tra an toàn PCCC tại nơi ở, nơi làm việc của mình; có biện pháp khắc phục những thiếu sót về công tác PCCC nhằm phòng ngừa, không để xẩy ra cháy nổ, chú ý kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chống cháy lan và các điều kiện thoát nạn . . . khi có cháy nổ xảy ra.

4. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm tăng cường công tác PCCC tại đơn vị.

5. Tăng cường kiểm tra, không để học sinh mang các chất có nguy cơ cháy nổ đến trường, không đốt pháo nổ và các trò chơi tiềm ẩn cháy nổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm .

IV. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền vận động

- Tuyên truyền sâu rộng về Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi, bổ sung như Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ, Thông tư số: 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy;

- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về PCCC và CNCH bằng khẩu hiệu, panô, áp phích trong sân trường và tại các dãy phòng học.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về PCCC và CNCH, các kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức- người

lao động và học sinh. Tổ chức thi đua bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tại cơ quan.

2. Xây dựng và củng cố lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ

- Rà soát và kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy đã được duyệt tại đơn vị.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy tại nhà trường (diễn tập tình huống bất ngờ).

- Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ xảy ra; kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản tại đơn vị.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót về Phòng cháy Chữa cháy.

- Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất.

- Xây dựng lực lượng Phòng cháy Chữa cháy tại nhà trường. Triển khai nghiệp vụ Phòng cháy Chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Xây dựng phương án Phòng cháy Chữa cháy tại chỗ. Triển khai Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị.

3. Công tác kiểm tra PCCC và CNCH

- Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, tiến hành kiểm tra hệ thống điện trong phòng làm việc, các phòng chức năng, Thư viện, phòng thiết bị thí nghiệm, các phòng học…

- Kiểm tra vệ sinh khuôn viên nhà trường, kiểm tra việc xử lý rác sau giờ làm việc.

- Phát hoang, thu dọn và di dời cỏ, rác, giấy vụn, phế liệu ra khỏi khu vực cơ quan, đơn vị. Về xử lý đốt phải có phương án bảo vệ bằng lực lượng tại chỗ.

- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh cháy.

- Thực hiện công tác tự kiểm tra và chủ động khắc phục các thiếu sót không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm quản lý 1lần/tháng.

- Chủ động quản lý tốt nguồn điện hoạt động của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy PCCC, và đội PCCC và CNCH

- Thành lập Đội PCCC, CNCH và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Đội PCCC, CNCH có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định PCCC của CB, GV, NV và học sinh.

- CB, GV, NV và học sinh thực hiện nghiêm túc Quy định về PCCC, CNCH.

+ CB, GV, NV ở phòng nào phụ trách phòng đó, luôn chủ động kiểm tra nguồn điện khi sử dụng và hết giờ làm việc phải cúp cầu dao điện.

+ Đối với phòng hội đồng, phòng chức năng, yêu cầu nhân viên bảo vệ, giáo viên và học sinh được phân công trực có nhiệm vụ kiểm tra nguồn điện, ngắt điện khi ra khỏi phòng; nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra lại nguồn điện khi hết giờ làm việc, báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên, học sinh trực không chấp hành đúng quy định.

+ Đối với các phòng học giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh ngắt nguồn điện sau khi ra về.

+ Khi phát hiện cháy mọi thành viên của nhà trường phải có trách nhiệm tham chữa cháy.

+ Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ trong đơn vị: Hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

+ Tự kiểm tra các hệ thống Phòng cháy, chữa cháy 1lần/tháng.

2. Công tác báo cáo

- Báo cáo theo quy định cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Báo cáo công tác Phòng cháy và Chữa cháy cho Công an huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo khi tiến hành các cuộc kiểm tra công tác PCCC.

- Báo cáo đột xuất công tác phòng cháy chữa cháy của nhà trường khi có yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, UBND Huyện và Công an huyện (hoặc khi có tình huống cháy nổ xảy ra).

Trên đây là Kế hoạch công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm học 2022-2023, đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức- người lao động và học sinh toàn trường thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên để công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của nhà trường đảm bảo đúng quy định./.

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Văn phòng Sở GD&ĐT;
- Đảng ủy, BGH;
- Các TTCM, Đoàn thể;
- Đội PCCC và CNCH;
- Website Trường;
- Lưu: VT.

4. Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học

Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học 2022

PHÒNG GD&ĐT.........
TRƯỜNG MN .........
Số: ...........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày ....tháng ....năm .....

KẾ HOẠCH
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN AN TOÀN
Năm học ........

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/2/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;

Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của CBCC, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, trường Mầm non ........... xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án phòng chống cháy chữa cháy và bảo vệ nhà trường an toàn năm học ............, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của Lãnh đạo, tổ chức Đảng, Đoàn thể và cá nhân Cán bộ công chức:

1. Lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác phòng cháy, chữa cháy của đơn vị.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo xây dựng phương án, tổ chức tập huấn theo các phương án đề ra, lập dự trù kinh phí, mua sắm trang bị phương tiện báo cháy, chữa cháy, tổ chức đội ứng cứu tại chỗ, quyết định biện pháp chữa cháy, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể cá nhân trong trường.

Tổ trưởng Tổ văn phòng chịu trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), kế hoạch tập huấn, quan hệ với Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra theo định kỳ, phối hợp với lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện nghiêm kế hoạch PCCC báo cáo tình hình với cấp trên theo quy định.

2. Chi bộ dựa vào Nghị quyết của Chi bộ Lãnh đạo các Đảng viên quán triệt tầm quan trọng của công tác PCCC là một trong các tiêu chí quan trọng xét thi đua hàng năm.

3. Ban chấp hành công Đoàn và Công Đoàn tổ chức học tập, giáo dục Công đoàn viên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện Quy chế, nội quy cơ quan, thường xuyên luyện tập và mưu trí, dũng cảm khi tham gia chữa cháy.

4. Cá nhân CB,CC, nhân viên bảo vệ, phục vụ đều phải nêu cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định về PCCC, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Lãnh đạo khi có sự cố xảy ra.

PHẦN 1 : ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PCCC

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG MẦM NON ...........

1. Vị trí của trường Mầm non ...........

Trường mầm non ........... là một đơn vị sự nghiệp có chức năng chăm sóc và giáo dục các cháu trong độ tuổi mầm non trên địa bàn xã ............ Nhà trường hiện có tổng số 53 CB,GV và CNV, đặc biệt việc xử lý các hồ sơ như thiết bị máy móc, hồ sơ học sinh hầu hết là trên giấy tờ và máy vi tính và có lượng lưu trữ, bảo lưu các loại hồ sơ, sổ sách rất lớn và dễ cháy.

2. Giao thông bên trong và bên ngoài:

+ Giao thông bên trong:

Trường mầm non ........... có 2 khu:

Khu Trung Tâm diện tích rộng rãi, giao thông đi lại thuận tiện có thể tiếp cận được nhiều hướng, cổng trường rộng, đường đi lại rộng rãi, có hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế hiện đại, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy.

Khu Quảng Minh diện tích đất chật chội và nằm giữa trung tâm xóm của thôn, đường đi lại chật chội, chỉ có thể tiếp cận được 01 hướng. Cổng trường của khu rất hẹp, vì vậy nếu xảy ra sự cố xe chữa cháy đi vào hoạt động rất khó khăn.

+ Giao thông bên ngoài:

Khu Trung Tâm: Đường giao thông đi lại bên ngoài rộng rãi, thuận tiện.

Khu Quảng Minh: đường giao thông đi lại bên ngoài hẹp, do vậy rất khó khăn trong việc đi lại.

* Nguồn nước:

+ Bên trong khu Trung Tâm có giếng khoan, 01 bể chứa nước khoảng 200 m3, 01 bể chứa nước khoảng 100 m3 . Phía bên ngoài có Trạm bơm nước và sông chứa nước. Khu Quảng Minh có bể chứa nước khoảng 15 m3, cách trường khoảng 30 m có dòng sông nhuệ chạy qua.

II. ĐẶC TÍNH CHẤT CHÁY NỔ:

- Trường Mầm non ........... là cơ quan sự nghiệp giáo dục, có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trong độ tuổi của bậc học mầm non cho con em của nhân dân trên địa bàn xã ............

- Tính chất cháy nổ tương đối an toàn PCCC.

- Khả năng xảy ra sự cố ít.

III. LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN TẠI CHỖ:

1. Lực lượng gồm:

+ Ban chỉ huy.

+ Đội thông tin liên lạc.

+ Bộ phận di chuyển và hướng dẫn người bị nạn.

+ Đội chữa cháy.

+ Bộ phận cứu tài liệu, tài sản cơ quan (đặc biệt chú ý nhất là văn phòng).

2. Phương tiện tại chỗ gồm:

- Bình chữa cháy: Khu Trung Tâm 45 bình, khu Quảng Minh: 03 bình.

- Xô xách nước: Khu Trung Tâm 20 chiếc, khu Quảng Minh 05 chiếc.

- Vòi nước: 4 cái

- Ống dẫn nước: Mỗi khu 100m.

- Thang đứng (bằng kim loại): mỗi khu 1 cái

3. Thông tin liên lạc báo cháy:

Dùng số điện thoại cơ sở để báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp 114, hoặc báo cho đội PCCC gần nhất Phòng CSCC số 15 (Huyện .............).

4. Những nguyên nhân phát sinh cháy nổ:

- Không cúp cầu dao các thiết bị sử dụng điện khi hết giờ làm việc.

- Do chập điện trong hệ thống điện

- Do vi phạm nội quy PCCC trong cơ quan.

- Do bị cháy lan từ bên ngoài vào.

- Do sử dụng ga để nấu ăn cho các cháu.

PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY.

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẠI CHỖ:

1. Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Thường xuyên nhắc nhở CBCC có ý thức tốt trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC.

- Tắt máy, cúp cầu dao khi hết giờ làm việc

- Vệ sinh thiết bị, hệ thống điện.

2. Công tác tổ chức:

Thành lập lực lượng PCCC tại chỗ đầy đủ về số lượng, có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho công tác PCCC.

III. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PCCC TẠI CHỖ:

- Tổ chức cho lực lượng PCCC tại chỗ học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCC chuyên nghiệp.

- Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập (nếu có đủ dụng cụ) PCCC tại đơn vị.

- Kết hợp lực lượng PCCC tại chỗ với cơ quan để diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC.

IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA HƯỚNG DẪN VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN PCCC:

1. Công tác kiểm tra:

Việc kiểm tra công tác PCCC được tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu cao nhất trong việc phòng chống cháy nổ như sau:

- Kiểm tra thường xuyên được tiến hành hàng ngày tại các phòng làm việc, phòng học, nhà bếp, nhà kho…kiểm tra tình hình thực hiện về quy định PCCC.

- Kiểm tra định kỳ: được tiến hành 2 tháng đối với:

+ Hệ thống điện.

+ Bảo trì các trang thiết bị.

+ Kiểm tra đường dây mối nối của hệ thống điện.

+ Kiểm tra trang thiết bị PCCC.

+ Kiểm tra sắp xếp lại trang thiết bị PCCC.

2. Hướng dẫn an toàn và các quy định về PCCC:

- Làm bảng hướng dẫn và nội quy về PCCC tại cơ quan.

- Không hút thuốc, đốt lửa, không sử dụng đun nấu trong khu vực kho, khu vực văn phòng, nhà xe. Không được mang chất dễ cháy, dễ nổ vào cơ quan. Nhắc nhở phụ huynh học sinh đến liên hệ với nhà trường phải tắt thuốc lá trước khi vào phòng làm việc.

- Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu chì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện và máy móc của cơ quan theo tiêu chuẩn an toàn về điện.

- Không tự ý câu móc, lắp đặt thêm thiết bị điện khi chưa tính toán xem hệ số an toàn chịu tại của hệ thống điện; CBCC sử dụng các thiết bị liên quan đến điện phải kiểm tra ổ cắm, đường dây, tránh để hở, chập mạch trước khi mở nguồn cho các thiết bị hoạt động.

- Khi hết giờ làm việc trước khi ra khỏi phòng CB,GV,NV phải kiểm tra, tắt máy, tắt cầu dao điện trong các khu vực.

- Sắp xếp vật tư trong kho lưu trữ, kho chứa đồ như thư viện, thiết bị phải lưu ý đến các loại vật tư dễ gây cháy để theo dõi.

- Hồ sơ, tài liệu, các loại vật liệu dễ cháy phải để cách ổ cắm điện trên 1m, để vào hộp hoặc cột lại để thuận tiện cho việc di chuyển khi cần thiết.

PHẦN 3: TỔ CHỨC CHỮA CHÁY

1. TỔ CHỨC CHỮA CHÁY:

- Tùy theo mức độ cháy và vị trí của nơi phát sinh sự cố có các bước xử lý khác nhau.

- Khi phát hiện cháy, người phát hiện hô to: cháy, cháy. Cúp cầu dao khu vực và khu vực liên hệ.

- Dùng điện thoại báo cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp số 114 hoặc báo cho đội PCCC gần nhất phòng CSPCCC số 15 huyện ..............

- Dùng phương tiện PCCC dập tắt đám cháy.

- Cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.

- Di chuyển tài sản, tài liệu ra khỏi khu vực cháy.

- Tạo khoảng cách ngăn cháy chống lây lan.

2. CHỈ HUY CHỮA CHÁY:

Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng nhà trường làm tổng chỉ huy.

- Phó Hiệu trưởng sẽ tổng chỉ huy khi là người có mặt tại nơi xảy ra sự cố cháy trước khi Hiệu trưởng đến.

V. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY:

1. Việc gây cháy có thể có các nguyên nhân:

- Cháy do chập điện.

- Do sơ xuất bất cẩn.

- Do vi phạm nội quy PCCC.

- Do cháy lây lan từ bên ngoài…

2. Xử lý tình huống khi xảy ra cháy:

Trong giờ làm việc:

- CB,CC,VC phát hiện cháy cần thông báo ngay cho tổ trưởng tổ ứng cứu tại phòng mình, tất cả các CB,CC,VC cần bình tĩnh xác định khả năng lây lan, hỗ trợ dập tắt ngay, kịp thời trấn an học sinh và trật tự sơ tán học sinh theo sự sắp xếp của tổ trưởng khu.

- Khi nhận tin có cháy CB,CC,VC được phân công thực hiện tắt ngay cầu dao điện sử dụng bình chữa cháy dập tắt ngay đám cháy, các đồng chí khác theo phân công sử dụng dây dẫn nước, các phương tiện khác như xô xách nước, bao bố, giẻ có tẩm nước dập tắt đám cháy.

- Tổ trưởng khu ứng cứu báo cáo ngay cho Tổng chỉ huy (Hiệu trưởng) điều động các bộ phận khác hỗ trợ.

- Tổng chỉ huy điều động các Đội hỗ trợ và quyết định các biện pháp nhằm nhanh chóng dập tắt đám cháy, chuyển tài sản, tài liệu hồ sơ khỏi nơi xảy ra cháy.

Ngoài giờ làm việc:

- Người phát hiện cháy phải bằng mọi cách báo ngay cho Tổng chỉ huy và thành viên Ban chỉ huy theo số điện thoại cố định hoặc di động.

- Thông báo ngay cho Bảo vệ và Tổ trưởng khu.

- Sử dụng bình chữa cháy hoặc nước dập tắt đám cháy.

- Người được nhận thông tin phải nhanh chóng có mặt tại cơ quan, điều động CB,CC,VC thuộc tổ ứng cứu đến hỗ trợ dập tắt đám cháy, hoặc thông báo cảnh sát PCCC đưa phương tiện đến dập tắt đám cháy.

- CB,CC,VC khi nhận được điện thoại thông báo phải nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp chữa cháy, cứu tài liệu, tài sản cơ quan.

3. Phân công xử lý tình huống:

- Tùy theo mức độ cháy và vị trí của nơi phát sinh sự cố có các bước xử lý phù hợp, đồng chí tổ trưởng khu và quản trường có trách nhiệm phân công thành viên trong tổ xử lý tình huống.

- Khi có tình huống cháy xảy ra các bộ phận phải có sự phối hợp chặt chẽ để chữa cháy

Sơ đồ vị trí phương tiện chữa cháy:

(Bố trí sơ đồ chung và sơ đồ từng phòng của trườn)

đ. Danh sách Ban chỉ huy và số điện thoại liên lạc:

(Lập danh sách theo Quyết định của Hiệu Trưởng)

Danh sách phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của lực lượng PCCC tại chỗ:

Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn và đặc điểm của từng thành viên, Ban chỉ huy sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thuộc lực lượng PCCC tại chỗ.

IV. KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT:

- Tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và thực hiện nội quy, phòng cháy tốt, đảm bảo an toàn sẽ được cộng thêm điểm thi đua cuối năm và khen thưởng đột xuất khi có thành tích xuất sắc.

- Tập thể, cá nhân không xây dựng phương án PCCC, vi phạm nội quy PCCC sẽ bị trừ điểm thi đua, nếu lỗi vi phạm nặng sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ.

- CB,CC,VC trong khu để xe máy sai vị trí, gây cản trở lối đi trong quá trình chữa cháy sẽ bị trừ điểm thi đua, nếu trường hợp nặng sẽ bị kỷ luật theo quy định.

- CB,CC,VC khi nhận được điện yêu cầu vào để tham gia chữa cháy nhưng không vào mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Những đồng chí có tên trong danh sách tổ ứng cứu ngoài giờ khi nhận được điện báo có cháy nếu ở gần cơ quan thì lập tức có mặt để ứng phó và cùng phối hợp chữa cháy./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT ............. (để b/c);

- Đội PCCC Huyện ............. (để b/c);

- Trường MNMH (để t/h);

- Lưu VP./.

HIỆU TRƯỞNG

...............

5. Mẫu kế hoạch về việc phòng cháy, chữa cháy của Sở giáo dục và Đào tạo

UBND TỈNH ..............

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: ..................../KH-SGDĐT

............., ngày...tháng...năm...

KẾ HOẠCH
Phòng cháy, chữa cháy của Sở Giáo dục và Đào tạo năm … (1)…

Thực hiện ……..….(2)…….……., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch Phòng cháy, chữa cháy của Sở năm… (1)… với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

.............................................(3) .............................................

II. NỘI DUNG

.............................................(4).............................................

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

.............................................(5)............................................../.

Nơi nhận:

- …(6)...;

- Lưu: VT, (7).

GIÁM ĐỐC (8)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Năm ban hành kế hoạch.

(2) Các căn cứ pháp lý để ban hành kế hoạch.

(3) Mục đích, yêu cầu.

(4) Nội dung kế hoạch.

(5) Tổ chức thực hiện.

(6) Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết…

(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)

(8) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.

6. Kế hoạc phòng chống cháy, nổ trong trường THPT năm học 2023 - 2024

SỞ GD-ĐT..............................

TRƯỜNG THPT.....................

CỘNG HÒA XÃ HỘICHỦNGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: .../KH-...

................, ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm học 20...-20...

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ quyết định số .../QĐ-..., ngày ...tháng... năm 20... của Hiệu trưởng trường THPT .................................về việc thành lập Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trường học năm học 20...-20...;

Nhằm chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy, nổ trong nhà trường. Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) nhà trường xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác PCCC và CNCH năm học 20...-20... như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của CB-GVCNV và học sinh đối với công tác PCCC.

2. Yêu cầu:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rộng rãi Luật Phòng cháy và chữa cháy, cảnh báo tình hình cháy nổ để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

- Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

- Bổ sung CSVC, công cụ chữa cháy đi đôi việc nâng cao nghiệp vụ PCCC cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ,sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, chú trọng việc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra phương án chữa cháy và cứu hộ, tổ chức thực tập các tình huống cháy giả định. Đầu tư trang bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy phù hợp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy và chữa cháy, phổ biến các kiến thức phòng cháy chữa cháy. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy của nhà trường.

3. Thường xuyên tự kiểm tra nhà trường theo định kỳ về phòng cháy, chữa cháy; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ của nhà trường. Tổ chức thực tập phương án, chủ động xử lý các tình huống cháy giả định, thực tập phương án cứu hộ cứu nạn.

4. Tiếp tục tự chỉnh đốn công tác phòng cháy chữa cháy ngày càng hiệu quả, thiết thực theo đúng phương châm “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”.

III. HƯỞNG ỨNG NGÀY PCCC (4/10/20...)

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, cần chú ý trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở, trong công tác PCCC; khắc phục những tồn tại, thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC của cơ quan đơn vị trong thời gian qua (nếu có). Đồng thời nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức và học sinh về đảm bảo an toàn PCCC.

2.Thông qua các hình thức giáo dục lồng ghép trong chính khóa và hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh ý thức phòng cháy chữa cháy.

3. Thủ trưởng đơn vị, trường học có trách nhiệm rà soát, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ đủ về cơ số, trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC theo đúng quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch và tự kiểm tra an toàn PCCC tại nơi ở, nơi làm việc của mình; có biện pháp khắc phục những thiếu sót về công tác PCCC nhằm phòng ngừa, không để xẩy ra cháy nổ, chú ý kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chống cháy lan và các điều kiện thoát nạn . . . khi có cháy nổ xảy ra.

4. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm tăng cường công tác PCCC tại đơn vị.

5. Tăng cường kiểm tra, không để học sinh mang các chất có nguy cơ cháy nổ đến trường, không đốt pháo nổ và các trò chơi tiềm ẩn cháy nổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm .

IV. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền vận động

- Tuyên truyền sâu rộng về Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi, bổ sung như Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ, Thông tư số: 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy;

- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về PCCC và CNCH bằng khẩu hiệu, panô, áp phích trong sân trường và tại các dãy phòng học.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về PCCC và CNCH, các kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức- người lao động và học sinh. Tổ chức thi đua bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tại cơ quan.

2. Xây dựng và củng cố lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ

- Rà soát và kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy đã được duyệt tại đơn vị.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy tại nhà trường (diễn tập tình huống bất ngờ).

- Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ xảy ra; kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản tại đơn vị.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót về Phòng cháy Chữa cháy.

- Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất.

- Xây dựng lực lượng Phòng cháy Chữa cháy tại nhà trường. Triển khai nghiệp vụ Phòng cháy Chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Xây dựng phương án Phòng cháy Chữa cháy tại chỗ. Triển khai Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị.

3. Công tác kiểm tra PCCC và CNCH

- Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, tiến hành kiểm tra hệ thống điện trong phòng làm việc, các phòng chức năng, Thư viện, phòng thiết bị thí nghiệm, các phòng học…

- Kiểm tra vệ sinh khuôn viên nhà trường, kiểm tra việc xử lý rác sau giờ làm việc.

- Phát hoang, thu dọn và di dời cỏ, rác, giấy vụn, phế liệu ra khỏi khu vực cơ quan, đơn vị. Về xử lý đốt phải có phương án bảo vệ bằng lực lượng tại chỗ.

- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh cháy.

- Thực hiện công tác tự kiểm tra và chủ động khắc phục các thiếu sót không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm quản lý 1lần/tháng.

- Chủ động quản lý tốt nguồn điện hoạt động của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy PCCC, và đội PCCC và CNCH

- Thành lập Đội PCCC, CNCH và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Đội PCCC, CNCH có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định PCCC của CB, GV, NV và học sinh.

- CB, GV, NV và học sinh thực hiện nghiêm túc Quy định vềPCCC, CNCH.

+ CB, GV, NV ở phòng nào phụ trách phòng đó, luôn chủ động kiểm tra nguồn điện khi sử dụng và hết giờ làm việc phải cúp cầu dao điện.

+ Đối với phòng hội đồng, phòng chức năng, yêu cầu nhân viên bảo vệ, giáo viên và học sinh được phân công trực có nhiệm vụ kiểm tra nguồn điện, ngắt điện khi ra khỏi phòng; nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra lại nguồn điện khi hết giờ làm việc, báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên, học sinh trực không chấp hành đúng quy định.

+ Đối với các phòng học giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh ngắt nguồn điện sau khi ra về.

+ Khi phát hiện cháy mọi thành viên của nhà trường phải có trách nhiệm tham chữa cháy.

+ Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ trong đơn vị: Hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

+ Tự kiểm tra các hệ thống Phòng cháy, chữa cháy 1lần/tháng.

2. Công tác báo cáo

- Báo cáo theo quy định cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Báo cáo công tác Phòng cháy và Chữa cháy cho Công an huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo khi tiến hành các cuộc kiểm tra công tác PCCC.

- Báo cáo đột xuất công tác phòng cháy chữa cháy của nhà trường khi có yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, UBND Huyện và Công an huyện (hoặc khi có tình huống cháy nổ xảy ra).

Trên đây là Kế hoạch công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm học 20...-20..., đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức- người lao động và học sinh toàn trường thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên để công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của nhà trường đảm bảo đúng quy định./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Sở GD&ĐT;
- Đảng ủy, BGH;
- Các TTCM, Đoàn thể;
- Đội PCCC và CNCH;
- Website Trường;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

7. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trong trường mầm non 2024

PHÒNG GD&ĐT...................

TRƯỜNG MẦM NON .....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: .../KH-MN...

................, ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy năm học 20... - 20...

Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020;

Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của CBCC, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, Trường Mầm non.............. xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án phòng chống cháy chữa cháy và bảo vệ nhà trường an toàn năm học 20...- 20..., cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Nhà trường có tổng số 30 CB,GV,NV đặc biệt việc xử lý các hồ sơ như thiết bị máy móc, hồ sơ học sinh hầu hết là trên giấy tờ và máy vi tính và có lượng lưu trữ, bảo lưu các loại hồ sơ, sổ sách rất lớn và dễ cháy.

Trường mầm non.................... là một đơn vị sự nghiệp có chức năng chăm sóc và giáo dục các cháu trong độ tuổi mầm non trên địa bàn phường....................

II. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

- Tuyên truyền sâu rộng về Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020; Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình và xã hội nhận thức đúng đắn về nguy cơ cháy nổ trong trường học đối với công tác PCCC.

- Chủ động phòng ngừa, hạn chế không để xảy ra tình trạng thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong nhà trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

- Nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ ở mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống, biết cách sơ tán trẻ khi có hỏa hoạn, thiên tai xảy ra.

- Nâng cao nghiệp vụ PCCC cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

III.NỘI DUNG TRỌNG TÂM:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy bằng khẩu hiệu, tranh ảnh phản ánh các hoạt động về công tác PCCC và lồng ghép vào các nội dung về PCCC trong mọi hoạt động của trẻ.

- Hướng dẫn các kiến thức cơ bản về PCCC cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh; chủ động xử lý các tình huống cháy nổ, diễn tập các phương án cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra cháy tại đơn vị.

- Tuyên truyền sâu rộng về Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020; Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình và xã hội nhận thức đúng đắn về nguy cơ cháy nổ trong trường học đối với công tác PCCC.

2. Công tác kiểm tra việc phòng cháy, chữa cháy

- Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất đối với công tác phòng chống chữa cháy trong nhà trường.

- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ về:

+ Đường dây điện, hệ thống quạt, đèn đúng theo yêu cầu.

+ Ổ cắm điện phải để ở nơi cao ngoài tầm với của trẻ.

+ Bố trí thêm các cầu dao ngắt điện cho từng lớp.

+ Kiểm tra các bình chữa cháy và bố trí các bình chữa cháy nơi dễ thấy, dể lấy, phòng ngừa có sự cố xảy ra để được dập tắt kịp thời.

- Phòng, lớp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; phải được quét dọn vệ sinh hàng ngày, xử lý rác thải đúng nơi qui định.

- Bố trí nơi xử lí rác thải phù hợp, đố rác thải xa khu vực lớp học.

- Bố trí các đường ống dẫn nước tiện sử dụng.

- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để bảo vệ, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát sinh sự cố cháy nổ.

3. Xây dựng lực lượng, đầu tư trang thiết bị thực hiện công tác PCCC

- Thành lập Ban chỉ đạo PCCC trong nhà trường; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp PCCC; xây dựng và rà soát kiểm tra việc thực hiện các phương án PCCC.

- Chuẩn bị lực lượng và trang bị đầy đủ các phương tiện tại chỗ để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ; không để xảy ra tình trạng cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

- Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả PCCC cao nhất.

- Cử cán bộ đã tham gia tập huấn công tác PCCC để hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về PCCC cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. CBQL nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác phòng cháy, chữa cháy của đơn vị. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo xây dựng phương án, tổ chức tập huấn theo các phương án đề ra, lập dự trù kinh phí, mua sắm trang bị phương tiện báo cháy, chữa cháy, tổ chức đội ứng cứu tại chỗ, quyết định biện pháp chữa cháy, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể cá nhân trong nhà trường.

2. Chi bộ dựa vào Nghị quyết của Chi bộ Lãnh đạo các đảng viên quán triệt tầm quan trọng của công tác PCCC là một trong các tiêu chí quan trọng xét thi đua hàng năm.

3. Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng chịu trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), kế hoạch tập huấn, quan hệ với Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra theo định kỳ, phối hợp với lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện nghiêm kế hoạch PCCC báo cáo tình hình với cấp trên theo quy định.

4. Ban Chấp hành công Đoàn và Chi Đoàn tổ chức học tập, giáo dục đoàn viên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện quy chế, nội quy cơ quan, thường xuyên luyện tập và mưu trí, dũng cảm khi tham gia chữa cháy.

5. Cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải nêu cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định về PCCC, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Lãnh đạo khi có sự cố xảy ra.

* Đối với bảo vệ:

- Phải thực hiện trực đêm tại trường.

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trong công tác phòng cháy chữa cháy trong trường học.

- Vệ sinh xử lý rác thải hàng ngày.

* Đối với giáo viên, nhân viên:

- Luôn giáo dục trẻ phòng chống cháy nổ,biết cách sơ tán khi hỏa hoạn xảy ra.

- Biết cách sắp xếp phòng lớp gọn gàng khoa học.

- Không để dây dẩn điện, ổ cắm điện ở gần trẻ.

- Được trang bị kiến thức phòng chống cháy nổ tại trường.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc phòng ngừa cháy nổ.

- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tham gia phòng chống cháy nổ ở trường và ở cộng đồng.

- Không nấu nướng trong phòng của trẻ.

- Mỗi giáo viên phải thật sự gương mẫu trong việc phòng cháy chữa cháy.

* Đối với phụ huynh:

- Cần phối hợp với giáo viên giáo dục trẻ trong việc phòng chống cháy nổ ở trường.

- Có ý thức phòng ngừa cháy nổ tại trường và gia đình mình.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của trường Mầm non........................ năm học 20...-20.... Đề nghị các đồng chí CBGV, NV nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Ban Chỉ đạo PCCC( để t/h)

- Tổ trưởng CM (để t/h);

- Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

8. Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại trường tiểu học (2 mẫu)

Mẫu 1:

PHÒNG GD-ĐT........................

TRƯỜNG TIỂU HỌC.......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:...................., ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Phòng, chống cháy, nổ năm học 20...-20...

Để bảo vệ tài sản cơ quan an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của cán bộ công chức, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và đơn vị, Trường Tiểu học........................... đề ra kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm học 20...-20... như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, viên chức, học sinh tác hại và sự nguy hiểm của hiểm họa cháy nổ, nâng cao nhận thức và một số kỹ năng trong công tác phòng, chống cháy nổ, qua đó bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan đơn vị, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;

Chủ động phòng ngừa, phát hiện những thiếu xót, ngăn chặn có hiệu quả cháy nổ xảy ra trong đơn vị và trên địa bàn, làm hạn chế mức thấp nhất nguyên nhân gây ra cháy, nổ nhằm tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong cơ quan đơn vị.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức:

- Đối với cán bộ, viên chức:

+ Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy của các cấp đến toàn bộ đội ngũ. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy, nổ.

+ Tổ chức tuyên truyền Luật số: 27/2001/QH10 của Quốc Hội khóa X ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định về phòng cháy và chữa cháy.

+ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;

+ Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

+ Ý thức trong việc phòng, chống cháy nổ.

- Đối với học sinh:

Giáo viên cần chọn những nội dung phù hợp với đối tượng học sinh của khối lớp để tuyên truyền giáo dục tích hợp với học sinh như: tác hại của hiểm họa cháy, nổ, các kỹ năng phòng, chống cháy, nổ và kỹ năng báo cháy, thoát hiểm khi có sự cố xảy ra, biết giữ gìn vệ sinh trường và lớp học, biết bỏ rác đúng nơi quy định… Thực hiện ký cam kết không sử dụng chất gây cháy nổ nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cháy nổ:

Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có như bình chữa cháy, hệ thống nước được trang bị. Tăng cường trang bị thêm thang, xẻng xúc cát, sửa chữa kịp thời hệ thống điện có nguy cơ cháy nổ.

3. Tổ chức rèn luyện kỹ năng phòng, chống cháy nổ:

Tăng cường công tác giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp đặc biệt là việc vứt rác đúng nơi quy định của học sinh, thường xuyên dọn cỏ, rác mùa khô không để xảy ra hỏa hoạn.

4. Tăng cường công tác kiểm tra:

Định kỳ và đột xuất, Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra vệ sinh trường và lớp học, việc soạn giảng và giáo dục của giáo viên đối với học sinh và nhận thức của học sinh trong nhà trường.

Sau cuối mỗi buổi sáng, chiều bảo vệ kiểm tra hệ thống đèn, quạt các thiết bị điện…ghi chép cụ thể trong sổ trực để đánh giá thi đua cuối mỗi tháng.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường.

2. Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo:

- Bà..........................– Hiệu trưởng – Trưởng ban chỉ đạo; tổ chức xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng chống cháy nổ, theo dõi thi đua, tổ chức đánh giá các cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm chung.

- Bà ............................– Phó Hiệu trưởng – Phó ban: chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (hệ thống lưới điện, bình chữa cháy, máy bơm, bể chứa nước, tiêu lệnh phòng, chống cháy nổ, điều kiện vệ sinh trường khuôn viên lớp học…, đề xuất kiến nghị với hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường

- Có trách nhiệm chỉ đạo cho các tổ khối chuyên môn, kết hợp với Tổng phụ trách đội xây dựng đề cương tuyên truyền phòng chống cháy nổ thực hiện giáo dục tích hợp trong chương trình chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ trong học sinh, theo dõi thi đua trong các lớp.

- Ông ........................ – CT.CĐCS – Thành viên Ban chỉ đạo: Kết hợp với chính quyền nhà trường tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, theo dõi thi đua phong trào.

- Ông ...........................– Giáo viên TPTĐ - Thành viên Ban chỉ đạo:

Có trách nhiệm xây dựng đề cương tuyên truyền phòng chống cháy nổ thực hiện giáo dục tích hợp trong chương trình chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ trong học sinh.

- Ông ........................... – Nhân viên Bảo vệ - Thành viên ban chỉ đạo: có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra độ an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, duy trì chế độ trực nghiêm túc, báo cáo kịp thời khi có sự cố, kiến nghị với hiệu trưởng những trường hợp không an toàn của cơ sở vật chất có nguy cơ cháy nổ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Báo cáo khẩn cấp cho thủ trưởng đơn vị và cơ quan chức năng khi có hiện tượng cháy nổ trong đơn vị.

- Các Ông (bà) khối trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục nhận thức, kỹ năng phòng, chống cháy nổ đối với giáo viên và học sinh trong khối, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tích hợp về công tác phòng cháy, chữa cháy trong các môn học, theo dõi thi đua của các lớp trong khối mình phụ trách.

- Đối với nhân viên văn phòng: Thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ như việc sử dụng tiết kiệm điện, khi có hiện tượng chập điện… báo ngay cho người trực lãnh đạo và cơ quan chức năng xử lý kịp thời…

- Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và kết hợp với Tổng phụ trách đội về công tác giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ trong nhà trường, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt chế độ trực nhật vệ sinh phòng học, cách sử dụng điện an toàn, thực hiện tốt việc giáo dục tích hợp phòng cháy, chữa cháy đối với học sinh.

3. Một số giải pháp cụ thể khi có sự cố xảy ra:

- Đ/c Hiệu Trưởng; Trưởng ban Điều động chỉ đạo ứng cứu, xử lý các yêu cầu phát sinh, quyết định biện pháp chữa cháy hoặc xử lý sự cố khác.

- Đ/c Phó ban chỉ đạo sẽ là người tạm chỉ huy khi là người có mặt tại chỗ sớm nhất, sau đó báo cáo giao lại đồng chí hiệu trưởng khi đồng chí hiệu trưởng đến hiện trường chỉ đạo các tổ, khối và CB-CC thực hiện chữa cháy và cứu tài liệu, tài sản cơ quan.

- Trưởng đòan thể, giaùo vieân ứng cứu khi đến hiện trường, theo phân công của trưởng ban tham gia ứng cứu và gọi điện thông báo cho động nghiệp.

Sử dụng lực lượng tại chỗ:

*Nhiệm vụ của lực lượng PCCC tại chỗ:

- Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy.

- Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.

- Di chuyển tài liệu, tài sản ra khỏi khu vực cháy.

- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114.

- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.

- Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ tài sản, trật tự an ninh trong khu vực cơ quan.

- Khi đám cháy được dập tắt, trưởng ban chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.

4) Các đơn vị phối hợp:

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm liên hệ đề nghị Phòng Cảnh sát PCCC kịp thời huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ tham gia chữa cháy.

- Liên hệ với Phòng khám khu vực xã Vĩnh Thắng ,Trung tâm y tế dự Phòng Huyện Gò Quao: Cấp cứu và chuyển thương.

Đây là một công việc hết sức quan trọng cấp bách, do vậy phải triển khai đồng bộ công tác cứu hộ với công tác chữa cháy.

- Liên hệ với Công an xã..........................: Triển khai công tác bảo vệ, đồng thời phối hợp với các lực lượng công an, xã đội tại các điểm xung quanh khu vực cháy đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động thuận tiện và thực hiện các nhiệm vụ như : Giải tỏa đám đông, bảo vệ hiện trường cháy và tài tiệu, tài sản cứu được, ổn định trật tự an ninh tại khu vực trong suốt quá trình chữa cháy.

Trên đây là kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm học 20...-20..., đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có những khó khăn vướng mắc cần trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng để được giải quyết.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT (B/cáo )

- UBND xã (B/cáo )

- Các thành viên BCĐ (T/hiện)

- HĐSP (T/hiện )

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Mẫu 2:

UBND THỊ XÃ...........

TRƯỜNG TH......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Số: .../KH-TH...

................, ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy năm 2023

Căn cứ Chỉ thị 47/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 2016 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy”;

Thực hiện Kế hoạch .../UBND ngày .../.../... của Ủy ban Nhân dân thị xã.................. về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thị xã;

Thực hiện Nghị quyết số .../NQ-CB ngày ........................ về việc xây dựng trường học điển hình tiên tiến của Trường TH......................... về phòng cháy chữa cháy năm 2023;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Trường TH Bình Xuân 1 xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy năm 2023 như sau.

I. Mục đích

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong việc thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy chữa cháy.

- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, viên chức, học sinh tác hại và sự nguy hiểm của hiểm họa cháy nổ, nâng cao nhận thức và một số kỹ năng trong công tác phòng, chống cháy nổ, qua đó bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan đơn vị, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện những thiếu xót, ngăn chặn có hiệu quả cháy nổ xảy ra trong nhà trường và trên địa bàn, làm hạn chế mức thấp nhất nguyên nhân gây ra cháy, nổ nhằm tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà trường.

II. Nôi dung thực hiện

1. Công tác tuyên truyền giáo dục

- Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy của các cấp đến toàn bộ đội ngũ giáo viên và công nhân viên học sinh trong nhà trường.Qua đó nhằm nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy, nổ.

+ Tổ chức tuyên truyền Luật số: 27/2001/QH10 của Quốc Hội khóa X ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định về phòng cháy và chữa cháy.

+ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;

+ Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

+ Ý thức trong việc phòng, chống cháy nổ.

- Lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp thiết thực như: Thực hiện ký cam kết không sử dụng chất gây cháy nổ nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán. Phát Tờ rơi khuyến cáo an toàn về PCCC, tổ chức phát thanh hướng dẫn khuyến cáo về an toàn PCCC trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu hiệu, thi tìm hiểu luật PCCC…
- Tăng cường công tác tuyên truyền PCCC trong tháng 3 nhân dịp “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ” vào tháng 10 nhân dịp “tháng an toàn PCCC, ngày toàn dân PCCC 4/10” như treo băng rôn, khẩu hiệu….

- Xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức thực tập theo phương án đã phê duyệt.

2. Tăng cường công tác kiểm tra

- Định kỳ và đột xuất, Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra vệ sinh trường và lớp học, việc giảng dạy và giáo dục của giáo viên đối với học sinh và nhận thức của học sinh trong nhà trường.

- Sau cuối mỗi buổi sáng, chiều bảo vệ kiểm tra hệ thống đèn, quạt các thiết bị điện…ghi chép cụ thể trong sổ trực để đánh giá thi đua cuối mỗi tháng.

3. Công tác huấn luyện PCCC

- Lập danh sách giáo viên tham dự lớp tập huấn PCCC của cơ quan PCCC thị xã ................................ hàng năm.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền và lớp tập huấn kỹ năng phòng, chống cháy nổ cho cán bộ, viên chức toàn trường về sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có như bình chữa cháy, hệ thống cứu hỏa đã được trang bị. Tăng cường trang bị thêm thang, xẻng xúc cát, sửa chữa kịp thời hệ thống điện có nguy cơ cháy nổ. Xử lý kịp thời và có hiệu quả các sự cố ngay từ ban đầu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.

- Tăng cường công tác giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp đặc biệt là việc xả rác đúng nơi quy định của học sinh, thường xuyên dọn cỏ, rác mùa khô không để xảy ra hỏa hoạn.

III. Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo

- Ông ..................................... - Hiệu trưởng-Trưởng Ban Chỉ đạo; Tổ chức xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng chống cháy nổ, theo dõi thi đua, tổ chức đánh giá các cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm chung.

- Ông Đ.....................................-P.Hiệu trưởng và ông Võ Văn Nhanh -CSVC-Uỷ viên: Chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (hệ thống lưới điện, bình chữa cháy, máy bơm, bể chứa nước, tiêu lệnh phòng, chống cháy nổ, điều kiện vệ sinh trường khuôn viên lớp học…, đề xuất kiến nghị với hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường, liên hệ với cơ quan chuyên môn, tổ chức tập huấn cho toàn bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường vào thời điểm thích hợp.

- Ông .....................................-Giáo viên-Đội trưởng: Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ trách CSVC kiểm tra an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy để cùng đề xuất với hiệu trưởng trong việc xây dựng các biện pháp và đầu tư CSVC và các trang thiết bị phòng chống cháy nổ. Cùng với chuyên môn nhà trường, tổ chức biên soạn đề cương, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, theo dõi thi đua trong các lớp.

- Ông .....................................-Nhân viên bảo vệ-Thành viên: Có trách nhiệmthường xuyên kiểm tra độ an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, duy trì chế độ trực nghiêm túc, báo cáo kịp thời khi có sự cố, kiến nghị với hiệu trưởng những trường hợp không an toàn của cơ sở vật chất có nguy cơ cháy nổ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Báo cáo khẩn cấp cho thủ trưởng đơn vị và cơ quan chức năng khi có hiện tượng cháy nổ trong đơn vị.

- Các Đ/c khối trưởng chuyên môn: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục nhận thức, kỹ năng phòng, chống cháy nổ đối với giáo viên và học sinh trong khối, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tích hợp về công tác phòng cháy, chữa cháy trong các môn học, theo dõi thi đua của các lớp trong khối mình phụ trách.

- Đối với nhân viên văn phòng: Thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ như việc sử dụng tiết kiệm điện, khi có hiện tượng chập điện… báo ngay cho người trực lãnh đạo và cơ quan chức năng xử lý kịp thời…

- Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và Tổng phụ trách đội về công tác giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ trong nhà trường, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt chế độ trực nhật vệ sinh phòng học, cách sử dụng điện an toàn, thực hiện tốt việc giáo dục tích hợp phòng cháy, chữa cháy đối với học sinh.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023 của Trường TH ................./.

Nơi nhận:
- CA TXGC;
- BCĐ;
- GVCN;
- Lưu: VT

TM.BAN CHỈ ĐẠO

TRƯỞNG BAN - HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên)

9. Biện pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học

Hiện nay, công tác phòng cháy, chữa cháy đã được toàn ngành giáo dục nói chung và các trường học nói riêng đặc biệt quan tâm. Về đặc điểm, trường học là nơi tập trung đông người, phần đông là thanh thiếu nhi, trẻ nhỏ, rất dễ hoảng loạn tâm lý nếu thật sự xảy ra cháy. Do đó, tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, đồng thời tuyên tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.

Phòng còn hơn chống, các nhà trường cần có sự chuẩn bị tốt nhất để phòng, chống cháy nổ, giúp học sinh có những kỹ năng thoát hiểm cơ bản, công tác phong cháy chữa cháy phải luôn được coi trọng. Cụ thể như:

- Lên kế hoạch hằng năm để thực hiện nhiệm vụ phòng chống cháy nổ trong trường học. Kế hoạch đề ra chi tiết, cụ thể, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng bộ phận, đối tượng, đảm bảo từ giáo viên, nhân viên nhà trường đến học sinh phải luôn sẵn sàng ứng phó với các trường hợp bất ngờ xảy ra.

- Trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiểm tra nghiêm ngặt quá trình xây dựng, mua bán cơ sở vật chất, các hạng mục phòng cháy chữa cháy, như: bồn chứa nước phục vụ chữa cháy, còi báo động (còi báo cháy tự động), bình chữa cháy,... Tại mỗi lớp học, phòng học bộ môn nên gắn nội quy quy định phòng cháy chữa cháy.

- Khi lắp đặt các thiết bị điện công suất lớn như tủ lạnh, điều hòa, máy tính,... phải tính toán đến khả năng chịu tải của dây dẫn điện. Thường xuyên kiểm tra đường dây điện của nhà trường và trong các phòng học, đặc biệt là các phòng học thí nghiệm (do có nhiều hóa chất dễ cháy nổ), phòng máy tính, thư viện (nhiều sách báo dễ cháy), khu để xe.

- Các nhà trường nên có phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ, thường xuyên phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tổ chức diễn tập các tình huống khi có cháy nổ xảy ra, nhằm trang bị cho cả giáo viên và học sinh các kỹ năng thoát hiểm cơ bản, kỹ năng dập lửa khi phát hiện có đám cháy nhỏ. Chủ động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chủ động khống chế đám cháy.

- Trong nhà trường có khu bếp ăn bán trú hoặc nội trú, người làm bếp phải thưc hiện ccs nguyên tắc phòng chống cháy nổ, cụ thể:

+ Không đốt cháy, để vật liệu dễ cháy gàn bếp ga, bình ga.

+ Hệ thống điện chiếu sáng, ổ điện, bảng điện phải được tính toán giữ khoảng các an toàn.

+ Trang bị bình cứu hỏa đặt ở nơi phù hợp trong khu bếp, canteen.

+ Khóa van bình ga khi không sử dụng.

- Tuyệt đối cấm học sinh không được mang các vật dụng tạo lửa đến trường như diêm, bật lửa, các thiết bị sinh nhiệt.

- Thường xuyên tuyên truyền kỹ năng phòng cháy chữa cháy đến học sinh, xây dựng trong mỗi học sinh ý thức về sự nguy hiểm của cháy nổ, hậu quả khi có cháy xảy ra, giúp học sinh có trách nhiệm hơn với công tác phòng cháy, chữa cháy, từ việc làm nhỏ nhất như tắt điện, ngắt nguồn điện khi hết giờ học.

Đây chỉ là một trong những việc cần làm ngay để phòng chống cháy, nổ trong trường học. Để công tác phòng cháy chữa cháy trở thành thói quen hằng ngày, mỗi một cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ cơ sở vật chất của nhà trường, tự trau dồi thêm kiến thức về phòng cháy chữa cháy, để không chỉ biết cách thoát hiểm ở trường, mà còn ở những nơi khác nếu có đám cháy xảy ra.

Trên đây là các Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 19.313
0 Bình luận
Sắp xếp theo