Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học nơi thầy cô đang công tác

Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học nơi thầy cô đang công tác là đề bài tự luận tập huấn module 6. Sau đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến thầy cô mẫu kế hoạch hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học nơi thầy cô đang công tác do đồng nghiệp chia sẻ.

Mời thầy cô tham khảo và cho ý kiến đóng góp để bài làm được hoàn thiện hơn nhé.

1. Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học số 1

Xây dựng văn hóa nhà trường là một quá trình lâu dài, cần có sự đóng góp của cả thầy cô và học sinh. Sau đây là Kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học mới nhất. Thầy cô tham khảo và tải file về máy miễn phí.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN

XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG

(Tích hợp trong hoạt động dạy học và giáo dục)

A. Căn cứ xây dựng

1.Căn cứ pháp lí:

- Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025".

- Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

- Thông tư số 32/2018/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

- Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở Giáo dục Mầm non, cơ sở Giáo dục Phổ thông, cơ sở Giáo dục Thường xuyên;

- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

- Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học

- Công văn số 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;

- Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 2444/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Bà Rịa Vũng Tàu;

- Kế hoạch số 24/KH-GDĐT-TH ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phú Mỹ về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022-2023;

2.Căn cứ khoa học:

- Căn cứ vào tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 2 hoạt động nhận thức là cảm giác, tri giác ở mức đơn giản, thích tò mò, thích hình ảnh, màu sắc, gần gũi với thiên nhiên.

- Căn cứ các quan điểm dạy học mới của chương hương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tế để học sinh được trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.

- Căn cứ vào tình hình đổi mới việc quản lí trường học hiện nay đang chuyển hướng theo giai đoạn mới thực hiện các nội dung giáo dục theo CTPT mới có nhiều hoạt động trải nghiệm cho cả GV và HS nhằm cải cách, thay đổi phương pháp và nội dung dạy học, hướng cho GV và HS chủ động tích cực trong học tập, biết cách tự học và sáng tạo trong cuộc sống.

3.Căn cứ thực tiễn:

*Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo của nhà trường, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường trong việc giúp đỡ, đông viên, tạo động lực cho GV hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Sự đoàn kết nhất trí của GV dưới sự lãnh đạo của các đoàn thể, cùng với sự phát triển về các thành tựu của Công nghệ 4.0 công tác vận dụng công nghệ thông tin nhiều hơn và hiệu quả hơn trong dạy và học của nhà trường.

- Giáo viên nhiệt huyết giàu lòng yêu nghề, mến trẻ luôn học tập, có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn tiếp cận, bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục.

- Cha mẹ học sinh chăm lo cho con em mình, tạo điều kiện giúp con em học tập, thường xuyên phối hợp với GV và nhà trường cùng giáo dục học sinh.

- 35 học sinh lớp đều học 2 buổi/ ngày, có cơ sở vật chất phục vụ tốt. Các em ngoan, học tập tích cực, tham gia tốt các phong trào thi đua của lớp.

* Khó khăn:

- Tư tưởng lãnh đạo đổi mới chưa đồng bộ còn nặng hình thức.

- GV còn lúng túng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến cho nhiều giáo viên bị chậm nhịp do sự hạn chế trong tiếp nhận công nghệ thông tin, vận dụng công nghệ vào dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh.

- Một số cha mẹ học sinh (khoảng 15%) còn thiếu quan tâm đến con em; phó mặc cho nhà trường; xem trách nhiệm giáo dục là của nhà trường; 12% học sinh có hộ khẩu tạm trú tại địa bàn chủ yếu là học sinh các xã phường lân cận học bán trú tại trường. Nhu cầu cho con học bán trú của cha mẹ học sinh là lớn nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo; Sự lan truyền thông tin của bão mạng làm ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của một bộ phận cha mẹ học sinh.

- Một số HS thiếu tự tin khi hòa nhập vào các hoạt động tập thể, không mạnh dạn chia sẻ, hợp tác với bạn trong HĐ, làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian tổng của cả lớp khi thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục.

B. Nội dung kế hoạch

Thời gian

Học kì/tháng/tuần

(1)

Tên chuyên đề

(Lựa chọn 1 thành tố của VHNT đề thực hiện)

(2)

Mục tiêu

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung xây dựng văn hoá nhà trường)

(3)

Nội dung công việc

(Xác định được môn học/HĐGD có bài/chủ đề lồng ghép nội dung xây dựng VHNT; xây dựng hoạt động để thực hiện)

(4)

Lực lượng phối hợp

(Ghi rõ lực lượng phối hợp thực hiện)

(5)

Đánh giá kết quả

(dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

(6)

Học kì 2 Tháng 4

Lớp học xanh của em.

1. HS tích cực tham gia các hoạt động trang trí mảng xanh bố trí phòng học cho lớp học xanh, sạch đẹp.

2. HS thấy được lớp học sạch đẹp hay chưa sạch đẹp. Từ đó càng thêm yêu lớp học của mình.

- Lồng ghép trong Hoạt động trải nghiệm- lớp 2; môn TNXH lớp 2

- Tổ chức một số hoạt động giáo dục về xây dựng và bảo vệ lớp học xanh, sạch đẹp.

- GVBM

- Thầy TPT

- PHHS

Thông qua phiếu quan sát : quan sát các hoạt động của học sinh khi tham gia các hoạt động trang trí lớp học, làm sạch đẹp lớp học; Thông qua sản phẩm quan sát lớp học mỗi ngày, hàng tuần.

Người đánh giá: GVCN, GVBM, HS

C.Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức dạy học trong môn học

- Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm Chủ đề 8 Môi trường xanh-Cuộc sống xanh. (Tiết 1 Tuần 28: SHDC: Tham gia phong trào Môi trường xanh- Cuộc sống xanh;Tuần 29: Thực hiện tích hợp vào 3 Tiết HĐTN, hoàn thành sản phẩm chậu hoa, cây trang trí lớp. Thực hiện bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: hợp tác, vấn đáp, thực hành, trò chơi.

- Lồng ghép bài: “An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường” ở môn TNXH lớp 2 bài 8;

- Phương pháp và KT dạy học: Thực hành, hợp tác.

2. Tổ chức hoạt động trang trí lớp học xanh:

- HS tham gia thực hiện một số công việc cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường, trang trí lớp học xanh-sạch-đẹp: nhặt rác, tưới cây sẵn có trong lớp, tỉa những lá hư. Thực hành làm chậu trồng hoa từ các vật liệu cũ: Chai nước xả vải, xà bông, chai nước ngọt… Thực hành trồng thêm một số chậu hoa mới. ( tiết sinh hoạt lớp tuần 30)

- Giao cho mỗi tổ một khung cửa lớp học. HS tham gia vào HĐ của tổ, dưới sự quan sát của các bạn trong nhóm và cô thông qua Phiếu QS.

2. Kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học số 2

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 20.. – 20..

3. Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học.

3.1 Hoạt động xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cô và trò, của chính quyền địa phương, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.

- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20.. - 20.. nhằm đạt được các yêu cầu sau:

- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về cơ sở vật chất trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.

- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng cơ sở vạt chất và môi trường sư phạm, cảnh quan môi trường và lớp học.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch - đẹp đảm bảo an toàn

Đảm bảo trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn:

- Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; sân trường cần phải có những thảm cỏ xanh trong sân để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường hơn. Các lớp có các chậu cây cảnh, được chăm sóc tốt.

- Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, Bếp ăn đạt yêu cầu theo bếp một chiều, phải luôn đảm bảo khâu vệ sinh, an toàn; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên.

- Đẹp: Cảnh quan hài hòa, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.

- An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt...Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.

2. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh trong nhà trường

Quan tâm đến việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác tại trường. Tạo điều kiện cho học sinh các lớp được giao lưu, tham dự các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Trong năm học nhà trường phải tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 lần hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho giáo viên và học sinh như: Thi hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian,... vào các dịp 20/11, 22/12, tết nguyên đán, 8/3, 19/5, lễ ra trường, tổng kết năm học.

3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng:

- Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.

- Giao cho Chi đoàn thanh niên tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường tham gia tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ của phường.

- Giáo viên lồng ghép giáo dục, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động giáo dục của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập cho học sinh.

II. Một số hoạt động khác

- Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10.

- Tổ chức "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" tại đơn vị.

- Tổ chức hoạt động "Mừng Đảng, mừng xuân."

- Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu.

3. Thế nào là Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học?

Xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học
Xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học

Văn hóa nhà trường là gì?

Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học là gì?

Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Là môi trường giáo dục an toàn cho người học, nơi học sinh được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.

Những biểu hiện của văn hóa tích cực trong nhà trường

Văn hóa nhà trường có thể là văn hóa mạnh hay văn hóa yếu, văn hóa tích cực hay văn hóa tiêu cực. Nền văn hóa mà đa số mọi nhà trường hướng đến là văn hóa mạnh, văn hóa tích cực vì nó mang lại sự phát triển cho nhà trường, mang lại sự thỏa mãn hài lòng cho tập thể, cá nhân và sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Văn hóa tích cực về cơ bản bao gồm những biểu hiện như: Có nhu cầu chia sẻ rộng rãi mục đích và các giá trị giữa các thành viên; Coi trọng các chuẩn mực; Coi trọng việc học tập suốt đời của giáo viên và nhân viên; Coi trọng sự liên tục cải tiến của nhà trường; Coi trọng sự hợp tác và quan hệ đồng nghiệp; Coi trọng sự phát triển chuyên môn; Có các hoạt động truyền thống, có lễ kỷ niệm riêng; Công nhận sự cống hiến của đội ngũ; Biểu dương công trạng trên bảng thông báo và trong giờ sinh hoạt đầu tuần; Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; Nuôi dưỡng bầu không khícởi mở, dân chủ; Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc; Sáng tạo và đổi mới…

Trên đây là mẫu kế hoạch hoạt động giáo dục dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học được đồng nghiệp chia sẻ. Thầy cô tham khảo, chia sẻ và cho ý kiến đóng góp để mẫu kế hoạch hoàn thiện hơn, giúp cho nhiều đồng nghiệp khác hoàn thành tốt tập huấn Module 6.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
30 120.302
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo