Mẫu báo cáo công tác phân luồng học sinh THCS năm học 2024-2025

Tải về

Mẫu báo cáo công tác phân luồng học sinh sau THCS được lập ra để báo cáo về công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin trường báo cáo, nội dung báo cáo... Hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Báo cáo công tác phân luồng học sinh sau THCS hay còn gọi là báo cáo công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS, đây là một tài liệu quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp cấp THCS. Báo cáo này giúp các nhà quản lý giáo dục, nhà trường và các bên liên quan nắm bắt được tình hình thực tế, hiệu quả của công tác phân luồng, từ đó đưa ra những điều chỉnh và cải tiến phù hợp.

1. Báo cáo phân luồng hướng nghiệp số 1

Nội dung mẫu báo cáo phân luồng hướng nghiệp cho học sinh THCS mời bạn cùng tham khảo. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Báo cáo công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS

Lưu ý rằng, báo cần cần cung cấp số liệu thống kê chính xác về số lượng học sinh, tỷ lệ chọn ngành nghề,... sử dụng các hình thức trực quan như biểu đồ, bảng biểu để trình bày dữ liệu hoặc chèn các hình ảnh minh họa cho các hoạt động thực hiện. Phần đánh giá về kết quả công việc cần thực hiện một cách khách quan, trung thực. Mời bạn cùng tham khảo mẫu dưới đây.

PHÒNG GD&ĐT .......................

TRƯỜNG ..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ......................

.............., ngày ... tháng ... năm ........

BÁO CÁO
Hướng nghiệp và Phân luồng học sinh năm học
______________

Thực hiện công văn số ........... ngày .......... của SGDĐT .......... về việc thực hiện công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển.

Nay trường THCS .......... báo cáo kết quả thực hiện, cụ thể như sau:

I. NHU CẦU, XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH

Đa số học sinh THCS chưa xác định rõ nhu cầu, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai cho mình

Do tuổi các em còn bé chưa ý thức tốt tương lai của bản thân mà phần lớn do ảnh hưởng của người lớn trong gia đình, là phải tiếp tục học phổ thông, chuyện nghề nghiệp sau này hãy tính.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH

1/ Năm học ................

- Tốt nghiệp THCS: ............ (tỉ lệ ..........% )

- Học THPT, BT THPT và Nghề: ............ (tỉ lệ .......... % )

+ THPT, BT THPT: .........

+ Nghề: ..........

2/ Năm học ................

- Tốt nghiệp THCS: .........(tỉ lệ .......% )

- Học THPT, BT THPT và Nghề: ......... (tỉ lệ ......... % )

+ THPT, BT THPT: .........

+ Nghề: ............

3/ Năm học ...............

- Tốt nghiệp THCS: ........... (tỉ lệ ........% )

- Học THPT, BT THPT và Nghề: ........... (tỉ lệ .......... % )

+ THPT, BT THPT: .........

+ Nghề: ..........

5/ Dự kiến trong năm ...........

- Tốt nghiệp THCS: ............(tỉ lệ .......% )

- Học THPT, BT THPT và Nghề: . (tỉ lệ ......... % )

+ THPT, BT THPT: .....

+ Nghề: ....

III. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường Dạy Nghề để thực hiện tốt hơn công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh theo từng giai đoạn.

Cụ thể trường đang triển khai kế hoạch phối hợp với trường Dạy Nghề ................... để mở lớp Trung cấp nghề vệ tinh tại Trung tâm ...................... để làm tốt công tác phân luồng tuyển sinh trong giai đoạn 20...-20...

IV. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG

1/ Số lượng CBQL-GV thực hiện công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh là 01 người, trong đó:

+ CBQL: ....

+ Giáo viên: ....

2/ Số lượng CBQL-GV được đào tạo, tập huấn công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh là 00 người, trong đó:

+ CBQL: ....

+ Giáo viên: ....

3/ Chương trình, CSVC, thiết bị dạy học:

+ Về chương trình thực hiện ... chủ đề Hướng nghiệp theo quy định, với thời lượng mỗi tháng 1 chủ đề.

+ Kết hop với các trường dạy Nghề đến tư vấn Hướng nghiệp cho học sinh.

V. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

Ngành nên tổ chức tập huấn cho CBQL-GV về công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh.

Trên đây là báo cáo thực hiện thực hiện công tác Hướng nghiệp và Phân luồng tuyển sinh của THCS ....................... ./.

Nơi nhận:
- PGD&ĐT (b/c);
- CB-GV-CNV (thực hiện);
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

2. Báo cáo phân luồng hướng nghiệp số 2

Mời các bạn cùng tham khảo mẫu báo cáo phân luồng hướng nghiệp đối với học sinh THCS được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây. Mẫu bao gồm 3 nội dung chính cơ bản như sau: Công tác triển khai thực hiện; kết quả triển khai thực hiện và đánh giá chung công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

PHÒNG GD&ĐT ..........................

TRƯỜNG .......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ......................

.............., ngày ... tháng ... năm ........

BÁO CÁO

Tình hình giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh

Trường THCS ................ giai đoạn từ năm học 20... - 20... đến năm học 20... - 20...

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Công tác tuyên truyền: quán triệt Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”; văn bản của UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và của ngành giáo dục về thực hiện đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trong nhà trường.

- Các văn bản triển khai tổ chức thực hiện đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” của nhà trường: Kế hoạch tổ chức tham quan, học tập tại các trường nghề trong tỉnh .................. các năm học.

- Đánh giá cụ thể vai trò trách nhiệm nhà trường, của giáo viên được phân công trong triển khai thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông: Trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong nhà trường phổ thông đã được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục; bước đầu đã có sự phối hợp giữa nhà trường, trường nghề, chuyên gia trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội đối với việc chọn nghề, chọn ngành, huy động ngày càng nhiều số lượng học sinh sau THCS tham gia các trường nghề.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẾN THỜI ĐIỂM GIÁM SÁT

1. Kết quả công tác nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông

- Số đợt thực hiện từ năm học 20... - 20... đến thời điểm giám sát: 8 đợt;

- Đối tượng học sinh được giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng là: lớp 8 và lớp 9;

- Thực hiện vào thời điểm: Đầu năm học hoặc các thời điểm thích hợp sau khi HS kiểm tra định kì;

- Trong các đợt trải nghiệm hướng nghiệm, học sinh được làm quen với các ngành nghề và yêu cầu để học các ngành nghề đó.

- Số lượng phụ huynh, số lượng học sinh được tiếp cận thông tin (các thông tin thống kê theo từng năm):

Năm

Nội dung hướng nghiệp

Số lớp

Số học sinh (lớp mấy)

Số phụ huynh

Thời gian thực hiện

2019

2020

2021

2022

2023

...

­Nhà trường từng bước đưa giáo dục trải nghiệm và phân luồng cho học sinh khối 9 trở thành một công tác trọng tâm đối với giáo viên chủ nhiệm khối 9.

2. Kết quả công tác đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Nhà trường liên hệ với các trường Trung cấp, Cao đẳng trong địa bàn tỉnh nhằm xin giúp về các giảng viên hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm.

Mục đích: phát triển được năng lực lựa chọn nghề nghiệp phù hợp của từng học sinh dựa trên sự hiểu biết rõ về năng lực của bản thân và hiểu biết những yêu cầu cốt yếu của nghề mà người học định chọn

Chương trình trình tham quan, trải nghiệm trường nghề mà học sinh, giáo viên, phụ huynh của trường vừa tham gia thực sự là một buổi học tập hiệu quả đối với học sinh. Ở nơi đó, học sinh được tham gia các vào các lớp học, đóng vai trò một người sinh viên, một kỹ sư. Các em được hoà mình vào cuộc sống tương lai để tìm thấy những tố chất tìm ẩn của mình. Đây là một bài học quý báu mà học sinh không thể tìm hiểu trong sách vở.

3. Kết quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp của trường

- Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm hoạt động tư vấn, hướng nghiệp gồm các giáo viên chủ nhiệm lớp 9 hàng năm. Thầy cô đều nắm rõ nội dung của Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/5/2018; xác định mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đến năm 2025, có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; từ đó có định hướng đúng dắn cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp;

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm khối 9 được bồi dưỡng tập huấn kỹ năng, nội dung, phương pháp hướng nghiệp và phân luồng học sinh thông qua các chuyên đề do Phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức.

4. Kết quả công tác đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

Hiện nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất để đảm bảo dạy các tiết học hướng nghiệp. Các tài liệu nhà trường thường thu thập và nhờ các trường Cao đằng, trung cấp, trung học phổ thông cung cấp.

5. Kết quả công tác huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài địa phương tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông tại Trường

Trong năm học 20... - 20..., nhà trường đã phối hợp tổ chức các buổi trải nghiệm, hướng nghiệp như sau:

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh và cho học sinh trải nghiệm hướng nghiệp tại trường Cao đẳng Quốc tế VABIS vào ngày 05 tháng 10 năm 2022.

Phối hợp với Công Ty Tư Vấn Giải Pháp Giáo Dục Việt Wisdom tổ chức chuyên đề “Tư duy hướng nghiệp - Vững đường tường lai“ cho cha mẹ học sinh và học sinh khối 8, 9 vào ngày 30 tháng 10 năm 2022.

Phối hợp với trường Cao đẳng Quốc tế VABIS thực hiện chuyên đề Giáo dục nhân cách và lối sống với Lòng biết ơn vào 10/01/2023.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh và cho học sinh trải nghiệm hướng nghiệp tại trường Cao đẳng Dầu Khí vào ngày 16 tháng 3 năm 2023.

Phối hợp với trường Cao đẳng Quốc tế VABIS thực hiện chuyên đề Hiểu con chọn nghề và Định hướng tương lai vào ngày 17 tháng 2 năm 2023.

Phối hợp với trường Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào ngày 23 tháng 3 năm 2023.

Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệm, cha mẹ học sinh và học sinh có thêm các định hướng trong việc chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.

6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt được đến thời điểm giám sát

Đánh giá ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân: Những năm vừa qua, mặc dù công tác PLHS sau THCS có chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn còn không ít khó khăn, thách thức; hầu như năm nào trong số HS tốt nghiệp lớp 9 đều có hơn 70% - 80% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học sơ cấp và trung cấp nghề, TCCN thấp; còn một tỷ lệ không nhỏ HS tốt nghiệp THCS tham gia TTLĐ mà không qua đào tạo đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thuận lợi.

Nhà trường được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự đồng thuận từ đa số cha mẹ học sinh.

Nhà trường được sự giúp đỡ tận tình từ các trường Trung cấp, cao đẳng nghề trong công tác phân luồng học sinh.

2. Khó khăn, hạn chế - nguyên nhân.

Hoạt động động hướng nghiệp trong trường học gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Một là, Hoạt động này vướng phải định kiến từ cha mẹ học sinh. Phần lớn cha mẹ học đều có chung suy nghĩ chỉ những học sinh học dốt, học dở mới tham gia hệ thống trường nghề. Định kiến đó ảnh hưởng nhiều đến học sinh, Học sinh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá, nhồi nhét kiến thức của các môn toán, lý, hoá mà không quan tâm đến việc ứng dụng của chúng.

Hai là, chỉ tiêu chất lượng giáo dục văn hoá ảnh hưởng cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên. Họ chưa quan tâm đúng mức hoạt động này. Công tác tuyên truyền hoạt động giáo dục nghề gần như bỏ ngỏ.

Ba là, cơ sở vật chất của các trường nghề chưa được hiện đại, thiếu sự thu hút học sinh.

Bốn là, kinh phí để làm công tác hướng nghiệp không nhiều, nhà trường không thể đưa học sinh đi xa để tham quan những dự án lớn.

3. Phương hướng thời gian tới.

Tiếp tục làm tốt công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở.

Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo công tác hướng dẫn kỹ năng phân luồng học sinh cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

4. Đề xuất, kiến nghị.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhà trường cần tuyên truyền để cha mẹ học sinh xoá bỏ định kiến về hoạt động hướng nghiệp, giúp họ thấy được những điểm lợi của hoạt động trải nghiệm.

Nhà trường cần tìm hiểu thông tin nghề nghiệp xã hội và địa phương đang cần để giúp học sinh định hướng nghề.

Tăng cường kinh phí phục vụ hoạt động hướng nghiệp.

Nơi nhận:
- .............;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

3. Báo cáo phân luồng hướng nghiệp số 3

Dưới đây là mẫu bài báo cáo phân luồng hướng nghiệp đầy đủ nhất được Hoa Tiêu tổng hợp cho các bạn cùng tham khảo và sử dụng. Các bạn hãy chắt lọc các thông tin cần thiết cũng như điều chỉnh các nội dung đó để phù hợp với bài báo cáo của đơn vị trường học mà mình quản lý nhé.

PHÒNG GD&ĐT ..........................

TRƯỜNG .......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ......................

.............., ngày ... tháng ... năm ........

BÁO CÁO
CÔNG TÁC CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH

Thực hiện Công văn số ................ngày ................. của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực trạng và giải pháp thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh;

Thực hiện ................. ngày ............. của Phòng Giáo dục và Đào tạo ......... về việc báo cáo công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh;

Trường THCS .............. báo cáo về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh năm học ................. như sau:

1. Thực trạng và nhu cầu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là hoạt động gắn liền với chương trình giáo dục hiên nay mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Hoạt động này giúp cho học sinh am hiểu về ngành nghề, nhu cầu lao động trong tỉnh và trong khu vực hiện nay; giúp cho học sinh xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS và chọn nghề sao cho phù hợp. Song song với việc hướng nghiệp là việc phân luồng học sinh THCS theo năng lực học tập của từng học sinh. Đây là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ những năm qua góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực cho đất nước. Thực hiện chủ trương, chính sách đó Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở, phòng GD&ĐT định hướng cho các trường phổ thông thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức của PHHS, học sinh xác định đúng hướng đi sau TNTHCS sao cho phù hợp với năng lực học tập của bản thân. Mặc dù các trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng công tác phân luồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng yêu cầu.

2. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh phổ thông trong những năm qua (từ năm học 20...-20... đến nay)

Trường thực hiện đúng, đủ chương trình, thời lượng, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp trong năm học. Trong mỗi tiết giáo dục hướng nghiệp có liên hệ thực tế, giáo dục, từng bước hình thành sự nhận thức của các em đối với việc định hướng nghế nghiệp sau này; có phân tích đặc điểm, yêu cầu một số của ngành nghề hiện nay.

Trường thường xuyên tổ chức họp mặt PHHS thông tin kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ để PH năm bắt được năng lực học tập của con em mình. Trường cũng thông tin kết quả tuyển sinh lớp 10 và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường PTTH trong huyện để phụ sinh lượng sức học của con em mà chọn trường sau TNTHCS. Đồng thời trường cũng giói thiệu, tư vấn nghề cho PH.

Sau khi có kết quả 2 mặt giáo dục cuối năm và xét công nhận TN THCS, trường phân luồng học sinh, tổ chức tuyên truyền, tư vấn bằng những thông tin của Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, thông tin tuyển sinh của trường trung cấp nghề .................... Ngoài ra, nhóm giáo viên còn phân tích, hướng dẫn, động viên PH cho con em chọn nghề, tham khảo hồ sơ tuyển sinh của các đơn vị.

3. Thực trạng công tác phân luồng học sinh

- Trường thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách về phân luồng học sinh của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ban hành.

Kết quả:

Năm học

Quy mô phân luồng học sinh sau THCS

Tổng số học sinh hoàn thành chương trình giáo dục THCS

Số học sinh vào THPT

Số học sinh vào trung tâm GDTX

Số học sinh vào TCCN

Số học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

* Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện; nguyên nhân;

- Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT là do một số học sinh có chất lượng học tập thấp, mức độ đầu tư, động cơ học tập còn hạn chế nên chưa đủ khả năng vào lớp 10 THPT.

- Vào trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề còn ít, cũng do PH nhận thức còn kém, chưa đồng thuận với quan điểm, chủ trương của ngành, còn lo sợ con em xa nhà tiếp cận xã hội quá sớm dễ bị cám dỗ rơi vào hư hỏng, khó quản lý, đặc biệt là đối với học sinh nữ.

- Học sinh chưa nhận thức đúng cho hướng đi trong tương lai cộng với hoàn cảnh kinh tế gia đình nên phải đi lao động, làm thuê phụ giúp gia đình sau khi TN. Do đó, trường không có điều kiện gặp gỡ để trao đổi, vận động các em.

- Do hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh hạn hẹp, ngại đóng học phí khi vào học lớp 10 BT THPT; không đủ tiền cho việc học tập và ăn ở, không biết ra trường có khả năng tìm được việc làm hay không nên quyết định còn chưa đúng...

* Các giải pháp thực hiện phân luồng học sinh giai đoạn tới ...........

- Phân luồng học sinh sau trung học là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Để việc phân luồng học sinh có hiệu quả thì cần phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị mà gần nhất là Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đây cũng là việc làm của toàn xã hội, chủ trương này phải được tuyên truyền sâu rộng đến từng cụm dân cư, vào nội dung chương trình sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, nhằm giúp cho mọi người nhận thức được việc định hướng nghề nghiệp cho con em sau trung học là cần thiết để hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau TN THCS.

- Tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng lên nhận thức, hiểu biết của PHHS, của học sinh cuối cấp về công tác này. Từ đó, tạo sự đồng thuận của PH với quan điểm chủ trương của ngành, xóa đi tư tưởng mong muốn con em học xong trung học phải vào cao đẳng hoặc đại học, trong khi đó năng lực học tập của con em mình không có khả năng đạt tới. Với cuộc sống kinh tế hiện tại không vì ngái ngại học phí, tiền ăn ở vì đã có chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước; việc quản lý con em xa nhà chổ ở để học tập thì có các trường nghề quan tâm.

- Đối với trường dạy nghề thì tăng cường chất lượng đào tạo nghề, tạo thương hiệu trường để khi ra trường học sinh có được 1 nghề vững chắc tham gia vào lao động xã hội mà không phải học lại, đào tạo lại khi bắt tay vào nghề. Mở thêm các nghề theo nhu cầu của xã hội hiện nay, theo sở trường của học sinh để thu hút tạo niềm tin cho PH và học sinh. Đồng thời trường nghề phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, xí nghiệp trong ngoài tỉnh về việc tuyển chọn công nhân, tạo đầu ra ổn định, học sinh có việc làm ngay, không thất nghiệp. Hằng năm, trường nghề cũng cần có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho PH và học sinh các trường trung học để giúp cho các trường thuận lợi trong việc phân luồng học sinh sau khi TNTHCS.

4. Thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng GDHN: Chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (phụ lục gửi kèm).

Điều kiện thực hiện công tác GDHN, phân luồng học sinh

Số cơ sở giáo dục và đào tạo tham gia công tác GDHN

Số cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện công tác GDHN

Số cán bộ quản lí, giáo viên được đào tạo, tập huấn về GDHN

5. Đề xuất, kiến nghị

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về GDHN để công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh được hiệu quả cao hơn.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT ......
- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong chuyên mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 9.278
Mẫu báo cáo công tác phân luồng học sinh THCS năm học 2024-2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm