Giấy mời họp tổ dân phố năm 2024

Mẫu giấy mời họp thôn, tổ dân phố năm 2024 được quy định chi tiết tại Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ sẽ được Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc như sau.

1. Mẫu giấy mời họp thôn, tổ dân phố mới nhất

Mẫu giấy mời họp thôn, tổ dân phố mới nhất

UBND XÃ (PHƯỜNG)...........................

THÔN (TỔ DÂN PHỐ).................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............................., ngày... tháng... năm........

GIẤY MỜI

Trân trọng kính mời ông (bà):.....................................................................

Về việc.........................................................................................................

1. Thời gian, địa điểm

a) Thời gian:

b) Địa điểm:

2. Thành phần

a) Chủ trì:

b) Đại biểu tham dự:

3. Nội dung

4. Đầu mối liên hệ thông tin về cuộc họp:………………………………

5. Các tài liệu phục vụ cuộc họp (nếu có).

Thôn, tổ dân phố........................ đề nghị ông (bà) bố trí thời gian tham gia đầy đủ, đúng thành phần./.

Chủ trì cuộc họp

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Nội dung giấy mời họp thôn, tổ dân phố

Giấy mời họp thôn, tổ dân phố được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố viết và gửi đến từng hộ dân trong khu dân cư nhằm phổ biến những chính sách mới của nhà nước, địa phương đến cộng đồng, để mọi người cùng biết và thực hiện.

Đồng thời, trong các buổi họp thôn (tổ dân phố), người dân được thảo luận, trao đổi ý kiến của bản thân về việc thực thi pháp luật tại địa phương, những vấn đề nổi cộm chưa được các cơ quan chức năng giải quyết, họp bàn về một số vấn đề liên quan đến những hoạt động sẽ tổ chức tại khu phố, mức nộp tiền quỹ... Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến của người dân và gửi cho UBND cấp xã (phường) để kịp thời giải quyết.

Như vậy, giấy mời họp thôn, tổ dân phố bao gồm những nội dung như:

  • Họ tên người được mời.
  • Mục đích tổ chức họp thôn, tổ dân phố.
  • Thời gian và địa điểm tổ chức ở đâu phải phù hợp với điều kiện thực tế để người dân có thể tham gia đầy đủ.
  • Thành phần tham dự cuộc họp: gồm người dân trong khu phố, ban quản lý khu phố, đại diện lãnh đạo cấp xã (phường)
  • Danh mục các tài liệu phục vụ cho cuộc họp, có thể được gửi kèm giấy mời hoặc được phát tại buổi họp.

Ngoài giấy mời, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn sẽ dùng loa phát thanh tại khu phố để thông báo đến toàn thể nhân dân biết đến cuộc họp và thực hiện quyền công dân của mình.

3. Trình tự tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố

3.1. Thẩm quyền triệu tập, chủ trì cuộc họp tổ dân phố

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định những nội dung được quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Nghị định 59/2023/NĐ-CP)

- Trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

  • Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư.
  • Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đồng thời là Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập và chủ trì cuộc họp sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

- Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền cho một thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố.

- Tài liệu phải gửi đến hộ gia đình ít nhất 2 ngày trước khi cuộc họp diễn ra liên quan đến nội dung như:

  • Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
  • Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
  • Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

3.2. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư

- Người chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc họp. Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.

- Người tham dự cuộc họp thảo luận về những nội dung được người chủ trì hoặc người được phân công trình bày.

- Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận

+ Đối với hình thức biểu quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết và được ghi vào biên bản cuộc họp.

+ Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, người chủ trì cuộc họp đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03 đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ban kiểm phiếu được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý.

+ Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu.

+ Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (Trong quá trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp.

- Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng các hình thức văn bản.

- Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3.3. Trường hợp tổ chức cuộc họp cụm dân cư

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp thôn, tổ dân phố có từ 200 hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể ủy quyền cho thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố.

Trên đây là Mẫu giấy mời họp thôn, tổ dân phố năm 2024 theo quy định mới nhất. Mời các bạn đón đọc các nội dung liên quan tại mục Biểu mẫu của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 6.283
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo