Văn khấn Tết Hàn thực 2024 đúng chuẩn nhất
Tết Hàn Thực 3/3 âm lịch là ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Trong ngày này thì người người, nhà nhà đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi nước để bày lên mâm cúng. Lễ cúng đó không thể thiếu Văn khấn Tết Hàn thực, HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo.
Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết Hàn Thực là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Tết Hàn thực từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo lịch vạn niên năm 2024 Giáp Thìn, Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 Âm lịch rơi vào Thứ Năm ngày 11/4/20024 Dương lịch. Dưới đây là Bài văn khấn Tết Hàn thực chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền.
Bài văn khấn Tết Hàn thực chuẩn nhất
1. Ý nghĩa tết Hàn Thực với người Việt
Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.
Ngày nay, người Việt Nam vào tiết Hàn Thực vẫn nổi lửa nấu nướng bình thường và thường làm bánh trôi – bánh chay để tượng trưng cho tết Hàn Thực. Chính vì vậy tết này còn được gọi là Tết Bánh Trôi – Bánh Chay.
2. Tết Hàn thực 2024 cúng gì?
Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn Thực 3/3 thường bao gồm những lễ vật sau:
- 5 hoặc 3 bát bánh trôi.
- 5 hoặc 3 bát bánh chay.
- Hương, hoa, trầu cau, nước lọc.
Từ bao đời nay, mâm cỗ cúng Tết Hàn thực của người Việt không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Nhưng giờ đây, khi cuộc sống người dân đủ đầy hơn, ngoài vỏ bánh màu trắng thì các loại bánh trôi nhiều màu như đỏ, tím, vàng, lục, lam... được nhuộm màu các loại hoa, quả rất được yêu thích bởi màu sắc bát mắt, ý nghĩa tốt đẹp.
Lưu ý: Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.
3. Cúng Tết Hàn Thực 2024 Vào Giờ Nào?
Năm 2024, Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch) sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 11/04/2024 dương lịch. Được xem là ngày tết cổ truyền của dân tộc nên từ mâm cỗ dâng lên ông bà tổ tiên đến bài văn khấn cũng phải chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo nhất. Đặc biệt, chúng ta cũng nên lưu ý khi chọn giờ tốt, giờ đẹp để tiến hành hành lễ, dâng hương cúng Tết Hàn thực.
- Trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, giờ tốt cúng Tết Hàn Thực như sau: Sửu (1:00-2:59) ; Thìn (7:00-8:59) ; Ngọ (11:00-12:59) ; Mùi (13:00-14:59) ; Tuất (19:00-20:59) ; Hợi (21:00-22:59)
Lưu ý là gia chủ nên cúng trước 19h. Đây là những giờ hoàng đạo (giờ tốt) trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay, thích hợp cho việc cúng tế, họp mặt, xuất hành, giải từ, chữa bệnh, thẩm mỹ...
- Bên cạnh đó, khi cúng Tết Hàn thực cũng nên tránh các giờ như: Tí (23:00-0:59) ; Dần (3:00-4:59) ; Mão (5:00-6:59) ; Tỵ (9:00-10:59) ; Thân (15:00-16:59) ; Dậu (17:00-18:59)
4. Văn khấn Tết Hàn thực số 1
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:...........
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận...
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
5. Bài cúng Tết Hàn thực số 2
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
6. Nguồn gốc của Tết Hàn thực
Tết Hàn Thực được cho là bắt nguồn từ thời kỳ Xuân Thu, khi Vua Tấn Văn Công của nước Tấn phải lưu vong. Trong lúc đó, một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi theo phò giúp đỡ vua, đã cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu ăn dâng vua khi lương thực cạn kiệt. Sau khi vua Tấn giành lại ngôi vương, ông cảm kích và đối đãi rất hậu với những người có công, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi không oán giận mà về ẩn cư ở núi Điền Sơn cùng mẹ. Tấn Văn Công nhớ lại và muốn đền ơn, nhưng Giới Tử Thôi không muốn trở lại vì ông không tham danh vọng. Vì vậy, vua đốt rừng để thúc ép Tử Thôi quay về, Giới Tử Thôi đã quyết chí chịu chết cùng mẹ trong đám cháy. Vua rất thương tiếc và lập miếu thờ, ra lệnh trong nhân dân phải kiêng đốt lửa ba ngày và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn để tưởng niệm Giới Tử Thôi.
Tuy nguồn gốc của Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, chúng ta không kiêng lửa và vẫn nấu nướng bình thường. Đặc biệt, người Việt đã sáng tạo ra bánh trôi và bánh chay, là những thức ăn nguội tượng trưng cho Tết Hàn Thực, đánh dấu sự kết nối với nguồn cội và tưởng nhớ ân đức tổ tiên.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Văn khấn Tết Hàn thực 2024 cùng cách chuẩn bị mâm cúng dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27