Biên bản họp đánh giá những điểm chưa hợp lý trong bộ sách giáo khoa lớp 1

Biên bản họp đánh giá những điểm chưa hợp lý trong bộ sách giáo khoa lớp 1 là mẫu để lập ra nhằm đánh giá những ưu và nhước điểm khi thực hiện giảnh dạy SGK lớp 1 năm học vừa qua. Mời các bạn tham khảo.

Biên bản họp đánh giá những điểm chưa hợp lý trong bộ sách giáo khoa lớp 1 chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô tham gia nhận xét bộ SGK lớp 1 trong suốt năm học vừa qua.

Đánh giá bộ sách giáo khoa lớp 1

PHÒNG GDĐT

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP
ĐÁNH GIÁ SÁCH NHỮNG ĐIỂM CHƯA HỢP LÝ TRONG BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1

Thời gian:.........................................

Địa điểm:..................................

Thành phần:..................................

Chủ trì:..................................

Thư ký:..................................

* KIỂM DIỆN: Có mặt:

I. NỘI DUNG

Cô ……….. thông qua nội dung cuộc họp.

Giáo viên căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, dựa vào nội dung sách giáo khoa và tình hình thực tế giảng dạy của nhà trường, giáo viên trong tổ họp, tìm và đưa ra những điểm chưa phù hợp của sách giáo khoa trong từng môn học, cụ thể như sau:

1. Sách Tiếng Việt – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam:

1.1 Sách Tiếng Việt tập 1:

- Nội dung phần luyện đọc tiếng và từ ứng dụng trong một bài quá nhiều, phần luyện đọc câu và đoạn ứng dụng quá dài, học sinh rất khó có thể đọc hết được nội dung bài tập đọc, nhất là đối với học sinh tiếp thu chậm.

- Việc đưa 2 âm ghép vào cùng một bài khiến học sinh khó nhớ và việc đọc của các em gặp khó khăn (VD: bài Ch – kh; bài Th, ia; bài Gh, nh ; bài ph, qu,…)

- Trong tất cả các bài học âm và vần đều đưa phần luyện đọc tiếng vào quá nhiều, khiến nội dung bài đọc dài hơn và học sinh cảm thấy nhàm chán và áp lực khi phải đọc quá nhiều, không tạo được hứng thú cho học sinh khi luyện đọc.

- Bài 50 và bài 70 nội dung ôn tập lập bảng ôn tập vần như sách giáo khoa cũ trong khi các bài ôn tập khác đều đưa nội dung luyện đọc tiếng chứa vần, không lập bảng, không có sự thống nhất trong trình bày sách.

- Bài 14: ch - kh, phần hình thành tiếng “khỉ” trình bày sai.

1.2. Sách Tiếng Việt tập 2:

- Phần bài luyện đọc các văn bản trong sách học kì 2, nội dung văn bản quá dài (có những bài lên tới 125 chữ),

- Phần cung cấp kiến thức mới quá nhiều (có những bài giới thiệu 5 đến 7 vần mới, đều là những vần khó phát âm) , nhiều từ khó phát âm và khó hiểu được nghĩa với học sinh lớp 1.

+ Chủ đề 2: Bài 3: Cả nhà đi chơi núi cung cấp 5 vần mới (uya, uyp, uynh, uych, uyu)

+ Chủ đề 6: Cuộc thi tài năng của rừng xanh cung cấp tới 7 vần mới (yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh, ooc)

- Chủ đề 2- Bài 3: “Cả nhà đi chơi núi” nhưng tranh giới thiệu lại là một gia đình đang đi chơi biển, không phù hợp với nội dung bài.

- Một số bài nội dung đưa ra yêu cầu quá cao đối với học sinh:

+ Bài 1 (trang 42): Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong.

+ Bài 1 (trang 22) Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oac, oăc, oam, oăm, uơ, oach, oăng.

+ Bài 1 (trang 122) Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ooc, yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh.

- Bài trang 55 : Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. Mẫu: già – ra (mẫu đưa ra không chính xác, yêu cầu tìm vần giống nhau nhưng mẫu đưa ra lại là âm)

2. Môn Toán - Bộ Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh:

Lượng kiến thức đưa vào các bài học còn quá nặng so với năng lực của học sinh lớp 1. Cụ thể:

- Bài Các số 4,5,6, các số 7,8,9 học đến 3 số trong 1 tiết nhiều em không thể nắm chắc được các số, nhiều học sinh còn không đọc được số hay quên và viết số hay sai, hình ảnh ở bài 4 chọn quả thanh long học sinh rất khó đếm.

- Bài các số 11,12,13,14,15,16 (2 tiết), đưa nhiều số vào một bài học sinh khó tiếp thu kiến thức.

- Bài Lớn hơn, Dấu >. Bé hơn, Dấu <. Bằng nhau, Dấu =, đưa cùng một lúc ba dấu vào một bài học thì học sinh rất dễ nhầm lẫn, hay nhầm dấu > và dấu <.

- Bài nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ở bài tập 3 có một học sinh cầm xẻng trên tay khiến học sinh lăn tăn không biêt có đếm hay không.

- Bài luyện tập trang 72, 73 ở bài 5 bức tranh đưa ra chưa phù hợp, không trực quan

- Bài các số có hai chữ số (từ 41 đến 70) và bài các số có hai chữ số (từ 71 đến 99) ở bài 3 hình ảnh chưa phù hợp, rối mắt và vật minh họa quá nhỏ,

- Bài các số đến 100 hình ảnh ở bài tập 3 chưa phù hợp, chùm chìa khóa và chùm cà rốt học sinh rất khó đếm từng chìa từng quả

- Bài phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40, phần hình thành bài mới chưa đảm bảo được yêu cầu cần đạt của bài

- Bài luyện tập trang 138 ở bài 1 yêu cầu chưa phù hợp nên nêu yêu cầu là tính nhẩm.

3. Môn Tự nhiên và Xã hội – Bộ Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Một số bài còn kênh chữ quá nhiều so với học sinh, giáo viên phải hoạt động nhiều

- Bài 5: Trường học của em (trang 35) yêu cầu học sinh hãy nói địa chỉ của trường bạn , yêu cầu này so với học sinh lớp 1 là quá cao vì các em chưa biết rõ về địa chỉ.

- Bài 9: An toàn trên đường (trang 60) yêu cầu học sinh nêu những biển báo giao thông có trong hình so với học sinh lớp 1 thì kiến thức khá nặng.

4. Môn Đạo đức - Bộ Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Câu hỏi đưa ra còn dài và khó đối với học sinh lớp 1. (Bài 7/ trang 36 )

- Tình huống đưa ra khó và chưa phù hợp với học sinh. (Bài 15/ trang 76)

5. Môn Hoạt động trải nghiệm - Bộ Cánh Diều – NXB Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh:

Tuần 15 (trang 40):

+ Chia sẻ về các anh hùng quê hương

+ Hát về người anh hùng quê hương

- Yêu cầu này so với các em là quá cao vì các em chưa thuộc được các bài hát về người anh hùng.

6. Môn Giáo dục thể chất – Bộ Chân trời sáng tạo – NXB Giáo dục Việt Nam:

- Kênh chữ còn quà nhiều trong khi học sinh lớp 1 chưa biết đọc.

- Nội dung kiến thức trong một bài quá nặng so với học sinh.

- Nội dung vận động quá sức với học sinh lớp 1.

7. Môn Âm nhạc – Bộ Chân trời sáng tạo – NXB Giáo dục Việt Nam:

- Nội dung kiến thức trong các bài quá nhiều và nặng so với học sinh lớp 1.

- Các yêu cầu tổ chức hoạt động không thể thực hiện vì sĩ số học sinh quá đông.

- Các bài hát mới lời bài hát khó thuộc (Múa đàn, Tiếng trống trường,

- Phần đọc nhạc khá khó với học sinh lớp 1.

8. Môn Mĩ thuật – Bộ Chân trời sáng tạo – NXB Giáo dục Việt Nam:

- Một số chủ đề yêu cầu quá cao so với học sinh lớp 1.

- Đồ dùng yêu cầu trong các tiết học quá nhiều, học sinh khó chuẩn bị.

- Yêu cầu bài tập quá nhiều.

- Hình ảnh minh họa của một số bài chưa.

Biên bản được đọc thông qua trước toàn thể hội đồng và thống nhất 100 %.

Biên bản được kết thúc vào hồi 20h 00 cùng ngày.

Chủ trìThư kí:

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.321
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo