Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh năm học 2022-2023

Tải về

Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh năm học 2022-2023 là mẫu bản sơ yếu được lập ra để khai báo về thông tin của học sinh. Mẫu hồ sơ học sinh nêu rõ nội dung thông tin cá nhân của học sinh... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh là gì?

Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh là mẫu được lập ra để ghi chép về thông tin cá nhân của học sinh. Mẫu nêu ra các thông tin cơ bản như: Suy nghĩ/ cảm xúc/ hành vi; học tập; sức khỏe thể chất; đặc điểm tính cách, sở thích.... của học sinh

2. Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh

1. Thông tin cơ bản về học sinh

Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị A

Lớp: 4A

Một số thông tin cơ bản:

Thông tin

Biểu hiện

Suy nghĩ/ cảm xúc/ hành vi

Ít/ngại thể hiện cảm xúc, thái độ trước các vấn đề/tình huống diễn ra trong lớp; không tích cực tham gia các hoạt động chung; không thích giao tiếp với mọi người.

Học tập

Từ đầu năm học lớp 4, em học chậm môn Tiếng Việt, đọc rất kém. Chữ viết chưa đúng mẫu, viết chậm; tính toán hay sai, nhất là toán có lời văn.

Sức khỏe thể chất

Phát triển bình thường.

Sở thích

Khâu, thêu.

Đặc điểm tính cách

Hướng nội, ít giao tiếp và thể hiện tính cách bản thân.

Mong đợi/ Mơ ước

Được làm cô giáo.

Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô)

Thiếu cởi mở trong giao tiếp, không chủ động hỏi/trao đổi trong học tập và tham gia các hoạt động giáo dục; đôi khi lơ đễnh không tập trung khi giáo viên hỏi, ngại ngùng không dám mở lời.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Mẹ em bỏ nhà đi, em ở với và anh trai, bố nhận thức chậm, nói năng không thành lời.

Điểm mạnh

Ngoan, nghe lời bố , kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

Hạn chế

Rụt rè, hạn chế trong giao tiếp với mọi người; dễ xúc động, hay khóc, kết quả học Toán và Tiếng Việt giảm sút.

2. Xác định vấn đề của học sinh

Chịu áp lực về tâm lý, ngại giao tiếp (xa cách, không hòa đồng với mọi người, thu mình, che giấu cảm xúc)

3. Xây dựng kế hoạch định hướng giải quyết vấn đề

Mục tiêu

Giáo viên

Học sinh

Thiết lập mối quan hệ

Mở lời, thiết lập mối quan hệ với học sinh ( GV chủ động đến gần và trò chuyện với HS)

HS có thể im lặng chưa mở lời.

Tạo không khí gần gũi, khơi gợi tình cảm

Đưa ra một số câu hỏi để rút ngắn khoảng cách GV-HS ( Ví dụ: Hôm nay em mặc một chiếc áo rất đẹp, ai mua cho em vậy?,...)

Trả lời

Quan sát, thăm dò

Hỏi thăm những khó khăn của HS (Ví dụ: Hôm nay cô thấy em có vẻ không được vui ? Cô có thể giúp gì được em không? Cô thấy em dạo này không hào hứng khi tham gia các hoạt động tập thể. Điều gì khiến em không thích tham gia?)

Trả lời (xác nhận tình trạng bản thân)

Đặt câu hỏi, lắng nghe

Khơi gợi để tìm hiểu nguyên nhân. (Ví dụ: Em buồn vì điều gì vậy? Có thể chia sẻ với cô được không?,...)

Trả lời (chia sẻ về lí do)

Đồng cảm, chia sẻ

Phân tích cho học sinh có nhận thức thấu đáo về vấn đề.

Ví dụ:

- Nếu cô ở hoàn cảnh như em, cô cũng rất buồn.

- Cô biết có bạn học sinh lớp trước cô dạy cũng có hoàn cảnh như em nhưng bạn ấy đã cố gắng vượt qua. Em có muốn biết bạn ấy đã làm thế nào không?

- .....

Lắng nghe, phản hồi

Định hướng nhận thức và hành động

Tư vấn học sinh về hướng khắc phục. (Ví dụ: Theo cô, em vui vẻ lên và tích cực chơi cùng các bạn. Về nhà em cũng nên chủ động làm một vài việc nhà để giúp bố. Có khó khăn gì em cứ nói cho thầy/cô biết. Thầy/Cô luôn bên cạnh em, chưa kể còn gia đình, bạn bè em nữa. Rất nhiều bạn hỏi thầy/cô tại sao em nhiều lúc cứ im lặng, không nói vậy? Như vậy là các bạn quan tâm đến em nhưng vì em không chia sẻ nên các bạn cũng không có cơ hội để đáp lại.)

Lắng nghe, chia sẻ khó khăn (nếu có)

Định hướng đường đời

Dựa vào năng lực của học sinh GV sẽ đưa ra định hướng để học sinh phát triển. Ví dụ: Bạn A có ước mơ làm giáo viên thì GV cần trò chuyện và tác động cho HS thấy rằng muốn đạt được ước mơ thì em cần làm gì.

(Cô thấy em có ước mơ là trở thành cô giáo đúng không nhỉ? Vậy thì ngay từ bây giờ em phải chăm chỉ học tập. Môn Toán và môn Tiếng Việt là hai môn học rất quan trọng giúp em thực hiện được được ước mơ của mình, em hãy tập trung hơn nữa vào hai môn học này nhé).

Lắng nghe, tiếp thu và thực hiện

Động viên, khích lệ học sinh

Chia sẻ và đặt niềm tin vào học sinh (khơi gợi để học sinh có lời hứa với giáo viên). Ví dụ: Hãy cố gắng vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh. Thầy/Cô tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. Em có thể hứa với thầy/cô sẽ dần thay đổi bản thân không?

Chia sẻ suy nghĩ, hứa hẹn

Phản hồi

Giáo viên đáp lại, dặn dò học sinh. Ví dụ: Được rồi, nghe em hứa như vậy thầy/cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé!

Chào đáp

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 1.753
Mẫu hồ sơ cá nhân học sinh năm học 2022-2023
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm