Mẫu C70b-HD: Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Mẫu C70b-HD: Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Mẫu C70b-HD cùng với mẫu C70a-HD đưa ra danh sách tên nhân viên cần được giải quyết về chế độ hưởng khi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe... Biểu mẫu c70b-HD thống kê các danh sách: danh sách được duyệt, danh sách chưa được duyệt, danh sách điều chỉnh theo đề nghị của đơn vị, danh sách do cơ quan BHXH điều chỉnh, danh sách chưa điều chỉnh. Mời các bạn tham khảo.
Đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2016
Chế độ thai sản mới nhất năm 2016
Cách tính bảo hiểm xã hội thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội
Mời các bạn tham khảo 1 phần bản text của Mẫu C70b-HD
Đơn vị: ...................
Bộ phận ..................
DANH SÁCH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN, DƯỠNG SỨC PHỤC HỒI SỨC KHỎE
Đợt ..... tháng ..... năm .........
Tên cơ quan đơn vị: ............................................................. Mã đơn vị: ..................
Số hiệu tài khoản: ................................................ mở tại: ................................... Chi nhánh: ........................................................
PHẦN A: SỐ GIẢI QUYẾT MỚI
Mục 1: DANH SÁCH ĐƯỢC DUYỆT
STT | Họ và tên | Số sổ BHXH/Số định danh | Thời gian đóng BHXH | Tiền lương tính hưởng BHXH | Điều kiện hưởng | Số ngày nghỉ được tính hưởng trợ cấp | Mức trợ cấp được tính hưởng (đồng) | Hình thức nhận trợ cấp | Ghi chú | ||||
Tình trạng | Thời điểm | Từ ngày | Đến ngày | Tổng số | Lũy kế từ đầu năm | ||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | C | D |
A | CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU | ||||||||||||
I | Bản thân ốm thường | ||||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
II | Bản thân ốm dài ngày | ||||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
III | Con ốm | ||||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
Cộng | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | |||
B | CHẾ ĐỘ THAI SẢN | ||||||||||||
I | Khám thai | ||||||||||||
1 | |||||||||||||
... | |||||||||||||
Cộng |
HƯỚNG DẪN LẬP, TRÁCH NHIỆM GHI DANH SÁCH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN, DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE
(Mẫu số: C70b-HD)
1. Mục đích: Là danh sách người lao động được cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe làm căn cứ chi trả, thu hồi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động.
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Danh sách này do cơ quan BHXH lập trên cơ sở và theo trình tự của Danh sách đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (mẫu số C70a-HD) do người sử dụng lao động chuyển đến, kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ. Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ, cơ sở dữ liệu về quản lý thu BHXH đối với người lao động và quy định của chính sách, xác định thời gian, mức hưởng trợ cấp của người lao động. Trường hợp danh sách có nhiều tờ thì giữa các tờ phải có dấu giáp lai.
Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên cơ quan quản lý cấp trên, tên cơ quan BHXH giải quyết.
Phần đầu: Ghi rõ đợt, tháng, năm xét duyệt; tên cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; mã số đơn vị; số hiệu tài khoản; nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền.
Phần A: SỐ GIẢI QUYẾT MỚI
Mục 1: Danh sách được giải quyết
Các cột A, B, 1: Ghi tương tự như nội dung hướng dẫn tại các cột A, B, 1 của Phần 1 tại mẫu số C70a-HD.
Cột 2: Thời gian đóng BHXH
- Đối với người hưởng chế độ ốm đau: Nếu thời gian đóng BHXH được tính hưởng chế độ ốm đau đến tháng liền kề trước tháng người lao động nghỉ ốm dưới 15 năm thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là thời gian dưới 15 năm; nếu đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì ghi: 15; nếu đủ 30 năm trở lên thì ghi: 30; nếu bị ốm ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản mà thời gian nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì ghi: 0. Không phải ghi trong trường hợp người lao động nghỉ trông con ốm; trường hợp hưởng chế độ do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi cụ thể thời gian đóng BHXH được tính hưởng chế độ ốm đau (Ví dụ: Thời gian đóng BHXH được tính hưởng chế độ ốm đau là 02 năm 3 tháng thì ghi: 02-03);
- Đối với người hưởng chế độ thai sản: Ghi số tháng đóng BHXH trong 12 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hoặc sinh con, nhận nuôi con nuôi theo quy định. Ví dụ: Người lao động có 8 tháng đóng BHXH thì ghi: 08.
Cột 3: Tiền lương tính hưởng BHXH của người lao động:
- Đối với người hưởng chế độ ốm đau, thai sản: Ghi mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo quy định;
- Không phải ghi đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Cột 4: Ghi điều kiện tính hưởng trợ cấp BHXH về tình trạng
- Đối với chế độ ốm đau: Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, ghi điều kiện hưởng theo quy định tương ứng với từng loại. Cụ thể như sau:
- Trường hợp bản thân ốm do mắc bệnh thông thường và điều kiện làm việc bình thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường và điều kiện làm việc bình thường; nếu điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ghi: NNĐH; nếu làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì ghi: KV07; trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị thực hiện theo quy định chung thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là ngày thứ Bẩy và Chủ nhật hoặc ngày Chủ nhật tùy theo quy định đối với từng loại hình đơn vị; trường hợp cá biệt ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung thì cần ghi rõ ngày đó (Ví dụ: Người lao động nghỉ ốm do mắc bệnh thông thường và trong điều kiện làm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Ba thì ghi: NNĐH/T3);
- Trường hợp người lao động bị bệnh cần điều trị dài ngày thì đối chiếu với Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nếu đúng thì ghi: BDN và tên bệnh; trường hợp trong giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có ghi mã bệnh thì chỉ cần ghi mã bệnh.
- Đối với chế độ thai sản: Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ thai sản, ghi điều kiện tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tương ứng với từng loại. Cụ thể như sau:
- Đối với khám thai: Để trống;
- Đối với sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: Ghi tuổi (số tuần) của thai. Ví dụ: thai 02 tuần tuổi thì ghi: 02T, thai 12 tuần tuổi thì ghi 12T;
- Đối với sinh con, nhận nuôi con nuôi:
* Trường hợp thông thường: Ghi sinh con (SC) hoặc nuôi con nuôi(NCN)/số con được sinh hoặc số con được nhận nuôi con nuôi/số tháng tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp sinh một con hoặc nhận một con làm con nuôi thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là sinh một con hoặc nhận một con làm con nuôi; nếu con dưới hai tháng tuổi chết thì ghi -2, nếu con từ hai tháng tuổi trở lên chết thì ghi 2, trường hợp sinh từ hai con trở lên mà vẫn còn có con sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ sinh hai con thì ghi: SC/2, nhận một con làm con nuôi thì ghi NCN, sinh hai con mà các con đều bị chết khi dưới 02 tháng tuổi thì ghi SC/02/-2);
* Trường hợp mẹ phải nghỉ dưỡng thai (khoản 3 Điều 31 Luật BHXH): Ghi tương tự như trường hợp thông thường.
* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4 Điều 34) là trường hợp mẹ có tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi: số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ trong trường hợp giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng tử không thể hiện số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ; trường hợp sinh một con thì không cần ghi số con và mặc nhiên được hiểu là sinh một con (Ví dụ: Vợ sinh hai con, số chứng minh thư của vợ là 021753293 thì ghi: 2/CMT021753293, nếu là số hộ chiếu thì ghi: 2/HC......( sau HC là số hộ chiếu); nếu là thẻ căn cước thì ghi: 2/CC.....(sau CC là số căn cước); trường hợp người cha không nghỉ việc thì ghi thông tin của người cha như trên trong danh sách tại đơn vị của người vợ;
* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh hoặc mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (khoản 6 Điều 34) là trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi tương tự như trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4 Điều 34);
- Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh: Ghi số trẻ được sinh/số ngày tuổi của đứa trẻ (trong trường hợp đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp sinh một đứa trẻ thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là sinh một đứa trẻ; nếu đứa trẻ dưới 60 ngày tuổi chết thì ghi -60, nếu đứa trẻ từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì ghi 60, trường hợp sinh từ hai đứa trẻ trở lên mà vẫn còn có đứa trẻ sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ sinh hai đứa trẻ thì ghi: 2, sinh hai đứa trẻ mà các đứa trẻ đều bị chết khi dưới 60 ngày tuổi thì ghi 2/-60).
- Đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con: Ghi số con/số tháng tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp có một con thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là có một con; nếu con dưới hai tháng tuổi chết thì ghi: -2, nếu con từ hai tháng tuổi trở lên chết thì ghi: 2, trường hợp có từ hai con trở lên mà vẫn còn có con sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ có hai con thì ghi: 2, có hai con mà các con đều bị chết khi dưới 02 tháng tuổi thì ghi 2/-2);
- Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con: Ghi số con được sinh/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con; nếu sinh con phải phẫu thuật thì ghi: PT; nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi thì ghi: 32 nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi phải phẫu thuật thì ghi hoặc: PT hoặc 32; trường hợp vợ sinh thường một con từ 32 tuần tuổi trở lên thì không phải ghi số con, phương thức sinh con và số tuần tuổi của con và mặc nhiên được hiểu là sinh thường một con từ 32 tuần tuổi trở lên; nếu vợ sinh một lần từ 02 con trở lên thì ghi theo số con được sinh; trường hợp sinh từ hai con trở lên và phải phẫu thuật thì ghi đầy đủ số con, phương thức sinh con (Ví dụ: Vợ sinh ba con phải phẫu thuật thì ghi: 3/PT);
- Đối với lao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Ghi số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của vợ; nếu vợ sinh một con thì không phải ghi số con và mặc nhiên được hiểu là vợ sinh 1 con (Ví dụ: Vợ sinh hai con và số chứng minh thư của vợ là 021753293 thì ghi: 2/021753293);
- Đối với thực hiện các biện pháp tránh thai: Nếu đặt vòng tránh thai ghi: ĐV; nếu thực hiện biện pháp triệt sản thì ghi: TS.
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: Trường hợp ốm đau do mắc bệnh thông thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường; nếu ốm đau phải phẫu thuật thì ghi: PT; nếu ốm đau do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN; đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe phát sinh theo quy định của Luật BHXH năm 2006, thì sau đó ghi tiếp hình thức nghỉ, nếu nghỉ tại gia đình thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tập trung thì ghi: TT (Ví dụ: Nghỉ dưỡng sức tập trung do mắc bệnh thông thường nhưng phải phẫu thuật thì ghi: PT/TT);
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: Trường hợp nghỉ sau khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc sinh thường 1 con thì để trống và mặc nhiên được hiểu là sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc sinh thường một con; nếu nghỉ do sinh con phải phẫu thuật thì ghi: PT; nếu sinh một lần từ 2 con trở lên thì ghi SC2; đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe phát sinh theo quy định của Luật BHXH năm 2006, thì sau đó ghi tiếp hình thức nghỉ, nếu nghỉ tại gia đình thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tập trung thì ghi: TT. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên.
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Ghi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; trường hợp nghỉ tại gia đình thì để trống và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: TT (Ví dụ: Nghỉ do suy giảm khả năng lao động 35% tại gia đình thì ghi: 35, cũng trường hợp này nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: 35/TT); nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ ngày 01/7/2016 trở đi thì không phài ghi hình thức nghỉ dưỡng sức.
Cột 5: Điều kiện tính hưởng về thời điểm
- Đối với chế độ ốm đau: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con đối với trường hợp nghỉ trông con ốm (Ví dụ: Con sinh ngày 08 tháng 7 năm 2015 thì ghi: 08/07/2015);
- Đối với chế độ thai sản:
* Trường hợp thông thường: Ghi: ngày/tháng/năm sinh của con-ngày/tháng/năm nhận nuôi con nuôi (trong trường hợp nhận nuôi con nuôi)-ngày/tháng/năm con chết (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết, trường hợp sinh hoặc nhận nuôi từ hai con trở lên mà vẫn có con còn sống thì không phải nhập thông tin này). Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2016 thì ghi: 05/04/2016; cũng ví dụ này nhưng nếu đứa trẻ được nhận làm con nuôi ngày 12/6/2016 thì ghi: 05/04/2016-12/06/2016; cũng trường hợp này, nếu con bị chết ngày 15/7/2016 thì ghi: 05/04/2016-12/06/2016-15/07/2016.
* Trường hợp mẹ phải nghỉ dưỡng thai (khoản 3 Điều 31 Luật BHXH): Cách thức ghi như ví dụ nêu trên.
* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4 Điều 34): Ghi ngày.tháng.năm sinh của con/ngày.tháng.năm chết của mẹ. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên.
* Trường hợp mẹ chết sau khi sinh hoặc mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (khoản 6 Điều 34): Ghi ngày.tháng.năm sinh của con/ngày.tháng.năm chết của mẹ hoặc ngày.tháng.năm mẹ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con;
- Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh: Ghi như đối với trường hợp lao động nữ sinh con;
- Đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con: Ghi ngày.tháng.năm sinh của con/ngày.tháng.năm nhận con/ngày.tháng.năm chết của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết). Cách thức ghi như ví dụ nêu trên;
- Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con: Ghi ngày.tháng.năm sinh của con. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên;
- Đối với lao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Ghi ngày.tháng.năm sinh của con. Cách thức ghi như ví dụ nêu trên.
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản: Ghi ngày.tháng.năm người lao động trở lại làm việc sau ốm đau, thai sản;
- Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Ghi ngày.tháng.năm Hội đồng Giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cột 6: Ghi ngày.tháng.năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định.
Cột 7: Ghi ngày.tháng.năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 8: Ghi tổng số ngày được nghỉ hưởng chế độ theo quy định trong kỳ giải quyết.
Cột 9: Ghi tổng số ngày nghỉ được giải quyết hưởng chế độ cộng dồn từ đầu năm đến hết kỳ giải quyết.
Cột 10: Ghi tổng số tiền trợ cấp BHXH được hưởng trong kỳ.
Cột C: Ghi hình thức người lao động đã đăng ký nhận tiển trợ cấp tại Cột C phần 1 Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Cột D: Cột này chỉ ghi chú đối với trường hợp số giải quyết của cơ quan BHXH thấp hơn hoặc cao hơn số đề nghị của đơn vị về thời gian, mức hưởng trợ cấp. Trường hợp thấp hơn thì hiển thị giá trị (-)
Ví dụ: Đơn vị đề nghị tổng số ngày trong đợt là 5 ngày, cơ quan BHXH duyệt 3 ngày. Ghi là: -2n kèm theo lý do; hoặc đơn vị đề nghị mức trợ cấp là 200.000 đồng, cơ quan BHXH duyệt 150.000 đồng. Ghi là: -50.000đ kèm theo lý do. Nếu xét duyệt giảm cả thời gian và mức hưởng thì ghi cả hai (-2n/-50.000đ) và kèm theo lý do.
Mục 2: Danh sách chưa được giải quyết:
Các cột A, B, 1: Ghi như nội dung hướng dẫn tại các cột A, B, 1 của Mục 1
Cột C: Ghi rõ lý do chưa được giải quyết. Nếu không có trường hợp chưa được duyệt thì không cần hiển thị mục này.
Phần B: SỐ ĐIỀU CHỈNH THEO ĐỀ NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ
Mục 1: Danh sách điều chỉnh
Lập trong mục này danh sách người lao động (nêu tại Phần II mẫu C70a-HD) của các đợt xét duyệt trước đã được người sử dụng lao động đề nghị và được cơ quan BHXH điều chỉnh lại mức hưởng theo đúng quy định. Nếu không có trường hợp được điều chỉnh chế độ của kỳ trước thì không cần hiển thị mục này.
Các cột A, B, 1: Ghi như nội dung hướng dẫn tại các cột A, B, 1 Mục 1 Phần A Mẫu này.
Cột 2: Ghi số ngày chênh lệch sau khi điều chỉnh, trường hợp không có thay đổi thì để trống. Đối với trường hợp điều chỉnh giảm số ngày hưởng thì ghi giá trị (-). Ví dụ: Số ngày chênh lệch giảm 02 ngày thì ghi: -2.
Cột 3: Ghi số ngày hưởng trợ cấp lũy kế từ đầu năm đối với trường hợp số ngày nghỉ hưởng trợ cấp sau khi điều chỉnh có tăng thêm hoặc giảm đi, trường hợp không có thay đổi thì để trống.
Cột 4: Ghi mức trợ cấp chênh lệch sau khi điều chỉnh. Đối với trường hợp điều chỉnh giảm số tiền thì ghi giá trị (-). Ví dụ số tiền sau điều chỉnh giảm 20.000 đồng thì ghi: -20.000.
Cột C: Mục này lập căn cứ cột 4, Phần II, mẫu 70a-HD để ghi
Cột D: Ghi đợt/tháng/năm của đợt đã giải quyết trước đó (đợt ghi trên danh sách C70b-HD của đợt đã giải quyết) mà nay phải điều chỉnh.
Cột E: Ghi hình thức người lao động đã đăng ký nhận tiển trợ cấp tại Cột C phần 1 Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Mục 2: Danh sách chưa được điều chỉnh.
Lập trong mục này danh sách người lao động (nêu tại Phần II mẫu C70a-HD) của các đợt xét duyệt trước đã được người sử dụng lao động đề nghị nhưng không được cơ quan BHXH giải quyết do không đúng quy định hoặc không đảm bảo căn cứ để điều chỉnh; đồng thời phải ghi rõ lý do không được điều chỉnh. Nếu không có trường hợp không được điều chỉnh thì không cần hiển thị mục này.
Các cột A, B, 1: Ghi như nội dung hướng dẫn tại các cột A, B, 1 Mục 1 Phần này.
Cột C: Ghi lý do chưa được điều chỉnh.
Phần C: BỔ SUNG, THU HỒI TRỢ CẤP
Lập trong phần này các trường hợp qua kiểm tra phát hiện các trường hợp giải quyết chưa đúng cần bổ sung hoặc thu hồi kinh phí đã giải quyết của các đợt xét duyệt trước và các trường hợp được điều chỉnh trong danh sách điều tại Mục1, Phần II của đợt xét duyệt này. Nếu không có trường hợp được điều chỉnh chế độ của kỳ trước thì không cần hiển thị mục này.
Các cột A, B, 1: Ghi như nội dung hướng dẫn tại các cột A, B, 1 Mục 1 Phần A Mẫu này.
Cột 2: Ghi số ngày hưởng trợ cấp tăng thêm hoặc giảm đi sau kiểm tra, rà soát hồ sơ trường hợp không có thay đổi thì để trống. Đối với trường hợp điều chỉnh giảm số ngày hưởng thì ghi giá trị (-). Ví dụ: Số ngày chênh lệch giảm 02 ngày thì ghi: -2.
Cột 3: Ghi số ngày hưởng trợ cấp lũy kế từ đầu năm đối với trường hợp số ngày nghỉ hưởng trợ cấp sau khi điều chỉnh có tăng thêm hoặc giảm đi, trường hợp không có thay đổi thì để trống.
Cột 4: Ghi mức hưởng tăng lên hoặc giảm đi sau kiểm tra, rà soát hồ sơ. Đối với trường hợp điều chỉnh giảm mức hưởng thì ghi giá trị (-). Ví dụ mức hưởng sau điều chỉnh giảm 20.000 đồng thì ghi: -20.000.
Cột C: Căn cứ cột C phần B mẫu số C70b-HD để ghi.
Cột D: Ghi đợt/tháng/năm của đợt đã giải quyết trước đó (đợt ghi trên danh sách C70b-HD của đợt đã giải quyết) mà nay phải bổ sung hoặc thu hồi kinh phí.
Cột E: Ghi hình thức người lao động đã đăng ký nhận tiển trợ cấp tại Cột C phần 1 Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Dòng dưới cùng của Danh sách ghi tổng cộng số tiền được điều chỉnh.
Trường hợp thu hồi thì ghi hình thức thu hồi tương ứng với các cột hình thức nhận trợ cấp ở cột E
Phần D: TỔNG HỢP SỐ TIỀN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
Ghi số tiền cơ quan BHXH giải quyết trong đợt này, số tiền được cơ quan BHXH giải quyết điều chỉnh của các đợt trước và tổng cộng số tiền được duyệt (ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ).
Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do cơ quan BHXH giải quyết có đầy đủ chữ ký theo quy định trên biểu mẫu mới thực hiện chi trả chế độ BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động. Trong trường hợp cơ quan BHXH chưa áp dụng công nghệ thông tin đầy đủ thì trên danh sách phải có chữ ký của cán bộ thu BHXH để đối chiếu xác nhận các chỉ tiêu liên quan đến thu BHXH.
Danh sách này được lập thành 03 bản trên giấy khổ A3 hoặc A4, bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ lưu 01 bản, bộ phận kế toán cơ quan BHXH giữ 01 bản để lưu và ghi sổ kế toán; 01 bản gửi cho đơn vị sử dụng lao động để chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động đăng ký nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động; đơn vị quản lý và lưu trữ danh sách này theo quy định đối với chứng từ kế toán.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Mẫu C70b-HD: Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Giấy xác nhận thu nhập
-
Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú, tạm vắng 2024 và cách viết
-
Phiếu nhận xét của cấp ủy đối với cán bộ lãnh đạo 2024
-
Bản kiểm điểm Đảng viên hưu trí 2024 mới nhất
-
Mẫu kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2024
-
Mẫu kế hoạch hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc năm 2024
-
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất 2024 và cách viết chi tiết
-
Bản cam kết không phát sinh TNCN 2024
-
Sec x là gì? Đạo hàm của sin cos tan cot sec csc là gì?
-
Hướng dẫn viết Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu
Mẫu đơn đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc thú y xuất khẩu
Mẫu đơn xin trích lục thông tin liệt sỹ
Mẫu bảng tổng hợp giá trị quy đổi chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư
Mẫu số 55/TG: Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến