Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30 (mới nhất)
Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30 (mới nhất)
1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30
1. GIỚI VÀ CÁC THUẬT NGỮ
- Giới và giới tính
- Định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân biệt giới
- Bình đẳng giới
- Công bằng giới
- Nhạy cảm giới
- Lồng ghép giới
2. GIỚI - GIỚI TÍNH
GIỚI: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội, không có sẵn từ khi ta sinh ra mà được dạy dỗ, mong đợi về mặt xã hội và được xã hội coi là thuộc về nam giới, phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái. Giới đa dạng, khác biệt Có thể thay đổi được
GIỚI TÍNH: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Giới tính có sẵn, tự nhiên, bẩm sinh, đồng nhất và không thay đổi được
3. ĐỊNH KIẾN GIỚI
- “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”
- “Trai tài lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”
- “Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng”
- “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”
- “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
4. Định kiến giới - Khuôn mẫu giới- Phân biệt đối xử về giới
Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ.
Ở Việt nam các định kiến giới thường đề cao vai trò và địa vị của nam giới, đẩy phụ nữ xuống địa vị thấp hơn, xuống vị trí mà người phụ nữ bị phụ thuộc hoặc năng lực bị coi thường.
Định kiến giới dẫn đến khuôn mẫu giới
Khuôn mẫu giới: là những mẫu hình giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nam giới và phụ nữ
Định kiến giới và khuôn mẫu giới dẫn đến phân biệt đối xử theo giới
Phân biệt đối xử theo giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí, quyền của cá nhân chỉ dựa trên việc họ là nam hay nữ
5. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam và nữ dựa trên cơ sở giới tính làm dẫn đến:
- Cơ hội khác nhau
- Sự tham gia khác nhau
- Tiếp cận và kiểm soát các nguồn khác nhau
- Thụ hưởng khác nhau
Những biểu hiện của bất bình đẳng giới:
Thể hiện trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, lao động - việc làm, chính trị, chăm sóc sức khỏe và công việc gia đình. Cụ thể là:
- Phân công lao động: Phụ nữ phải làm việc nhiều thời gian hơn nam giới, một số công việc của họ không được trả công (chăm sóc, nội trợ, hỗ trợ...) nên họ bị coi là không đóng góp nhiều cho xã hội.
- Cơ hội tiếp cận nguồn lực: Phụ nữ hạn chế hơn nam giới trong việc tiếp cận giáo dục – đào tạo, dạy nghề.
- Vị trí: Vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội thường thấp hơn nam giới. Phụ nữ không có tiếng nói trong việc ra những quyết định của gia đình.
- Hưởng thụ thành quả lao động: Cùng một công việc nhưng nữ được trả lương thấp hơn.
6. BÌNH ĐẲNG GIỚI
Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Bình đẳng giới thực chất là bình đẳng về quyền, về nghĩa vụ, về việc được hưởng mọi cơ hội và kết quả của nam và nữ.
7. BÌNH ĐẲNG GIỚI - CÔNG BẰNG GIỚI
Bình đẳng giới thực chất không phải là đối xử giống nhau đối với phụ nữ và nam giới; Mà là cần suy chiếu và tôn trọng những khác biệt sinh học (giới tính) của nam và nữ để đưa ra những biện pháp đảm bảo bình đẳng.
Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới có số lượng bằng nhau trong mọi loại công việc, mà là phụ nữ, nam giới có khả năng và sở thích làm việc gì thì được tạo điều kiện và trao cơ hội để họ làm việc đó.
Công bằng giới: là cách thức đối xử phù hợp với phụ nữ và nam giới trên cơ sở xem xét và coi trọng sự khác biệt về nhu cầu, rào cản văn hóa, năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy tối đa khả năng của mình, nhằm đảm bảo cho nam giới và phụ nữ có cơ hội và điều kiện tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng.
8. LỒNG GHÉP GIỚI, NHẠY CẢM GIỚI
Lồng ghép giới:
Ở tầm vĩ mô là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Ở tầm vi mô- trong các lĩnh vực và hoạt động cụ thể - thì lồng ghép giới chính là biện pháp hay cách thức đưa mối quan tâm về bình đẳng giới vào trong công việc hàng ngày của mỗi cá nhân hay tổ chức.
Nhạy cảm giới: là nói đến khả năng của một cá nhân hay một tổ chức trong việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề giới và tầm quan trọng của bình đẳng giới trong tổ chức và trong thực hiện các hoạt động can thiệp cụ thể
9. TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GDMN?
- Đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN, giúp trẻ em phát triển toàn diện
- Sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi tạo ra “nền móng” cho sự phát triển cá nhân trong suốt cuộc đời, cũng như quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia sau này; Thông qua con đường “tập nhiễm” và “bắt chước” người lớn, ở trẻ em sẽ hình thành và phát triển các giá trị, niềm tin, hay nhận thức, thái độ, kỹ năng/hành vi của con người, trong đó bao gồm các khuôn mẫu giới => ảnh hưởng đến sự tương tác của nhóm trẻ với nhau;
- Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện như nhau cho trẻ em trai và trẻ em gái bộc lộ tiềm năng, phát triển năng lực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào;
- Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp Một và học tâp thành công ở giai đoạn tiếp theo;
- Góp phần quan trọng để hình thành các quan điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời;
- Tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi các em vào học phổ thông và khi trưởng thành.
- Đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về Bình đẳng giới
Thực hiện tốt các quyền cho trẻ em:
- Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
- Mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôn giáo…
Thực hiện tốt các Luật trẻ em:
- Không phân biệt đối xử với mọi trẻ em;
- Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của Cha, Mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật;
- Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng;
- Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
- Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
- Góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong cơ sở GDMN
- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng;
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
2. Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non - Module 30
Nội dung do Hoatieu.vn biên tập và sản xuất, là tài liệu giúp các thầy (cô) tham khảo và hoàn thành bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. Không sao chép dưới mọi hình thức
1. Mục đích bài học:
- Nhằm đảm bảo bình đẳng giới để tạo cơ hội như nhau cho cả bé trai và bé gái bộc lộ năng lực, giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Giáo dục trẻ hiểu rõ cụm từ "bình đẳng giới".
- Hình thành tư duy tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời của trẻ và tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm về giới của trẻ khi bước vào tuổi phổ thông.
- Thực hiện các quy định pháp lý về bình đẳng giới trong trường mầm non như: Quyền trẻ em, Luật trẻ em...
2. Nội dung giảng dạy
- Giới và các thuật ngữ có liên quan (tham khảo phần 1 của bài viết)
- Tại sao phải lồng ghép giới trong giáo dục mầm non?
- Đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN, giúp trẻ em phát triển toàn diện:
Trong thời kỳ 0-6 tuổi, trẻ em hình thành tư duy, các giá trị, niềm tin, nhận thức thông qua thái độ, hành vi, nhận thức của người lớn => Qua đó, ảnh hưởng đến sự tương tác của nhóm trẻ với nhau.
Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện như nhau cho trẻ em trai và trẻ em gái bộc lộ tiềm năng, phát triển năng lực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. => Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 và học tâp thành công ở giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, hình thành các quan điểm tiến bộ về giới, tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi các em trưởng thành.
- Đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về bình đẳng giới:
Thực hiện tốt các quyền trẻ em: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới.
Thực hiện tốt các Luật trẻ em: Không phân biệt đối xử với mọi trẻ em; Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của Cha, Mẹ hoặc người giám hộ,
đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia.
Góp phần thực hiện tốt Luật bình đẳng giới: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
- Góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong giáo dục mầm non
Đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, của trẻ em trai và trẻ em gái phải được thừa nhận, đánh giá và coi trọng như nhau các trong từng vai trò nhất định của họ;
Phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái có sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội, phát huy tối đa khả năng, năng lực của mỗi cá nhân và ra quyết định;
Có cơ hội bình đẳng để nam và nữ, trẻ em trai và trẻ em gái được tham gia, đóng góp và được thụ hưởng như nhau về nguồn lực và thành quả của sự phát triển;
Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình GDMN: cần làm gì?
Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về giới và tầm quan trọng của lồng ghép giới trong GDMN
Xác định được các lĩnh vực/ hoạt động cơ bản để thực hiện Chương trình GDMN
Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích giới cho từng hoạt động để thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Xác định được các biểu hiện của bất bình đẳng giới và các nguyên nhân.
Suy nghĩ, trao đổi và lựa chọn biện pháp điều chỉnh/giải quyết bất bình đẳng giới.
3. Tình hình thực tế lồng ghép giới trong giảng dạy chương trình mầm non tại đơn vị công tác
Thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam. Nhiều phụ huynh cho rằng, giới là một chủ đề khó và rất mơ hồ với trẻ ở độ tuổi mầm non. Thách thức ở đây là làm thế nào để đưa bình đẳng giới vào giáo dục mầm non một cách phù hợp với lứa tuổi, nhẹ nhàng và hiệu quả.
Tại ...................., thời gian qua, ngành giáo dục mầm non đã triển khai đồng thời nhiều sáng kiến của các giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn. Trong số những sáng kiến đã và đang được triển khai tại địa phương.
Từng bước đưa giới vào trong giáo dục mầm non
Tại Trường mầm non..........., bắt đầu từ những ý tưởng thiết thực nhất là tạo không gian học tập và vui chơi có đáp ứng giới cho trẻ, giáo viên đã thay đổi cách trang trí trong và ngoài lớp học với nội dung "không mang định kiến giới", như: góc thể thao có cả hình ảnh nam cầu thủ và nữ cầu thủ, góc âm nhạc có hình ảnh bé gái chơi đàn, góc sắm vai cũng có hình ảnh bé trai và bé gái cùng chơi… Màu sắc trang trí lớp học cũng được thay đổi thành các màu trung tính phù hợp cho cả trẻ trai và trẻ gái. Các khu vực bên ngoài lớp học được trang trí lại với hình ảnh bé trai và bé gái xuất hiện trong nhiều vai trò như nhau để giúp trẻ và cha mẹ không có cảm giác phân biệt đối xử theo giới tính của trẻ.
Thay đổi linh hoạt một số nội dung giảng dạy có sử dụng học liệu liên quan đến định kiến giới, đặc biệt là các bài thơ, bài hát, bài vè, các tình huống được giáo viên gắn với một ví dụ cụ thể, nhự nhàng, có các câu hỏi gợi mở để trẻ dễ hiểu.
Vận động phụ huynh của trẻ tham gia "Xây dựng trường học có đáp ứng giới". Các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới được nhà trường và các giáo viên thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền tại các buổi đối thoại trực tiếp với phụ huynh, trong giờ đưa đón trẻ hoặc vận động cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động chung của nhà trường (dọn dẹp vệ sinh, làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ...) => Không chỉ thay đổi nếp nghĩ về giới ở một số bậc phụ huynh, còn để cha mẹ có sự thấu hiểu, cùng tạo điều kiện cho trẻ có quyền bình đẳng trong học tập, vui chơi, không bị phân biệt hay ràng buộc bởi khuôn mẫu gia đình.
=> Những kết quả khả quan ban đầu đã cho thấy tiềm năng trong việc đưa các hoạt động có đáp ứng giới trong giáo dục mầm non giúp cho cả bé gái và bé trai được tiếp cận bình đẳng các cơ hội học hỏi và thể hiện bản thân, từ đó tạo điều kiện cho mọi trẻ em phát triển được hết tiềm năng của mình, thay đổi nếp nghĩ của gia đình trẻ, cũng như góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non Việt Nam nói chung.
Cần sự chung tay của phụ huynh để lồng ghép giới trong giảng dạy chương trình mầm non
Các vấn đề liên quan đến giới trong giáo dục mầm non là một chủ đề khó, vì đa số mọi người đều nghĩ rằng trẻ mầm non thì còn quá nhỏ để có thể hiểu được. Tuy nhiên, thực tế các khái niệm về giới được hình thành từ rất sớm, và trẻ nhỏ hình thành các khái niệm về giới bằng cách nhìn vào các khuôn mẫu giới mà người lớn thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Chính bởi vậy, bên cạnh nhà trường, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng việc hình thành và phát triển nhận thức về giới ở trẻ nhỏ, nhằm tạo cho trẻ môi trường phát triển đầy đủ và lành mạnh. Do đó, trong gia đình, sự tham gia của người cha trong việc chăm sóc con cái sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ trai và trẻ gái. (sự chăm sóc ở đây là tham gia các công việc nội trợ, công việc gia đình, tạo hình ảnh đẹp, là tấm gương cho cả bé trai và bé gái học theo)
Phụ huynh còn có thể giáo dục sự bình đẳng giới thông qua các trò chơi với trẻ, xóa bỏ định kiến con gái không được chơi những trò vận động mạnh, con trai không được chơi những trò chơi búp bê hay nấu ăn... Từ đó, trẻ bắt đầu hình thành khái niệm bình đẳng giới, tôn trọng bạn khác giới và tự tin thể hiện sở thích, khả năng của mình, hào hứng tham gia các hoạt động ở trường lớp.
Trên đây là một vài gợi ý của Hoatieu.vn về Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 30. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục đào tạo trong mục Biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 21
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 23
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH13
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 22
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu thông báo công khai thông tin chất lượng giáo dục thực tế của cơ sở giáo dục thường xuyên
Mẫu biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 07 năm 2024 mới nhất
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Mỹ thuật
Sổ theo dõi tổng hợp thi đua của lớp trưởng năm 2024 - 2025 (mới nhất)
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS15
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến