Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán mới nhất
Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là một trong những bảng báo cáo cần có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào, mời các bạn tham khảo.
Cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính thông tư 133
Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 mới nhất
Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (xem mẫu B01a - DNN)
Mẫu B01a là lập báo cáo THTC theo tính thanh khoản giảm dần.
a) Tài sản
-Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số 'dư Nợ của các TK 111, 112, số dư Nợ chi tiết của TK 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền).
- Đầu tư tài chính (Mã số 120)
- Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123 + Mã số 124.
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã sổ 121)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chính khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đích chờ tăng giá để bán ra kiếm lời). Chỉ tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tài chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi. nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 121.
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã sổ 122)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110), và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1281, 1288.
+ Đầu tư góp vổn vào đơn vị khác (Mã sổ 123)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 228.
+ Dự phòng ton thất đầu tư tài chính (Mã sổ 124)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2291, 2292 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136.
+ Phải thu của khách hàng (Mã sổ 131)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm báo
cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng.
+ Trả trước cho người bán (Mã sổ 132)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán để mua tài sản, dịch vụ nhưng chưa nhận được tài sản, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 mở theo từng người bán.
+ Vổn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã sổ 133)
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 317) hoặc chỉ tiêu "Vốn góp của chủ sở hữu" (Mã số 411) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 1361.
+ Phải thu khác (Mã số 134)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu nội bộ khác ngoài phải thu về vốn kinh doanh; phải thu về cho vay, phải thu về các khoản đã chi hộ; phải thu về tiền lãi, cổ tức được chia, các khoản tạm ứng; các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn tạm thời,. mà doanh nghiệp được quyền thu hồi.
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải trả khác” (Mã số 315) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1288 (phải thu về cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.
+ Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135)
Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381.
+ Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 136)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2293 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.
+ Hàng tồn kho (Mã số 141)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155,156,157
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã sổ 142)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Tài sản cố định (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152.
+ Nguyên giá (Mã sổ 151)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định tại thời
điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã sổ 152)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định luỹ kế tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2141, 2142, 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Bất động sản đầu tư (Mã số 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.
+ Nguyên giá (Mã sổ 161)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo sau khi đã trừ số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá.
Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã sổ 162)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư dùng để cho thuê tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 170)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí
đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241.
Tài sản khác (Mã số 180)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Thuế GTGT còn được khấu trừ và tài sản khác tại thời điểm báo cáo.
Mã số 180 = Mã số 181 + Mã số 182.
+ Thuế giá trị gia tăng được khẩu trừ (Mã sổ 181)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của TK 133.
+ Tài sản khác (Mã sổ 182)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước, thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 242, 333.
- Tồng cộng tài sản (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160 + Mã số 170 + Mã số 180.
b) Nợ phải trả (Mã số 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Mã số 300 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
+ Phải trả người bán (Mã sổ 311)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331 mở cho từng người bán.
+ Người mua trả tiền trước (Mã sổ 312)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 131 mở cho từng khách hàng.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã sổ 313)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.
+ Phải trả người lao động (Mã sổ 314)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 334.
+ Phải trả khác (Mã sổ 315)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ khác ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, các khoản phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ, doanh thu chưa thực hiện...
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các TK 335,3368,338, 1388.
+ Vay và nợ thuê tài chính (Mã sổ 316)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác kể cả khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341, 4111 (cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).
+ Phải trả nội bộ về vổn kinh doanh (Mã sổ 317)
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và mô hình quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 411).
Chỉ tiêu này chỉ trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 3361. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 133) trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên.
+ Dự phòng phải trả (Mã số 318)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước... Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 352.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 319)
Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 353.
+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 356.
c) Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Mã số 400 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417
Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 411)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu vào
doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần phản ánh vốn góp của các cổ đông theo mệnh giá cổ phiếu) tại thời điểm báo cáo.
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này có thể phản ánh số vốn được cấp nếu doanh nghiệp quy định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận vốn kinh doanh được cấp vào TK 411.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111.
- Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)
Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112. Nếu TK 4112 có số dư Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn
(...).
- Vổn khác của chủ sở hữu (Mã sổ 413)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118.
- Cổ phiếu quỹ (Mã sổ 414)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ hiện có ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 419 và được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Chênh lệch tỷ giá hổi đoái (Mã sổ 415)
Trường hợp đơn vị sử dụng đồng tiền khác Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chỉ tiêu này phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
- Các quỹ thuộc vổn chủ sở hữu (Mã sổ 416)
Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời
điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phổi (Mã sổ 417)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.
Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn
Mã số 200” = Mã số 500”
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 133
1. Tài sản
– Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, 112, số dư Nợ chi tiết của TK 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền).
Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản mục được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được phép trình bày trong chỉ tiêu này. Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…
Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục.
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trình bày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
– Đầu tư tài chính (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính (sau khi đã trừ đi dự phòng tổn thất đầu tư tài chính) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123 + Mã số 124.
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chính khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đích chờ tăng giá để bán ra kiếm lời). Chỉ tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tài chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi… nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 121.
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 122)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110), và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1281, 1288.
+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 228.
+ Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (Mã số 124)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2291, 2292 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136.
+ Phải thu của khách hàng (Mã số 131)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng.
+ Trả trước cho người bán (Mã số 132)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán để mua tài sản, dịch vụ nhưng chưa nhận được tài sản, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 mở theo từng người bán.
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 133)
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 317) hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 411) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 1361.
+ Phải thu khác (Mã số 134)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu nội bộ khác ngoài phải thu về vốn kinh doanh; phải thu về cho vay, phải thu về các khoản đã chi hộ; phải thu về tiền lãi, cổ tức được chia, các khoản tạm ứng; các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn tạm thời,… mà doanh nghiệp được quyền thu hồi.
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải trả khác” (Mã số 315) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 1288 (phải thu về cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.
+ Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135)
Chỉ tiêu này phản ánh các tài sản thiếu hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381.
+ Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 136)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2293 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.
+ Hàng tồn kho (Mã số 141)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tài sản cố định (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152.
+ Nguyên giá (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 152)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định lũy kế tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2141, 2142, 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Bất động sản đầu tư (Mã số 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.
+ Nguyên giá (Mã số 161)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo sau khi đã trừ số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá.
Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217.
+ Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 162)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư dùng để cho thuê tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 170)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241.
– Tài sản khác (Mã số 180)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Thuế GTGT còn được khấu trừ và tài sản khác tại thời điểm báo cáo.
Mã số 180 = Mã số 181 + Mã số 182.
+ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 181)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của TK 133.
+ Tài sản khác (Mã số 182)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước, thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết các TK 242, 333.
– Tổng cộng tài sản (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160 + Mã số 170 + Mã số 180.
2. Nợ phải trả (Mã số 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Mã số 300 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
+ Phải trả người bán (Mã số 311)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331 mở cho từng người bán.
+ Người mua trả tiền trước (Mã số 312)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 131 mở cho từng khách hàng.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.
+ Phải trả người lao động (Mã số 314)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 334.
+ Phải trả khác (Mã số 315)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ khác ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, các khoản phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ, doanh thu chưa thực hiện…
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải trả nội bộ khác trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải thu nội bộ khác trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các TK 335, 3368, 338, 1388.
+ Vay và nợ thuê tài chính (Mã số 316)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác kể cả khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341, 4111 (cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).
+ Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 317)
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và mô hình quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 411).
Chỉ tiêu này chỉ trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 3361. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 133) trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên.
+ Dự phòng phải trả (Mã số 318)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 352.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 319)
Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 353.
+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 356.
- Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Mã số 400 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417
– Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 411)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu vào doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần phản ánh vốn góp của các cổ đông theo mệnh giá cổ phiếu) tại thời điểm báo cáo.
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này có thể phản ánh số vốn được cấp nếu doanh nghiệp quy định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận vốn kinh doanh được cấp vào TK 411.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111.
– Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)
Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112. Nếu TK 4112 có số dư Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118.
– Cổ phiếu quỹ (Mã số 414)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ hiện có ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 419 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 415)
Trường hợp đơn vị sử dụng đồng tiền khác Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chỉ tiêu này phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
– Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 416)
Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418.
– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 417)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133
166,7 KB 22/02/2018 3:37:00 CHCách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 (tệp PDF)
83,5 KB 22/02/2018 3:45:55 CH
Gợi ý cho bạn
-
3 Mẫu Công văn giải trình về hóa đơn bỏ trốn 2024
-
Tờ khai lệ phí môn bài mới nhất 01/LPMB 2024
-
Mẫu số C1- 01/NS lệnh thu ngân sách nhà nước 2024 mới nhất
-
Hệ thống tài khoản kế toán Hành chính sự nghiệp
-
Hướng dẫn cách kê khai thuế môn bài năm 2024 qua mạng
-
Mẫu 05/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024 mới nhất
-
Mẫu hóa đơn bán hàng năm 2024
-
Mẫu phiếu lương 2024
-
Itaxviewer mới nhất 2024 - Phần mềm đọc file xml
-
Đơn đề nghị mua hóa đơn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến