Bảng lương mới của giáo viên năm 2024

Bảng lương giáo viên 2024 là bao nhiêu? Theo Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị ưu tiên xếp tiền lương giáo viên cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp. Dưới đây là một số thông tin mới nhất về chế độ, chính sách tiền lương cho giáo viên trong năm 2024, mời các bạn cùng theo dõi.

Cách tính lương mới của giáo viên cùng Bảng lương của giáo viên được HoaTieu.vn chia sẻ dưới đây gồm bảng lương mới của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT (dựa theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng tính từ ngày 1/7/2023). Qua đó giúp giáo viên biết được mức lương hiện hưởng của bản thân khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 và công thức tính lương giáo viên mới chính xác.

1. Kiến nghị ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp

Kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo

Chiều 6/12, các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 6, TP. Hà Nội đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị số 6 gồm: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà; Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phạm Đức Ấn.

Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Về chế độ tiền lương, hiện nay các giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã có phụ cấp ưu đãi. Mức phụ cấp ưu đãi cao nhất là 70% lương cơ bản.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề với giáo viên công tác tại vùng khó như điều kiện sinh hoạt, thiếu nước sạch, nhà công vụ, khó khăn về điều kiện dạy học…

Mặc dù vậy, tuyệt đại đa số thầy cô tâm huyết với nghề nghiệp, bám trường, bám lớp, thuyết phục học sinh đến trường, thực hiện trách nhiệm giáo dục của nhà giáo.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục có kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo; kiến nghị tiền lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Thu nhập giáo viên tăng bao nhiêu khi cải cách tiền lương?

Dự kiến từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên có nhiều thay đổi. Nghị quyết 27 khẳng định, việc thực hiện cải cách tiền lương không làm giảm lương của giáo viên hiện nay.

Cụ thể, xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Đồng thời, bổ sung thêm tiền thưởng trong cơ cấu tiền lương giáo viên. Khi xây dựng bảng lương mới theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm thì trong cơ cấu tiền lương trong năm của giáo viên sẽ có 10% thưởng.

Trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương giáo viên trong năm đó mà không bao gồm phụ cấp.

Bên cạnh đó, tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến, sau năm 2024, tiền lương sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm.

Tức là, sau khi thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến từ 01/7/2024, các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm, giáo viên cũng sẽ được tăng thêm từ 5-7%.

2. Bảng lương viên chức giáo viên 2023

Theo chùm thông tư 01 - 04 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS), tiểu học và mầm non công lập, theo đó hệ số lương của giáo viên các cấp sẽ thực hiện theo các Thông tư này. Chi tiết hướng dẫn thực hiện xếp lương các bạn có thể tham khảo tại các đường link bên dưới:

Dưới đây là chi tiết cách xếp lương của giáo viên THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập năm 2023.

Lưu ý: Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 vào ngày 11/11/2022. Theo đó, từ ngày 01/07/2023 sẽ áp dụng tăng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Bảng lương giáo viên mầm non 2023

  • Lương của giáo viên mầm non hạng III sẽ từ 3.780.000 đồng tháng đến 8.802.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên mầm non hạng I sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Bảng lương giáo viên tiểu học 2023

  • Lương của giáo viên tiểu học hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên tiểu học hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên tiểu học hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Bảng lương giáo viên THCS 2023

  • Lương của giáo viên THCS hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên THCS hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
  • Lương của giáo viên tTHCS hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Bảng lương giáo viên THPT 2023

  • Tiền lương của giáo viên THPT hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
  • Tiền lương của giáo viên THPT hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
  • Tiền lương của giáo viên THPT hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000.

2. Cách tính lương giáo viên 2023

Từ 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng. Theo quy định hiện hành, công thức tính lương giáo viên như sau:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (cấp hai), trung học phổ thông (cấp ba).

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là: 1,8 triệu đồng/tháng

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2023 như sau:

Lương = Hệ số lương x 1.800.000 đồng

Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%

Đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5% (phụ cấp ưu đãi không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội)

Thực nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội

Khi thực hiện lương cơ sở mới tăng nhưng thực nhận của nhiều giáo viên lại giảm do mất các khoản phụ cấp.

3. Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất 2023

3.1. Có chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên 2023 không?

- Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, từ 2021 sẽ bãi bỏ một số phụ cấp của các đối tượng viên chức trong đó có phụ cấp thâm niên nghề thay vào đó sẽ ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.

- Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020 cũng không quy định phụ cấp thâm niên của giáo viên.

- Tuy nhiên trong 2 năm vừa qua, do đại dịch Covid ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế khiến cho nhà nước không thể tăng lương cơ sở như dự kiến. Nếu bỏ phụ cấp thâm niên và nhiều loại phụ cấp khác sẽ làm cho lương giáo viên giảm rất nhiều, đời sống của giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tình hình lạm phát tăng cao, giá hàng hóa liên tiếp tăng vượt kỷ lục.

Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 460/BGDDT-NGCBQLGD đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Như vậy, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện vẫn đang giữ nguyên như quy định cũ và sẽ được duy trì đến khi nào có chính sách tiền lương mới.

3.2. Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất 2023

Căn cứ Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:

- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập.
  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục ngoài công lập với giáo viên có thời gian trước đây giảng dạy tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.
  • Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: Hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; trong quân đội, công an, cơ yếu và ở ngành, nghề khác (nếu có).
  • Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mà trước khi đi đang ghưởng phụ cấp thâm niên nghề.

- Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính như sau:

  • Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
  • Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

4. Lương giáo viên theo hợp đồng lao động 2023

Tại phần 1 phía trên là bảng lương được quy định cho giáo viên đã thi đỗ viên chức nhà nước và được xếp lương theo hệ số, hạng chức danh nghề nghiệp.

Còn đối với các giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu của họ được trả sẽ theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa giáo viên và nhà trường (Hiệu trưởng) và không thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ 1/7/2022 đã tăng 6% so với quy định cũ, cụ thể như sau:

  • Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Hằng năm, mức lương tối thiểu vùng tại nước ta đều được Chính phủ điều chỉnh tăng, bất kể cả trong giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Bởi vậy, từ 1/7/2023, người lao động có thể tin tưởng và mong đợi tin vui về việc tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng.

5. Cách tra cứu NHANH tiền lương công chức, viên chức 2023

Xem chi tiết tại bài viết:

Cùng với việc ban hành mức lương mới thì Bộ nội vụ cũng điều chỉnh một số quy định về thi tuyển viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức. Để biết rõ thông tin chi tiết, mời các bạn tham khảo Thông tư 03/2019/TT-BNV.

Bạn đọc nhớ theo dõi HoaTieu.vn thường xuyên để nhận thông tin cập nhật tiền lương mới nhất nhé.

Mời các bạn tham khảo bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
118 303.524
14 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Hương Giang
    Trần Hương Giang

    Năm 2021 có bỏ phụ cấp đứng lớp không bạn?

    Thích Phản hồi 01/03/21
    • Dung Kim
      Dung Kim Khi nào thì áp dụng bảng lương mới vậy. Có từ theo qui định của chính phủ nữa mà. Có nghĩa là nếu chính phủ quyết định thì mới cắt không có quyết định cắt thì luật đâu có bắt buộc phải cắt. Phải vậy không?
      Thích Phản hồi 30/06/20
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn Sẽ có Nghị định hướng dẫn thi hành cũng như công bố thời điểm áp dụng. Khi nào có HoaTieu.vn sẽ thông tin ngay đến bạn. Hiện tại đúng là chưa áp dụng bảng lương mới.
        Thích Phản hồi 30/06/20
    • Em tên Thiên Lý
      Em tên Thiên Lý Tính lương phụ cấp công chức có gì thay đổi không bạn
      Thích Phản hồi 30/06/20
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn Hiện nay, công thức tính lương chưa thay đổi. Điểm mới là sẽ bỏ phụ cấp thâm niên, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề, giáo viên vùng khó khăn vẫn có phụ cấp ưu đãi và thu hút, giáo viên TP HCM thì thêm của Nghị quyết 03 nữa bạn nhé. 
        Thích Phản hồi 30/06/20
    • Khon9 c0n gj
      Khon9 c0n gj

      Bổ ích

      Thích Phản hồi 17/06/22
      • Bùi Văn Hòa
        Bùi Văn Hòa

        Đầy đủ

        Thích Phản hồi 17/06/22
        • Milky Way
          Milky Way

          2022 đã bỏ phụ cấp thâm niên chưa?

          Thích Phản hồi 17/06/22
          • Nguyễn Thị Hải Yến
            Nguyễn Thị Hải Yến

            Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện vẫn đang giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ và sẽ được duy trì đến khi nào có chính sách tiền lương mới.

            Thích Phản hồi 17/06/22
        • Nguyễn Đình Phong
          Nguyễn Đình Phong

          tính toán nhanh thì lương + thưởng tối đa của giáo viên công là 13tr5 ... lương thế thì ở thành phố làm sao mua nổi nhà nhỉ

          Thích Phản hồi 08/09/22
          • thikeu93
            thikeu93

            hay à nha

            Thích Phản hồi 15:35 15/12
            • thikeu93
              thikeu93

              hay cực

              Thích Phản hồi 16:21 15/12
              • Trương Hoa
                Trương Hoa

                Mình đang hưởng bậc 8 hệ 4,65 hạng II, thế thì sau khi bổ nhiệm hệ số, bậc mới theo thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì như vậy mình sẽ hưởng hệ số mấy và bậc mấy nhỉ

                Thích Phản hồi 06/02/21