Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 KNTT

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tám chữ là nội dung bài học trang 60 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức tập 2. Thông qua bài học này các em sẽ nhận diện và xác định được cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. Sau đây là mẫu soạn Văn 9 KNTT trang 60 tập 2, mời các em cùng tham khảo.

Phân tích bài viết tham khảo Tình yêu đất nước trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ

Bài viết tham khảo viết về bài thơ: Tiếng Việt; Tác giả: Lưu Quang Vũ.

- Bố cục bài thơ: 3 phần

+ Mở đoạn: Từ đầu đến lời ngợi ca ngôn ngữ dân tộc: giới thiệu về bài thơ, nêu ấn tượng chung về bài thơ.

- Bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ.

- Ấn tượng chung: tình yêu đất nước qua tình yêu Tiếng Việt.

+ Thân đoạn: Tiếp đến nhiều âm điệu: Nêu cảm nghĩ về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

. Sự hòa quyện của tiếng Việt trong muôn vàn âm thanh, hình ảnh của cuộc sống bình dị.

. Niềm tự hào về vẻ đẹp, niềm tin vào sức mạnh trường tồn.

. Những băn khoăn, khắc khoải về tương lai của tiếng nói dân tộc.

. Biểu đạt tình cảm, suy tư của người lao động.

- Nghệ thuật:

. Biện pháp so sánh + Dẫn chứng ( Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Ống tre ngà và mềm mại như tơ… Phân tích: Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về bản sắc dân tộc kết tinh trong tiếng nói: vừa mộc mạc, chân chất, vừa tinh tế, uyển chuyển, giàu nhạc tính.

. Biện pháp tu từ ẩn dụ + Dẫn chứng và phân tích: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối…

. Câu hỏi tu từ: Ai người sau nói tiếp những lời yêu.

. Thể thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp

*Thể thơ: 8 chữ

* Cách gieo vần, ngắt nhịp: linh hoạt.

+ Kết đoạn: Còn lại. Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Hãy chọn trong số những bài thơ em đã học, đã đọc một bài thơ tám chữ mà em có ấn tượng sâu sắc và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.

b. Tìm ý

Căn cứ vào yêu cầu của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, em hãy tiến hành những công việc sau:

- Đọc kĩ bài thơ và ghi lại đặc điểm của tác phẩm trên các phương diện:

+ Vần thơ, nhịp thơ; chú ý những nét đặc sắc trong cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ so với cách gieo vần, ngắt nhịp thông thường của thể thơ tám chữ.

+ Nội dung và mạch cảm xúc của bài thơ với những trạng thái, cung bậc cụ thể.

+ Những hình ảnh độc đáo, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ sáng tạo,... mà tác giả sử dụng để biểu đạt các cung bậc cảm xúc.

+ Chủ đề, thông điệp của bài thơ.

- Ghi lại cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Em hãy lập dàn ý theo gợi ý dưới đây:

Dàn ý

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả).

+ Nêu ấn tượng chung về bài thơ.

- Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp,....) của bài thơ.

+ Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã lâu lựa chọn đề tài trên để viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những bài tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách giản dị, giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài qua đó chúng ta thấy được nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại, đong đầy cảm xúc kết hợp với hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên bài thơ giản dị, gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của miền biền “dân trai tráng, chiếc thuyền, mảnh thuyền, màu nước xanh, cá bạc,...” cho chúng ta thấy được quê hương của ông luôn đậm nét không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người thi sĩ. Cùng với đó Tế Hanh cũng sử dụng các hình ảnh so sánh thú vị “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc bung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Tham khảo thêm:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 443
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 KNTT
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng