Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Tiểu học

Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Tiểu học năm học 2023 - 2024 là mẫu bản Kế hoạch cải tiến chất lượng sau khi thực hiện công tác tự đánh giá của nhà trường. Mẫu Kế hoạch được lập ra theo lộ trình, nêu đặc điểm tình hình nhà trường, thành tựu đạt được, mục tiêu phấn đấu, nội dung kế hoạch thực hiện chi tiết. Mời các bạn tham khảo Mẫu Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường Tiểu học để thực hiện công tác Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường Tiểu học cho năm học mới.

Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Tiểu học năm học 2023 - 2024

UBND THÀNH PHỐ ………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …../KH-THVD

….……………., ngày tháng năm 20...

KẾ HOẠCH

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Năm học 20 - 20….

Căn cứ xây dựng kế hoạch:

Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông và Quyết định số 01/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

Căn cứ Công văn số ..../SGDĐT-QLCLGD ngày 13/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo………. về việc công tác Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20…-20…;

Công văn số ..../PGDĐT-GDTH, ngày 16/9/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố……………. về việc công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các trường Tiểu học năm học 20…-20….

Căn cứ Kế hoạch số /KH-THVD ngày 17/8/2020 của Trường Tiểu học ……………… về việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số /KH-THVD ngày 20/9/20 của Trường Tiểu học …………. về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 20…-20…;

Trường Tiểu học ……………….….. thực hiện Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trong năm học 20…-20… như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Trên cơ sở kết quả đã đạt được sau đánh giá ngoài (năm 20...) và kết quả tự đánh giá (TĐG) của nhà trường năm học20…-20…, nhà trường xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục (theo khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài và Kế hoạch cải tiến chất lượng trong Báo cáo tự đánh giá của nhà trường).

Năm họ 20…-20…tiếp tục chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh triển khai thực hiện các biện pháp cải tiến và đảm bảo đúng thời gian, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 20…-20…

1. Công tác chỉ đạo

Nhà trường triển khai đầy đủ các văn bản:

- Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;

- Hướng dẫn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông;

- Căn cứ Công văn số ...../SGDĐT-QLCLGD ngày 13/9/20… của Sở Giáo dục và Đào tạo………. về việc công tác Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20…-20…;

- Công văn số ........../PGDĐT-GDTH, ngày 16/9/20 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố ………….. về việc công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các trường Tiểu học năm học 2022 - 2023.

Nhà trường ban hành:

- Quyết định số ....../QĐ-THVD, ngày 16/9/20… của Hiệu trưởng Trường Tiểu học …………… về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá năm học 20…-20…;

- Kế hoạch số …/KH-THVD, ngày 25/9/20… của Trường Tiểu học ………… về việc tự đánh giá năm học 20…-20…;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm chuyên trách; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công bố và lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường.

2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV-NV

Triển khai công tác tự đánh giá đến 100% CBGV-NV và phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng thành viên Hội đồng TĐG, nhóm công tác, nhóm thư ký. Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền đến CBGV-NV (Hội nghị chuyên đề; các kỳ họp Hội đồng sư phạm; tự nghiên cứu tài liệu in sẵn, tài liệu bản mềm gửi trên email, zalo;…) và tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức các nội dung: công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất,... và người hưởng lợi lớn nhất từ các hoạt động này chính là học sinh. Cụ thể:

- Quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giúp nhà trường xác định rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác GDĐT, từ đó có giải pháp, kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng.

- Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư theo hướng đồng bộ, khang trang, to đẹp hơn; trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu dạy học và từng bước nâng cao chất lượng.

- Thúc đẩy từng thầy cô nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo trong dạy học và quản trị nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục. Giáo viên, cán bộ quản lý có kế hoạch học tập đảm bảo đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp theo quy định.

- Công tác kiểm định chất lượng làm thay đổi, nâng cao nhận thức từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên; từ phòng GDĐT đến các đơn vị trường học. Nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng thay đổi, từ đó quan tâm đầu tư hơn cho giáo dục được tốt thêm. Công tác thực hiện xã hội hóa tốt hơn, nhận được sự ghi nhận, đồng thuận, ủng hộ cao từ phía cha mẹ học sinh, xã hội.

3. Việc thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng sau đánh giá

Nhà trường triển khai hoạt động TĐG được quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

Để triển khai và hoàn thành tốt các biện pháp cải tiến chất lượng, nhà trường đã huy động tất cả các nguồn lực sẵn có; thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm 09 thành viên là cán bộ chủ chốt của nhà trường (ban giám hiệu, trưởng các đoàn thể, đại diện Công đoàn, Đội TNTP HCM, Thanh tra nhân dân). Ban thư ký là các cán bộ giáo viên có kinh nghiệm để triển khai thực hiện công tác TĐG và triển khai các biện pháp cải tiến chất lượng. Các thành viên trong nhà trường đã chủ động, tích cực tham gia thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng, với những nỗ lực cố gắng, nhà trường đã từng bước khắc phục và hoàn thiện công tác TĐG.

Tháng 8 năm 2021, nhà trường được công nhận đạt Kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3 (theo Quyết định số ........../QĐ-SGDĐT ngày .............. của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo…………) và trường đạt Chuẩn Quốc gia Mức độ 2 (theo Quyết định số ........../QĐ-UBND ngày .../.../20... của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh………….).

4. Đánh giá chung

a) Ưu điểm:

Nhà trường thực hiện tốt công tác triển khai các hoạt động tự đánh giá và thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng cũng như thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phối hợp đến toàn thể CBGV-NV, học sinh.

Các thành viên trong nhà trường đã chủ động, tích cực tham gia triển khai công tác TĐG và thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục.

b) Tồn tại:

Nhà trường nhận định là còn yếu hoặc đã đạt nhưng chưa vững chắc, cụ thể: Tiêu chí 2.2 (Đối với giáo viên); Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên ;Tiêu chí 3.2: Phòng học; 3.3( Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính – quản trị) Tiêu chí 3.5: Thiết bị

III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂM HỌC 20- 20

Xác định rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác GDĐT, từ đó có giải pháp, kế hoạch phù hợp để đảm bảo đạt những tiêu chí còn yếu hoặc đã đạt nhưng chưa vững chắc, cụ thể: Tiêu chí 2.2 :Đối với giáo viên; Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên ;Tiêu chí 3.2: Phòng học; 3.3( Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính – quản trị); Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Đồng thời thường xuyên làm tốt công tác tự đánh giá giúp nhà trường nhận ra được những mặt mạnh, mặt yếu của trường từ đó có biện pháp khai thác hoặc khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của nhà trường trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định.

Thông qua việc tự đánh giá, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của lãnh đạo và tập thể CBGV-NV nhà trường về công tác đảm bảo chất lượng và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, công tác quản lý nhà trường sẽ ngày một chặt chẽ và quy củ hơn.

Công tác TĐG sẽ thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

* TIÊU CHUẨN 2: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Nội dung công việc cần thực hiện: Nhà trường hiện còn thiếu 08 biên chế giáo viên so với quy định cần xin cấp trên bổ sung

Thời gian thực hiện và hoàn thành: Đề suất với Phòng giáo dục và UBNDTP bổ sung biên chế đủ ngay trong năm học 20…-20…

Người đầu mối triển khai: Đồng chí ........................- Hiệu trưởng

Điều kiện thực hiện: Làm tốt công tác tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;

Giải pháp thực hiện:

Đề suất với Phòng giáo dục và UBNDTP bổ sung biên chế đủ ngay trong năm học 20…2-20…, trước mắt nhà trường ký hợp đồng để có giáo viên đứng lớp đảm bảo công tác dạy và học

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Nội dung công việc cần thực hiện: Nhà trường hiện còn thiếu 1nhân viên hành chính nên phân công giáo viên kiêm nhiệm, do vậy đôi khi công việc chồng chéo, gián đoạn . Nhà trường hiện còn thiếu 01 biên chế nhân viên hành chính so với quy định cần xin cấp trên bổ sung trong năm học 20…-20…

Thời gian thực hiện và hoàn thành: Đề suất với Phòng giáo dục và UBNDTP bổ sung biên chế đủ ngay trong năm học 20…-20…

Người đầu mối triển khai: Đồng chí ........................- Hiệu trưởng

Điều kiện thực hiện: Làm tốt công tác tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;

Giải pháp thực hiện:

Đề suất với Phòng giáo dục và UBNDTP bổ sung biên chế nhân viên hành chính đủ ngay trong năm học 20…-20…

* TIÊU CHUẨN 3: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tiêu chí 3.2: Phòng học

Nội dung công việc cần thực hiện: Một số dãy phòng học xây dựng từ lâu nên đang dần xuống cấp, nhà trường cần tham mưu với các cấp tu sửa phòng học bị thấm nước, tường sơn bị bong tróc ,mốc bẩn.

Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trong năm học 2023-2024

Người đầu mối triển khai: Đồng chí ........................- Hiệu trưởng

Điều kiện thực hiện: Công tác tổ chức và quản lý nhà trường; Chính quyền địa phương ủng hộ

Giải pháp thực hiện:

- Đề suất với Đảng uỷ- UBND phường tu sửa phòng học thấm nước, sơn lại tường đang bị bong tróc, mốc bẩn để học sinh có CSVC đủ điều kiện cho dạy và học.

Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính - quản trị:

Nội dung công việc cần thực hiện : Bổ sung số phòng học môn Mỹ thuật, Âm nhạc

Điều kiện thực hiện : Tham mưu để có sự ủng hộ của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương.

Người triển khai/thực hiện: Hiệu trưởng nhà trường, kế toán.

Giải pháp thực hiện: Báo cáo với PGD Và UBND Phường về chiến lược giáo dục 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 cũng như sự phát triển về quy mô của nhà trường trong những năm gần đây và trong thời gian tiếp theo, số học sinh hàng năm đều tăng do vậy số lớp tăng đều hàng năm,số phòng học thông thường phải lấy phòng chức năng để sử dụng nên thiếu, đề nghị cấp trên xem xét xây bổ sung cho đủ

Thời gian hoàn thành:Trong năm học 2023-2024

Dự kiến kinh phí : từ nguồn ngân sách của địa phương và nhà nước

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Nội dung công việc cần thực hiện : Tu sửa, mua sắm bổ sung một số thiết bị của bộ đồ dùng cấp phát đã cũ hiệu quả sử dụng chưa cao. Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học của giáo viên.

Điều kiện thực hiện : Tham mưu tốt để tranh thủ sự ủng hộ của PGD, CBGV

Người triển khai/thực hiện: Hiệu trưởng nhà trường, cán bộ giáo viên, học sinh

Giải pháp thực hiện: Xây dựng kế hoạch kiểm kê, rà soát, mua bổ sung một số đồ dùng dạy học khác nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc dạy và học. Đồng thời tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lí đồ dùng và bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có. Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học sáng tạo (theo nhóm, tổ), tổ chức khen thưởng cho những GV có đồ dùng có chất lượng và giá trị sử dụng cao trong dạy và học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục để tăng cường thiết bị hỗ trợ dạy học cho GV.

Thời gian hoàn thành:Trong năm học 2023

Dự kiến kinh phí : Kinh phí tu sửa, mua sắm

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá

Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng TĐG chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập và điều hành các phiên họp của Hội đồng; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, minh chứng; xử lý, phân tích và viết báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá.

2. Các thành viên của Hội đồng tự đánh giá

Triển khai tự đánh giá và tư vấn cho Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng TĐG về các biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá; giới thiệu quy trình tự đánh giá, trao đổi kinh nghiệm tự đánh giá và yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan phối hợp thực hiện;

Thu thập thông tin, minh chứng, rà soát các hoạt động, đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu đề ra; đánh giá mức độ đạt được, xác định các điểm mạnh và tồn tại của nhà trường; đề xuất kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục;

Đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, viết báo cáo tự đánh giá;

Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ nhà trường;

Kiến nghị tổ chức, duy trì cơ sở dữ liệu về các hoạt động của cơ sở giáo dục, triển khai các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục;

Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện những công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường

Thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của Chủ tịch hội đồng TĐG và các thành viên Hội đồng TĐG.

Giám sát kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường theo đúng tiến độ.

Trên đây là Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục năm học 20…2-20… của trường Tiểu học …………, yêu cầu CBGV-NV nhà trường nghiêm túc thực hiện triển khai đạt yêu cầu mục đích đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT (B/c);

- CBGV-NV nhà trường (Th/h);

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

….……………..

Mời bạn đọc cùng tham khảo các tài liệu có liên quan tại chuyên mục Giáo dục đào tạo - Biểu mẫu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 474
0 Bình luận
Sắp xếp theo