Văn khấn lễ cúng Tiên Sư 2024 mới cập nhật (3 bài)

Hoatieu xin chia sẻ các mẫu văn khấn lễ cúng Tiên Sư, hay còn gọi là bài cúng Thánh sư, văn cúng tổ nghề. Lễ cúng Tiên sư thường diễn ra từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9 tháng giêng, nó mang một ý nghĩa rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo.

Mỗi nghề thường có một ngày giỗ của Thánh Sư riêng, nhưng có một số ngành nghề không ai biết ngày giỗ tổ nghề mình, nên người ta chọn chung ngày Mùng 9 tháng Giêng là ngày Tiên sư để cúng Thánh sư. Trong lễ cúng đó, không thể thiếu Bài văn khấn cúng Tiên Sư - Thánh Sư để dâng lên cầu mong phù hộ cho gia đình làm ăn thuận lợi, may mắn trong suốt một năm. Sau đây là nội dung chi tiết lễ vật cúng, văn khấn cùng cách cúng Tiên sư - Thánh Sư chuẩn nhất để các bạn tham khảo.

Thánh Sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ Sư. Tức là ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau. Những người cùng một nghề hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư. Vào ngày mùng 9 tháng Riêng hằng năm thường là ngày cúng Tiên sư (cúng Tổ ngành), thể hiện tinh thần "tôn sư trọng đạo", thế hệ sau nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề, truyền nghề. Đồng thời là dịp để những người cùng làm trong nghề hỗ trợ, khuyến khích nhau trong công việc làm ăn, giúp nhau phát triển nghề. Với ý nghĩa đó, việc chuẩn bị cúng Tổ nghề và văn khấn cúng tổ nghề, cúng tiên sư rất quan trọng.

1. Tiên sư là ai và tại sao phải cúng tiên sư

Tiên sư còn được gọi là Thánh sư hay Nghệ sư, là ông tổ của một nghề. Hầu như bất cứ nghề nào cũng có Tiên sư, người đã sáng tạo ra nghề, tạo điều kiện để nghề đó có thể được phát triển và lưu truyền rộng rãi trong thời điểm hiện tại. Việc làm lễ cúng Tiên sư thể hiện sự tôn thờ, biết ơn về công lao to lớn đã truyền nghề lại cho nhân dân, tạo cho nhân dân công ăn việc làm ổn định.

Tại một số nơi, Lễ cúng Tiên sư còn được gọi là cúng Tổ ngành. Người dân thường xây dựng các miếu thờ cúng để mọi người trong nghề cùng chung tay làm lễ, thể hiện sự chu toàn, thành kính. Lễ cúng Tiên sư được diễn ra vào ngày mùng 7, mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng hàng năm.

2. Cúng Thánh sư

Trong những ngày Sóc Vọng (Mùng 1, Rằm), lễ, Tết, mùng 9 Tết, hoặc khi cúng Gia tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư, với đồ lễ tương tự như cúng Thổ Công. Các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: Xôi, chè, giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả, rượu, trà. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ lễ ngoài các đồ lễ như trên, còn thêm đồ lễ gồm: Gà, chân giò v.v…Tùy tâm của mỗi người.

Nhưng ngày cúng Thánh Sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đình phường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông Tổ nghề của mình.

Cũng có nhiều ngành nghề không ai biết ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư, nên người ta thường chọn ngày chung tháng chung là ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Tiên Sư để cúng Thánh Sư. Để cầu xin Thánh sư phù hộ cho ngành nghề của mình trong năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn, tấn tài tấn lộc.

Những người hành nghề, mỗi khi gặp khó khăn đều làm lễ cúng Thánh Sư để được phù hộ gặp may mắn.

3. Chuẩn bị lễ vật cúng Tiên Sư

Có rất nhiều thắc mắc “Cúng Tiên Sư mùng 9 cần chuẩn bị lễ vật gì”. Lễ cúng Tiên Sư bổn mạng cũng được chuẩn bị tương tự như lễ cúng ông Công ông Táo và cúng Gia Tiên. Theo quan niệm, vào ngày giỗ tổ nghề này con cháu sẽ thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ đến các vị Thánh Sư và cầu mong họ phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn trong công việc.

Lễ vật cúng Tiên Sư mùng 9 tháng Giêng có thể là đồ mặn hoặc đồ ngọt tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Đồ cúng ngọt có thể là hoa quả, bánh kẹo…, còn đồ mặn có thể là xôi, gà, giò chả… Lễ vật cúng Tiên Sư cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Đặc biệt, trong lễ cúng Tiên Sư chắc chắn không thể thiếu hương (nhang), đèn/nến, nước, rượu, gạo, trầu, cau, tiền vàng, thuốc lá và bài cúng Tiên Sư bổn mạng.

4. Văn khấn Tiên sư - Thánh sư cổ truyền

Văn khấn Tiên sư cổ truyền
Văn khấn Tiên sư cổ truyền

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………

Ngụ tại…………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……âm lịch

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề………………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

5. Văn khấn Tiên Sư 

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………………Tuổi…………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….. tháng………năm…………………….(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

6. Văn khấn tổ nghề

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ chúng con là ………………Tuổi……………………

Ngụ tại………………….

Hôm nay là ngày…….. tháng………năm……………….(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên, Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề…………………….

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề………………………, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì cho chúng con và toàn gia an lành, công việc hanh thông tốt đẹp.

Giãi tấm lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

7. Giờ đẹp cúng Tiên sư?

Giờ cúng tiên sư tốt nhất trong ngày là Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h, Tuất (19h-21h).

8. Ngày mùng 9 tháng Giêng 2024 tốt hay xấu? Là ngày mấy Dương lịch?

Thông thường thì con số 9 là một con số đẹp theo quan niệm phong thủy. Tuy nhiên, ngày cũng tiên sư mùng 9 tháng Giêng năm 2024 là ngày tốt hay ngày xấu, là ngày mấy dương lịch?

Ngày mùng 9 Tết 2024 rơi vào Chủ Nhật ngày 18/2/2024 Dương lịch.

Theo lịch vạn niên, mùng 9 Tết Giáp Thìn là ngày tốt, bởi vì nó là ngày Hoàng Đạo, cụ thể là ngày Thanh Long Hoàng Đạo. Sau đây là một vài thông tin về ngày mùng 9 Tết năm 2024 để bạn tham khảo:

  • Là ngày Nhâm Tý, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn
  • Mùng 9 Tết Giáp Thìn thuộc mệnh Mộc (gỗ dâu), tiết Lập Xuân, trực Khai (tốt cho mọi việc trừ động thổ, an táng)
  • Ngày này xung khắc với các tuổi Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Thìn, Bính Tuất
  • Hướng xuất hành: Mùng 9 tháng Giêng 2024 được đánh giá là ngày rất tốt để xuất hành.
  • Nếu xuất hành vào mùng 9 Tết, bạn nên đi về hướng Nam để đón Hỷ Thần, hoặc đi về hướng Tây để đón Tài Thần. Lưu ý: Không nên xuất hành về hướng Đông Bắc vì có thể gặp phải Hắc Thần.
  • Sao tốt: Thiên đức hợp (tốt mọi việc); Sinh khí (tốt mọi việc, đặc biệt là xây nhà, động thổ, trồng cây); Đại hồng sa (tốt mọi việc); Thanh long (hoàng đạo, tốt cho mọi việc); Ích hậu (tốt cho mọi việc, nhất là giá thú); Mẫu thương (tốt về cầu tài lộc, khai trương); Thiên Thụy (tốt mọi việc); Sát công (tốt cho mọi việc và có thể giải được các sao xấu, trừ Kim thần sát)
  • Sao xấu: Thiên ngục thiên hỏa (xấu mọi việc, đặc biệt là lợp nhà); Phi ma sát (kỵ giá thú, nhập trạch); Lỗ ban sát (kỵ khởi tạo); Xích khẩu (kỵ giá thú, giao dịch, yến tiệc).

Giờ đẹp ngày mùng 9 Tết 2024

Giờ Hoàng Đạo:

  • Giờ Tý (từ 23h-1h)
  • Giờ Sửu (từ 1h-3h)
  • Giờ Mão (từ 5h-7h)
  • Giờ Ngọ (từ 11h-13h)
  • Giờ Thân (từ 15h-17h)
  • Giờ Dậu (từ 17h-19h)

9. Ý nghĩa của việc cúng Tiên sư - cúng tổ nghề

Bên cạnh tổ tiên, thần linh cai quản, việc cúng giỗ tổ nghề mang ý nghĩa rất quan trọng mà có lẽ ít người nhớ đến. Vào ngày này, ta nên soạn mâm cúng trang nghiêm để tướng nhớ, vì:

- Cúng giỗ tổ nghề không chỉ tưởng nhớ người sáng lập ra nghề đó mà còn thể hiện sự biết ơn công lao người đã gìn giữ và phát triển ra ngành nghề, giúp nghề nghiệp ngày càng đi lên, càng phổ biến trong xã hội và đem lại thu nhập cao hơn.

- Bên cạnh thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã có công sáng lập và phát triển ngành nghề, cúng giỗ tổ nghề còn là cách để những người làm trong ngành xin các Tổ sư phù hộ, dõi theo để công việc làm ăn luôn may mắn, suôn sẻ, tránh được các rủi ro.

Trên đây là mẫu Văn khấn lễ cúng Tiên Sư 2024 mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 18.552
0 Bình luận
Sắp xếp theo