Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 - 2021 của trường mầm non

Tải về

Cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên và là giải pháp quan trọng trong chương trình làm việc của nhà trường đặc biệt là trường mầm non. Mời các bạn tham khảo Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của trường mầm non.

1. Kế hoạch cải cách hành chính trường mầm non số 1

KẾ HOẠCH

Cải cách hành chính năm ........

Căn cứ Kế hoạch số.......... Ngày........, của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ......... ban hành về công tác cải cách hành chính năm ........

Trường Mầm non ............ xây dựng Kế hoạch CCHC năm ........ như sau:

I. Mục đích- yêu cầu

1. Mục đích

- Thực hiện các nội dung Chương trình cải cách hành chính của UBND huyện ........... năm ......... Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân trong địa phương.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động của nhà trường có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ phục vụ tốt yêu cầu của nhân dân, phụ huynh, học sinh; tạo môi trường cho các tổ chức, cá nhân tuân thủ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường và của ngành.

- Nâng cao chất lượng công tác hành chính ở nhà trường; có tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến công dân.

- Tiếp tục xây dựng nền hành chính trong lĩnh vực giáo dục: trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh; cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB,GV,NV) nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC);

2. Yêu cầu:

- Nâng cao chất lượng công tác hành chính; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để nâng cao công tác CCHC tại các tổ, bộ phận chức năng trong nhà trường;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quả lý, điều hành và giải quyết các thủ tục hành chính, xử lý công việc, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính.

- Nâng cao nhận thức của CB, GV,NV về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện CCHC, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục tăng cường kỹ luật , kỹ cương hành chính để mang lại hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực CCHC; Xây dựng đội ngũ CB,GV,NV nhà trường có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

II. Nhiệm vụ cải cách hành chính

1. Cải cách thể chế

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, quy định của ngành, nội quy của cơ quan đơn vị cho CB,GV,NV và phụ huynh.

- Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành, kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Chú trọng ban hành các văn bản cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo công tác chuyên môn.

- Sắp xếp, quản lý, lưu trữ văn bản đi, đến khoa học đúng quy định.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Xây dựng và công khai quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Phân công CB-GV-NV phụ trách, bố trí cơ sở vật chất phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà trường. Đảm bảo thời gian, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Phân công cán bộ và công khai số điện thoại của cán bộ chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính của các bộ phận chức năng trong nhà trường.

- Có giải pháp nâng cao chất lượng hội họp; giảm giấy tờ hành chính không cần thiết; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính.

- Thực hiện việc tiếp dân, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính theo quy định; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị.

3. Cải cách tổ chức bộ máy nhà trường

- Xây dựng quy chế làm việc, trong đó phân công công tác rõ ràng cho các thành viên trong nhà trường.

- Xây dựng nội quy trong nhà trường.

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ nhà trường, các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng trong nhà trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với tổ chức Công đoàn.

- Xây dựng quy tắc ứng xử của CB-GV-NV, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở. Đảm bảo không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm độc hại. Không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc. Trang phục CB,GV,NV và học sinh gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp. Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp, thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Thực hiện nghiêm luật cán bộ, công chức, viên chức; Luật giáo dục.

Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lý, giáo viên năm học.........

Xây dựng và rà soát quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tổ chuyên môn và các đoàn thể.

Tiếp tục thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, nhằm bảo đảm cơ cấu hợp lý và hiệu quả về đội ngũ trong nhà trường.

Thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL, giáo viên theo quy định hiện hành, đảm bảo chính xác, khách quan, đúng quy trình, theo các tiêu chí cụ thể, gắn với chất lượng, hiệu quả công việc, trong đó đề cao việc thực hiện tốt công tác CCHC, có tác dụng động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại hạn chế.

Phân công chuyên môn và công tác kiêm nhiệm cho giáo viên, nhân viên hợp lý, đảm bảo công bằng, dân chủ, phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và hoạt động nhà trường. Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy đúng quy định.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong cơ quan gắn với "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

5. Cải cách tài chính công

- Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện phân phối thu nhập tăng thêm trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện công tác kiểm kê, quản lý tài sản công theo quy định. Bảo quản, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả và đúng quy định hiện hành.

- Thực hiện quy định Ba công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .

- Thực hiện Quy chế công khai tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bằng một trong các hình thức: Niêm yết tại trụ sở cơ quan; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

- Thực hiện đúng quy định các khoản thu trong nhà trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; việc thu, chi trong nhà trường.

- Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Hiện đại hóa nền hành chính

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, thực hiện có hiệu quả webside nhà trường, hộp thư điện tử…

- Tiếp tục đầu tư phương tiện, trang thiết bị làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Ban hành kế hoạch CCHC kịp thời; thực hiện đầy đủ các báo cáo CCHC theo quy định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho văn phòng, các tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo các đoàn thể, CB-GV-NV để hiểu đúng, hiểu đủ CCHC nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác CCHC trong toàn trường.

- Tăng cường kiểm tra nội bộ công tác CCHC đối với văn phòng nhà trường, các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng và CB-GV-NV; đưa nội dung kiểm tra CCHC vào kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.

III. Giải pháp

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho CB-GV-NV hiểu đúng, hiểu đủ về CCHC.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của CB-GV-NV, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bộ phận văn phòng và CB-GV-NV trực tiếp giải quyết TTHC.

- Gắn trách nhiệm của từng CB-GV-NV trong CCHC; việc thực hiện CCHC là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

- Tăng cường kiểm tra nội bộ công tác CCHC; đưa nội dung kiểm tra CCHC vào các kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban giám hiệu

- Tổ chức tuyên truyền cho CB,GV,NV, phụ huynh hiểu đúng, hiểu đủ về cải cách hành chính.

- Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cho CB-GV-NV thực hiện cải cách hành chính trong nhà trường.

- Chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện kế hoạch cải cách hành chính.

- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra hoặc trực tiếp kiểm tra công tác cải cách hành chính trong nhà trường.

- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cấp trên về công tác cải cách hành chính trong nhà trường.

- Đánh giá các tổ, các bộ phận chức năng, CB,GV,NV về công tác cải cách hành chính.

2. Tổ chuyên môn và văn phòng

- Thường xuyên tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường thực hành cải cách hành chính, tham mưu quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyên môn được phân công.

- Có trách nhiệm thực hiện CCHC trong lĩnh vực chuyên môn được phân công, nhất là trong việc thực hiện các TTHC, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ban giám hiệu đảm bảo có chất lượng, kịp thời.

3. Công đoàn

Phối hợp nhà trường tập huấn, tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra công tác CCHC trong nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Trên đây là Kế hoạch cải cách hành chính năm ........ của trường Mầm non ............, yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cần báo ngay với Ban giám hiệu để xem xét điều chỉnh kịp thời ./.

Nơi nhận

2. Kế hoạch cải cách hành chính trường mầm non số 2

KẾ HOẠCH
Cải cách hành chính năm 2021 của trường Mầm Non

Căn cứ Quyết định .................. ngày .... tháng .... năm ........ của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố ...................về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo.

Trường Mầm Non...................xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 như sau:

I. Mục tiêu:

- Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên và là giải pháp quan trọng trong chương trình làm việc của nhà trường, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ của nhà trường và của ngành giáo dục thành phố ...................trong năm 2021.

- Tiếp tục xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị, cá nhân trong việc yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

- Tạo bước đột phá về kỷ cương, kỷ luật hành chính để mang lại hiệu quả, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để nâng cao công tác cải cách hành chính tại đơn vị.

- Thủ tục hành chính được cải cách theo hướng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; 100% TTHC được cập nhật, niêm yết công khai, rõ ràng tại bộ phận văn thư và 100% văn bản đi, đến được cập nhật đúng quy cách và thời gian quy định.

II. Nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2021:

1. Cải cách thể chế:

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng các kế hoạch chỉ đạo, điều hành nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nâng cao chất lượng trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn.

- Đảm bảo 100% văn bản ban hành đúng quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, thực hiện các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản đúng nội dung, thể thức.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Thường xuyên cập nhật các quy định TTHC mới do phòng giáo dục và sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai đầy đủ TTHC theo quy định trên trang web của trường.

- Tiếp tục tuyên tuyền sâu rộng và công bố TTHC đã ban hành.

- Đinh kỳ và đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện CCHC của các thành viên chủ chốt của nhà trường

3. Cải cách tổ chức bộ máy:

- Tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ và quy chế làm việc của các thành viên trong nhà trường, phát huy cơ chế phối hợp giữa chuyên môn, công đoàn và các tổ chức trong đơn vị.

- Nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ CBGV-NV trong nhà trường về thực hiện cải cách hành chính.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC,VC:

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm phục vụ cho sự phát triển giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch và quán triệt thực hiện tốt các kế hoạch, quyết định có liên quan đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội giáo viên, nhân viên.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá công chức, viên chức, chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Khen thưởng giáo viên nhân viên đúng theo quy định pháp luật, việc đánh giá phân loại giáo viên, nhân viên phải theo các tiêu chí cụ thể, gắn với chất lượng, hiệu quả công việc được giao trong đó đề cao việc thực hiện công tác CCHC.

- Cán bộ quản lý thực hiện nghiêm túc kế hoạch tham gia dạy học theo thông tư 48 của Bộ giáo dục và đaog tạo.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong đơn vị gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

5. Cải cách tài chính công

-Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế khoán chi hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ nhằm tăng thêm thu nhập cho CBGVNV trong đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra tài chính, tài sản và các khoản thi chi trong nhà trường.

6. Hiện đại hóa nền hành chính:

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cường hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường đưa tin, bài về CCHC và các chuyên mục khác trên website của nhà trường.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo.

III. Giải pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên để hiểu đúng về công tác CCHC.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của cán bộ công chức, viên chức nhất là các phó hiệu trưởng, nhân viên văn thư.

- Gắn công việc của BGH trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính, việc thực hiện CCHC là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng cho cá nhân.

IV. Tổ chức thực hiện:

- Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai đến tất cả CBGV-NV, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đề ra.

- Các phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ viên thực hiện kế hoạch CCHC của đơn vị.

- Trên đây là Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2021 của Trường Mầm non ..................../.

Nơi nhận:

-Các Hiệu phó;

-Các tổ CM;

-Website của trường;

- Lưu hs trường.

HIỆU TRƯỞNG

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 17.153
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm