Báo cáo phòng chống tham nhũng 2024
Hằng năm, các địa phương có trách nhiệm lập báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương mình. Mẫu giúp đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị. Sau đây là nội dung chi tiết.
Mẫu báo cáo tham nhũng mới nhất 2024
1. Báo cáo phòng chống tham nhũng là gì?
Báo cáo phòng chống tham nhũng là mẫu về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
2. Báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2024
Báo cáo phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN .......... Số:............. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ............., ngày ....tháng .....năm 2024 |
BÁO CÁO
Công tác phòng, chống tham nhũng Quý II và 6 tháng đầu năm 2024; Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024
Thực hiện Công văn số .../TTr-PCTN ngày .../.../2024 của Thanh tra tỉnh ............ về việc báo cáo công tác PCTN Quý II và 6 tháng đầu năm 2024.
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện ............. Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) Quý II và 6 tháng đầu năm 2024; Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, với các nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác PCTN;
Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND huyện ban hành triển khai các văn bản liên quan công tác phòng, chống tham nhũng đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, cụ thể: Kế hoạch số .../KH-UBND ngày .../.../2024 về triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; Công văn số ..../UBND-TTr, ngày .../.../2024 về việc góp ý kiến dự thảo Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng năm 2024; Công văn số .../TB-UBND ngày .../.../2024 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn .../UBND□TTr, ngày .../.../2024 về việc triển khai thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ; Kế hoạch .../KH-UBND ngày .../.../2024 Kế hoạch kê khai, công khai minh bạch tài sản, thu nhập lần đầu trên địa bàn huyện .............; Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../2024 về việc phê duyệt danh sách các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập làn đầu; Báo cáo số .../BC-UBND ngày .../.../2024 về việc tổng 3 kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2024 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC); Công văn số ..../UBNDTTr ngày .../.../2024 về việc đôn đốc triển khai kê khai tài sản, thu nhập lần đầu (đợt 2 và kê khai lại) trên địa bàn huyện; tổ chức bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu cho Thanh tra tỉnh ............ theo quy định.
Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Chỉ đạo thực hiện Chương trình số ...../CT/HU, ngày .../.../2024 của Huyện ủy về công tác trọng tâm phòng, chống tham nhũng năm 2021; chỉ đạo, thực hiện Kế hoạch Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
Công tác chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN và các nhiệm vụ, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN;
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Chỉ thị số 410/CTTTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật PCTN; Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đến lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; quán triệt các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện về công tác PCTN.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (Khóa XII) về ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Việc tổng kết, đánh giá, rà soát và đưa ra danh mục những quy định pháp luật còn thiếu, sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, qua đó tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp: Không có
Tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác PCTN; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách): Không có
đ) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN thông qua các hình thức như: lồng ghép trong Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, các cuộc họp cơ quan, thôn, bản, tổ dân phố, các buổi sinh hoạt đoàn thể; tổ chức nói chuyện chuyên đề. Kết quả các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức quán triệt, triển khai được 308 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 28.000 lượt người tham dự là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường; thanh thiếu niên và nhân dân.
Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, lớp học, phát các tài liệu hỏi, đáp về phòng, chống tham nhũng; phát sóng các chương trình trên Đài tuyền thanh truyền hình, mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tham nhũng.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động;
Chỉ đạo xây dựng và ban hành Quy chế lãnh đạo công tác tài chính, mua sắm, thanh lý tài sản công, Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công, các chế độ định mức tiêu chuẩn thực hiện theo quy chế, công khai theo quy định. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch về tài chính của cơ quan, đơn vị tại Hội nghị cán bộ công chức của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật PCTN phù hợp, hiệu quả, công bố và công khai các kết luận, kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy hoạch sử dụng đất, tài chính, ngân sách, danh mục đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ, công chức đúng theo quy định của pháp luật.
Kết quả xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thị trấn tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, mua sắm, thanh lý tài sản công; Quy chế dân chủ, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản công. Kết quả có 34/34 cơ quan, đơn vị đã xây dựng ban hành quy chế tổ chức thực hiện.
Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
Chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 03/2007/QĐBNV, ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, không có trường hợp nào vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn một số ít cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về nghiệp vụ và kỹ năng trong giao tiếp và ứng xử công việc
Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Tuyên truyền về trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý.
Trong 6 tháng đầu năm chuyển đổi vị trí công tác 04 công chức cấp xã; không có người đứng đầu cơ quan, đơn vị bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng
đ) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt
Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán. Triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thông qua bản tin trên chuyên mục phát thanh, trên cổng thông tin điện tử của huyện. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận "một cửa liên thông", tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng đường truyền cáp quang và mạng nội bộ; triển khai thực hiện Hệ thống quản lý văn bản điều hành mới qua phần mềm VNPT-iOffice 4.0. Duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của huyện; thư điện tử công vụ của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức đi vào hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin, chỉ đạo điều hành, quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo Công văn số 724/UBND-VX ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh ............ với 34/34 cơ quan, đơn vị đều sử dụng chữ ký số chuyên dùng; Số lượng thủ tục hành chính công được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: 217 thủ tục; Số lượng thủ tục hành chính công được áp dụng mức độ 3 hoặc 4 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: 34 thủ tục.
Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các cơ quan, đơn vị đều thanh toán, trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
Thực hiện Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, UBND huyện ban hành Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 về việc phê duyệt danh sách các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Các phòng, ban, ngành, trường học, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức triển khai mẫu Bản kê khai theo phụ lục I, Nghị định số 130/2020/NĐ- CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đến tất cả các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập lần đầu của tổ chức, đơn vị thực hiện đầy đủ, nghiêm túc đúng theo quy định; tổng hợp Báo cáo số 883/BC-UBND ngày 27/4/2021 của UBND huyện ............. về kết quả triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập lần đầu huyện .............. Số đơn vị phải/đã triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là 40 cơ quan, đơn vị gồm: 13 phòng chuyên môn, 05 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, 21 xã, thị trấn và khối trường học (72 trường học); tỷ lệ 100% số cơ quan, đơn vị đã thực hiện; Số người phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là: 687 người; số người đã kê khai 686/687 người (còn 01 công chức Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Lũng Nặm chưa kê khai do đang điều trị bệnh hiểm nghèo), tỷ lệ đạt 99,85%. Số bản kê khai đã công khai 686 bản, tỷ lệ đạt 100% so với bản đã kê khai. Trong đó, số bản kê khai đã công khai theo hình thức niêm yết 02 bản, tỷ lệ đạt 0,3% so với số bản đã công khai; số bản đã kê khai đã công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp 684 bản, tỷ lệ đạt 99,56% so với số bản đã công khai.
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Tổng số vụ việc, đối tượng tham nhũng được phát hiện; tổng số tiền, tài sản tham nhũng được phát hiện trong kỳ báo cáo
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động giám sát, kiểm tra vàtự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý:
Không có
Kết quả công tác thanh tra, kiểm toán và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán: Không có
- Kết quả phát hiện vi phạm, tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán: Không có
- Kiến nghị xử lý vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán (Kiến nghị xử lý về: kinh tế, kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, hình sự và xử lý khác; sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành…): Không có
- Kết quả thực hiện các kiến nghị: Không có
Kết quả xem xét phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng; việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua xem xét phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng và qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Không có
Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác (nếu có):
Không có
đ) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương: Không có
Kết quả xử lý tài sản tham nhũng: Không có
- Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phát hiệnđược
- Kết quả thu hồi tài sản thamnhũng
+ Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính
+ Kết thu hồi bằng biện pháp tư pháp
g) Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu: Không có
- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứngđầu
- Kết quả áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí khác
- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng
4. Kết quả PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
Các hoạt động đã thực hiện để quản lý công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Không có
Số lượng doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thuộc phạm vi quản lý: (gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện): Không có
Kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Không có
- Kết quả xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng
- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu
- Kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Kết quả phát hiện, xử lý các hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
5. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN
Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí, nhà báo, doanh nghiệp, công dân, Ban thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể khác trong PCTN
Tuyên truyền, vận động, kiểm tra, nhắc nhở; khuyến khích tính tự giác của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đấu tranh, PCTN đã góp phần phát huy nâng cao vai trò của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đoàn thể trong việc phát hiện, tố giác về tham nhũng.
Những kết quả, đóng góp của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí, nhà báo, doanh nghiệp, công dân, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể khác trong PCT
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức hội, đoàn thể thực hiện các biện pháp PCTN trong công tác tuyên truyền pháp luật về PCTN tạo đồng thuận trong nhân dân về PCTN. Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định.
Tích cực tuyên truyền, vận động, kiểm tra, nhắc nhở; khuyến khích tính tự giác của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đấu tranh, PCTN đã góp phần phát huy nâng cao vai trò của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đoàn thể trong việc phát hiện, tố giác về tham nhũng.
Kết quả việc bảo vệ, khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo về hành vi tham nhũng: Không có
6. Hợp tác quốc tế về PCTN
Việc thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng theo Nghị định số 170/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Tuyên truyền về trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý. Trong 6 tháng đầu năm 2021, không có người đứng đầu cơ quan, đơn vị bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng.
2. Kết quả thực hiện các hoạt động về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong PCTN và các hoạt động hợp tác quốc tế khác về PCTN (nếu có): Không có
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG
1. Đánh giá tình hình
Đánh giá tình hình trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương và nguyên nhân
Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Rà soát góp ý các chế độ chính sách của Nhà nước, chỉ đạo xây dựng và ban hành Quy chế lãnh đạo công tác tài chính, mua sắm, thanh lý tài sản công, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công, các chế độ định mức tiêu chuẩn thực hiện theo quy chế, công khai theo quy định. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch về tài chính của cơ quan, đơn vị tại Hội nghị cán bộ công chức của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phù hợp, hiệu quả, công bố và công khai các kết luận, kếtquả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy hoạch sử dụng đất, tài chính, ngân sách, danh mục đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ, công chức đúng theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn: Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn xây dựng và ban hành Quy chế lãnh đạo công tác tài chính, quy chế lãnh đạo mua sắm, thanh lý tài sản công; Quy chế hoạt động; về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý sử dụng tài sản công được các cơ quan, đơn vị đã xây dựng và ban hành thực hiện.
Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng: Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện ............. chấp hành nghiêm quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Quy chế về việc tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ trướng Chính phủ. Qua theo dõi, nắm tình hình, tổng hợp báo cáo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không có trường hợp nào tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2021, không có người đứng đầu cơ quan,đơn vị bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng
So sánh tình hình với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước: Không có
2. Dự báo tình hình tham nhũng
Trong thời gian tới tình hình tham nhũng có thể phát sinh diễn biến phức tạp. Vì vậy, tăng cường các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh PCTN ở các lĩnh vực là cần thiết, thường xuyên. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí tại địa phương; công tác PCTN, lãng phí cơ bản đạt được mục tiêu "ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí" và "tạo bước chuyển biến rõ rệt" trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đề ra.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị, ngành, địaphương
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (Khóa XII) về ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng: Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện ............. chấp hành nghiêm quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Quy chế về việc tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Qua theo dõi, nắm tình hình, tổng hợp báo cáo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không có trường hợp nào tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định.
2. So sánh hiệu quả công tác PCTN kỳ này với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước: Không có
3. Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác PCTN: Hoàn thành mục tiêu công tác PCTN
4. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN
- Khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, lãng phí chưa được thường xuyên, còn mang tính hình thức, chủ yếu tổ chức lồng ghép các hội nghị, cuộc họp của các cơ quan đơn vị, họp xóm, sinh hoạt chi bộ, tổ chức đoàn thể; chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và nhân dân trong PCTN, lãng phí, tố cáo hành vi tham nhũng; Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hiệu quả chưa cao.
+ Công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục, nhiều lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng thiếu sự giám sát. Nghiệp vụ cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa được đào tạo đúng mức nên ảnh hưởng đến kết quả công tác chuyên môn.
+ Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp chưa có sự công khai tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân giám sát.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: Thể chế, chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý cón bất cập, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, vướng mắc, có nhiều kẽ hở; trình tự, thủ tục thực hiện còn rườm rà, việc công khai minh bạch còn hạn chế làm nảy sinh tham nhũng tiêu cực nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí.
+ Nguyên nhân chủ quan: Cán bộ, công chức thực hiện công tác tuyên truyền, đặc biệt là việc tuyên truyền ở các thôn, xóm còn hạn chế như: Phương pháp tuyên truyền pháp luật về PCTN, lãng phí chưa phong phú, trình độ dân trí thấp nên tiếp thu, phân tích, đánh giá còn hạn chế. Việc triển khai nội dung thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng chưa được thường xuyên, nghiệp vụ PCTN của cán bộ cơ quan thanh tra, kiểm tra chưa được đào tạo, khi phát hiện các sai phạm chỉ kiến nghị ở mức thu hồi các sai phạm về kinh tế, chưa mạnh dạn kiến nghị xử lý kỷ luật. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp. Chế độ tiền lương, đãi ngộ của cán bộ công chức còn thấp. Chưa có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và các văn bản, hướng dẫn về công tác phòng, chống tham nhũng đến lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; Tổ chức kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2022-2023”.
Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: Kê khai tài sản, thu nhập năm 2021; công khai các thủ tục hành chính; chế độ tự chủ về tài chính; tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơnvị.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có trình độ chuyên môn, kiến thức, năng lực, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, tác phong có uy tín lãnh đạo và gần gũi với nhân dân. Thực hiện thường xuyên công tác đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ gắn với thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của cán bộ, côngchức.
Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị mình; kiểm tra việc hệ thống hóa thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời gian giải quyết đối với từng loại công việc, thực hiện công khai và niêm yết nơi công sở để nhân dân thực hiện và giám sát việc thựchiện.
Rà soát góp ý các chế độ chính sách của Nhà nước, chỉ đạo xây dựng và ban hành Quy chế lãnh đạo công tác tài chính, mua sắm, thanh lý tài sản công, quy chế chi tiêu nội bộ… Hàng tháng, quý thực hiện tốt dân chủ công khai, minh bạch về tài chính của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phù hợp, hiệuquả.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, những người bao che cho tham nhũng; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và nhân dân.
2. Kiến nghị, đề xuất: Không có
Trên đây là Báo cáo công tác PCTN Quý II và 6 tháng đầu năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của huyện ............../.
Nơi nhận: - Thanh tra tỉnh ............; - Thường trực Huyện ủy; - Thường trực HĐND huyện; - Chủ tịch, các PCT UBND huyện; - Lưu: VT, TTr (Nga-TTV). | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Ký bởi: |
3. Hướng dẫn báo cáo phòng chống tham nhũng
Nội dung báo cáo phòng chống tham nhũng định kỳ 6 tháng đầu năm 2023
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ báo cáo.
- Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.
- Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu: 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-TTCP
Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo phòng, chống tham nhũng gồm:
- Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương tác động trực tiếp đến triển khai công tác thanh tra.
- Tóm tắt chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
- Kết quả thanh, kiểm tra.
- Kiến nghị xử lý vi phạm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
Trên đây là Báo cáo phòng chống tham nhũng 2024 mới nhất kèm hướng dẫn viết báo cáo theo đúng quy định hiện hành.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thanh Tâm
- Ngày:
Báo cáo phòng chống tham nhũng 2024
343,6 KB 13/08/2021 3:02:00 CHGợi ý cho bạn
-
Mẫu giấy khám sức khỏe mới nhất 2024
-
Cách điền phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu CT01 2024
-
Mẫu biên bản kiểm tra tình trạng xe mới nhất 2024
-
Đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất
-
Quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên
-
Mẫu giấy cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 2024
-
Điền mẫu 01/PLI Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 Nghị định 145
-
Mẫu Báo cáo ghi nhận tình hình sau kỳ nghỉ lễ 2/9
-
Đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2024
-
Mẫu đơn thuốc 2024 và cách ghi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh
Mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn Bộ Tư Pháp năm 2024
Mẫu đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Mẫu báo cáo kết quả khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Các cửa hàng giao dịch Viettel tại Sơn La mới nhất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến