Mẫu 01-DS Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ 2024

Tải về

Mẫu 01-DS - Biên bản giao nhận tài liệu chứng cứ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc giao nhận chứng cứ, tài liệu. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin của người nhận chứng cứ, người giao chứng cứ, thời gian và địa điểm giao nhận chứng cứ, nội dung của biên bản giao nhận... Mời bạn đọc cùng tham khảo và tải về.

1. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ

Căn cứ Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quy định như sau:

Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.

1.1. Chứng cứ là gì?

"Chứng cứ" tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được viết như sau:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Chứng cứ trong vụ việc dân sự có thể được giữ bởi các bên liên quan, cũng như bởi các cơ quan, tổ chức. Để bên có thể thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình, Tòa án và Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân giữ chứng cứ cung cấp cho bên, Tòa án hoặc Viện kiểm sát. Vì vậy, việc cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan và tổ chức có thẩm quyền là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự.

1.2. Nội dung của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ

Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan và tổ chức có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân giữ tài liệu và chứng cứ, cung cấp cho bên, Tòa án và Viện kiểm sát theo yêu cầu của họ. Trường hợp không thể cung cấp, cần nêu rõ lý do; nếu cố ý không cung cấp chứng cứ cho bên, Tòa án hoặc Viện kiểm sát khi được yêu cầu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 106 và Điều 495 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Điều 106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ

3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Điều 495. Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tòa án xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 

2. Người có hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở Tòa án giải quyết vụ án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu". Theo đó, "nếu từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, người đó có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm".

2. Biên bản giao nhận tài liệu chứng cứ 2024 - Mẫu 01-DS

Tải mẫu 01-DS Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ 2024 file DOCX và PDF đã được HoaTieu.vn tổng hợp tại đây. Các bạn có thể tải về và sử dụng trực tiếp.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

Hồi …..giờ….phút, ngày....... tháng........ năm

Tại:.......................................................................

Người giao nộp tài liệu, chứng cứ (1):..................................................

Là:…………..….…..(2) trong vụ án về (3).............................................

Người nhận tài liệu, chứng cứ:(4).......................................................

Đã tiến hành việc giao nhận tài liệu, chứng cứ sau đây:(5)............................

NGƯỜI GIAO NỘP 
TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

NGƯỜI NHẬN 
TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Cách viết mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ, mẫu số 01-DS

(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nộp tài liệu, chứng cứ.

(2) Nếu là đương sự thì ghi tư cách đương sự của người giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ”.

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.

(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người nhận tài liệu, chứng cứ và địa chỉ của Tòa án nơi nhận tài liệu, chứng cứ.

(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng tài liệu, chứng cứ. Ví dụ: tài liệu, chứng cứ là văn bản thì ghi rõ số bản, số trang của từng tài liệu, chứng cứ.

4. Hình ảnh mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Mời bạn đọc tham khảo những bài viết khác tại lĩnh vực Khiếu nại - Tố cáo trong mục Biểu mẫu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 875
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm