Soạn bài Tập làm một bài thơ 8 chữ

Soạn Văn bài Tập làm thơ 8 chữ

Ở các lớp dưới, em đã tập làm thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ tự do. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 2 KNTT các em sẽ được học cách viết một bài thơ tám chữ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Tập làm một bài thơ 8 chữ trang 58 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn Tập làm một bài thơ tám chữ - Kết nối tri thức

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc, gợi cho ta rất nhiều thi hứng. Em có thể chọn một đề tài đem lại cho mình nhiều cảm xúc nhất. Những đề tài gợi ý để em lựa chọn: thiên nhiên, quê hương, đất nước, thầy cô, bạn bè, mái trường,...

b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc

- Từ đề tài đã chọn, tìm chi tiết, hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, gợi lên trong em nhiếu rung động nhất, phù hợp với đề tài để gửi gắm tình cảm của mình. Ví dụ: em có thể chọn hình ảnh cánh rừng, dòng sông, bầu trời, ngọn núi,... muốn viết về đề tài thiên nhiên; chọn hình ảnh lớp học, thầy cô, bạn bè,... nếu muốn viết về đề tài mái trường;...

- Sau khi tìm được chi tiết, hình ảnh đặc sắc, hãy xác định tình cảm, cảm xúc của mình: yêu mến, nhớ thương, hạnh phúc, tự hào hay buồn, tiếc nuối, bâng khuâng,... Chẳng hạn: nỗi buồn khi phải chia xa mái trường để nghỉ hè; những niềm vui bên thầy cô, bạn bè...

- Diễn tả dòng cảm xúc của em theo sự vận động của chi tiết, hình ảnh trong bài thơ. Sử dụng những từ ngữ phù hợp để biểu đạt chính xác nhất cảm xúc của em.

c. Gieo vần, ngắt nhịp

- Ngắt nhịp linh hoạt theo mạch cảm xúc và nội dung biểu đạt, vì vậy nhịp có thể tuân theo đặc điểm của thể thơ hoặc phá cách.

- Sử dụng vần chân; vần liền hoặc vần cách. Ví dụ:

Tôi hôm nay/ sống trong lòng/ miền Bắc

Sờ lên ngực/ nghe trái tim/ thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng/ hai tiếng miền Nam

Tôi nhớ không nguôi/ ánh năng màu vàng

Tôi quên sao được/ sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả/ những người/ không quen biết.

(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)

Em hãy chọn tiếng thích hợp với chỗ trống trong những dòng thơ sau để tập gieo vần:

Gió nhẹ nhẹ, hương cỏ cây nhẹ nhẹ

Thoảng bay lên, hương mạ dưới đồng xa

Tự đâu đó, hương muôn hoa mới

Như khói trầm từ đỉnh rộng bao ...

Hơi xuân ấm trả cho trời đất lặng

Tiếng reo ca nhí nhảnh và ngây thơ

Của đàn sáo say phơi mình dưới ...

Chim nghệ vàng rỉa cánh trên nhành ...

(Theo Tố Hữu, Xuân lòng)

2. Viết

- Viết câu thơ đầu tiên: Có thể nêu ấn tượng của em về chi tiết, hình ảnh gợi cho em nhiều cảm xúc hay giới thiệu, miêu tả đặc điểm của đối tượng được thể hiện trong bài thơ. Chú ý tiếng cuối cùng của câu thơ để gieo vần trong những câu tiếp theo. Tuỳ thuộc vào cảm xúc của em và nội dung biểu đạt trong câu thơ mà ngắt nhịp phù hợp.

- Sau đó, hãy phát triển cảm xúc dựa trên câu thơ đầu tiên bằng cách diễn tả cảm xúc về những chi tiết miêu tả cụ thể đối tượng, về những sự việc diễn ra với đối tượng,...

- Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, từ láy; biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ,... để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

- Phần kết bài thơ, em có thể nêu những suy tư, chiêm nghiệm, thông điệp muốn chuyển tải tới người đọc.

* Bài viết tham khảo:

Tạm biệt mùa hè

Hình như nắng không còn chan chát nữa

Tiếng ve ran đã tắt lịm lâu rồi

Cành phượng vĩ đầy cành biêng biếc lá

Sân trường vui rộn rã nét môi cười

Bao câu chuyện nổ giòn say ghế đá

Mùa thu gieo bím tóc phía chiều mơ

Lũ con trai của một thời láu cá

Bỗng hôm nay chững chạc đến không ngờ!

Và khung cửa mùa thu xanh đến lạ!

Tóc một người theo gió chảy hương xa

Hình như nắng biết nói lời tạm biệt

Một mùa hè kỷ niệm đã đi qua...

3. Chỉnh sửa

Em cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài thơ. Dựa trên những đặc trưng của thể thơ tám chữ, rà soát xem bài thơ đã đảm bảo được các yêu cầu đó hay chưa. Nếu chưa thì điều chỉnh. Em hãy xem xét bài thơ vừa làm trên những yêu cầu sau:

- Hình thức nghệ thuật:

+ Đảm bảo đúng số lượng tiếng trong mỗi câu thơ;

+ Gieo vần đúng quy định;

+ Nhịp thơ phù hợp với cảm xúc;

+ Có hình ảnh;

+ Sử dụng biện pháp tu từ.

- Nội dung:

+ Cảm xúc tự nhiên, dung dị;

+ Có chủ đề, thông điệp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 493
Soạn bài Tập làm một bài thơ 8 chữ
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng