Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2025

Tải về

Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2025 được Hoatieu chia sẻ dưới đây là mẫu bản xây dựng kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Văn của giáo viên. Nội dung mẫu kế hoạch nêu lên đầy đủ tiến trình giảng dạy ôn tập của cả năm học, biện pháp ôn tập đối với học sinh sao cho hiệu quả nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu kế hoạch  ôn tập thi tốt nghiệp THPT Ngữ  văn  2025, mời các bạn cùng tham khảo.

KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TN THPT - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12

NĂM HỌC 2024-2025

Căn cứ vào kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kì thi TNTHPT 2025 của trường THPT …… và tập huấn Hướng dẫn sử dụng tài liệu liệu ôn thi tốt ngày 23/08/2024, căn cứ vào qui định về cấu trúc định dạng đề thi TN THPT năm 2025 môn Ngữ Văn của Bộ GDĐT. Nhóm Ngữ Văn xây dựng kế hoạch dạy ôn thi TN THPT 2025 cho học sinh khối 12 bám sát chương trình GDPT 2018 năm học 2024- 2025 như sau:

A. NHẬN ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH

1. Tiến hành hành xây dựng kế hoạch ôn tập thi TN THPT 2025 có hiệu quả bằng việc tăng cường rèn luyện các kĩ nămg, kiến thức cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong kì thi TN THPT năm 2025 theo CT GDPT 2028.

2. Tăng cường sự nỗ lực của giáo viên và học sinh để ôn tập đạt hiệu quả cao nhất trong kì thi TN THPT năm 2025 như chỉ tiêu đề ra của bộ môn trong năm học và tỉ lệ tốt nghiệp của nhà trường.

3. Giúp học sinh chuẩn bị không những kiến thức, kỹ năng mà còn tốt nhất về tâm thế trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2024.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường đối với môn Ngữ văn .

- Sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ HS về kế hoạch ôn tập cho khối 12 do nhà trường đề xuất.

- Nhiệt tâm của các giáo viên nhóm Ngữ văn 12 trường THPT …...

- Thái độ và ý thức học tập của HS k12 đối với môn Ngữ Văn.

2. Khó khăn, thách thức.

- Thế hệ học sinh đầu tiên tham gia kì thi TN THPT theo chương trình GDPT 2018 với nhiều sự thay đổi và mới mẻ cả về hình thức lẫn kiến thức chương trình.

- Dù là môn bắt buộc nhưng chủ yếu là môn điều kiện nên thái độ và ý thức học tập của học sinh còn xem nhẹ.

- Đặc thù bộ môn ít tạo được sự hứng thú của HS vì thế chất lượng bộ môn còn hạn chế và đó cũng là thách thức đặt ra cho giáo viên Ngữ văn k12 .

- Chất lượng đầu vào thấp là một thách thức lớn đối với giáo viên nhà trường và bộ môn.

3. Kết quả bộ môn năm trước:

- Kết quả bộ môn Ngữ Văn trường THPT kì thi TN THPT năm 2024 ĐTB … thấp hơn so với mặt bằng chung môn Ngữ Văn của toàn tỉnh …. ( ĐTB); không có HS khống chế.

4. Các nội dung cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong năm 2024

- Phát huy hơn nữa khả năng tự ôn tập của HS.

- Tăng số tiết luyện đề tổng hợp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.Đối với giáo viên

* Biện pháp chung:

- Xây dựng kế hoạch ôn tập chung phù hợp, hướng dẫn cách thức ôn tập hiệu quả, luôn cập nhật và bám sát hướng dẫn và xu hướng ra đề của Bộ chỉ đạo của Sở ( cập nhật các dạng đề minh họa của Bộ)

- Xây dựng kế hoạch dạy học, soạn kế hoạch bài dạy, bộ đề phân phối thời gian và nội dung hợp lý.

- Ôn tập theo chuyên đề, nội dung ôn tập gồm 2 phần: củng cố kiến thức đã dạy, học và luyện đề; chú trong đến năng lực vận dụng, kĩ năng thực hành của học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc các tiết ôn tập đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác; không cắt xén thời gian; quản lí tốt nề nếp, ý thức học tập của học sinh trong các tiết ôn tập.

- Có thường xuyên rèn luyện kĩ năng cho HS bằng cách thực hiện đề khảo sát, kiểm tra mức độ nắm kiến thức và tiếp thu kĩ năng luyện tập của HS để giáo viên kịp thời điều chỉnh việc ôn tập. Sau kiểm tra khảo sát giáo viên chữa bài để kịp thời sữa chữa những lỗi còn mắc phải cho HS cả kiến thức lẫn phương pháp làm bài.

- Khi ôn tập giáo viên chú trọng dạy cho HS cách học và làm bài đạt hiệu quả nhất. Nhắc nhở kịp thời những HS có biểu hiện lơ là, chểnh mảng trong việc học.

- Tổ chức làm đề thi thử và sửa bài làm của HS.

- Ôn tập kiến thức kết hợp việc tự kiểm tra đánh giá của học sinh và giáo viên, kiểm tra đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra chung toàn lớp; cần thu thập thông tin phản hồi của học sinh để có điều chỉnh việc ôn tập kịp thời.

- Mỗi giáo viên phụ trách lớp bám vào kế hoạch chung để tự xây dựng nội dung ôn tập, cập nhật đề luyện tập, bộ đề cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình đảm trách và bám sát theo định dạng đề thi TN THPT năm 2025.

* Biện pháp đối với từng đối tượng học sinh
- Xây dựng nội dung ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em có kỹ năng đọc, kĩ năng viết để giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra trong trong đề thi.

- Rèn cho HS khả năng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.

- Mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Bước đầu dạy đúng yêu cầu, chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh, áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng HS.

+ Đối với học sinh khá, giỏi: sắp xếp câu hỏi đối với đối tượng học sinh khá, giỏi, ngoài nội dung kiến thức cơ bản, cần phải được nâng cao kiến thức hơn với các câu vận dụng ở cấp độ thấp và cao.

+ Đối với học sinh trung bình: đảm bảo học sinh nắm được nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi, hướng dẫn lập bảng hệ thống kiến thức chi tiết, thường xuyên kiểm tra trong các tiết học.

+ Đối với học sinh yếu: phần đọc tập trung rèn câu hỏi nhận biết, thông hiểu để tránh điểm liệt. Phần viết văn bản rèn học sinh đảm bảo về hình thức và xác định đúng vấn đề nghị luận.

- Coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi giao về nhà.

- Hướng dẫn phương pháp học tập: rèn HS nêu cao tính tự học.

- Hướng dẫn cho học sinh cách đọc sách tham khảo, mua cuốn sách hay mới.

- Tăng cường trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của học sinh, để có biện pháp giáo dục kịp thời.

2. Đối với học sinh.

- Học sinh cần nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của giờ ôn tập.

- Chuẩn bị trước các yêu cầu của GV đầy đủ trước khi đến lớp.

- Có ý thức tự giác, chủ động trong học tập, tìm hiểu các dạng đề, luyện đề.

- Đề ra mục tiêu và phương hướng để đạt được mục tiêu trong kì thi TN THPT.

- Mạnh dạn trao đổi với giáo viên về những vướng mắc trong quá trình ôn tập.

3. Đối với các bộ phận liên quan khác:

- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phối hợp quan tâm, đôn đốc học sinh duy trì sĩ số khi ôn tập, đồng thời tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh để nhắc nhở các em học tập nghiêm túc.

B. KẾ HOẠCH CỤ THỂ :

I. GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY :

.................................

II. KẾ HOẠCH ÔN TẬP :

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ KIẾN TỪ NGÀY 07/10/2024

ÔN TẬP KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN

Tuần

Tiết CT

Nội dung ôn tập

Nội dung cụ thể cần ôn tập

CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP PHẦN TRI THỨC NGỮ VĂN

1

1,2,3

- Khối 10

- Khối 11

- Khối 12

- Hệ thống hóa lại toàn bộ phần tri thức ngữ văn trong 3 bộ SGK CT GDPT 2018

CHUYÊN 2: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

2

4,5,6

Bài 1:

Đọc hiểu về văn bản văn học

- HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức về về các thể loại: truyện ngắn, truyện truyền kì, tiểu thuyết, thơ ( thơ Đường luật, thơ hiện đại), kí, kịch.

- Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu các văn bản trên theo đặc trưng thể loại.

- Dạng câu hỏi nhận biết:

+ Nhận biết thể loại, phương thức biểu đạt, sự liên kết giữa các PTBĐ, các đơn vị ngôn ngữ, đề tài, nhân vật chính trong văn bản văn học.

+ Nhận biết về một số đặc điểm nổi bật của thể loại truyện truyền kì, thơ trữ tình hiện đại … trong văn bản.

+ Chỉ ra môt yếu tố biểu tượng, tượng trưng siêu thực trong văn bản thơ.

+ Nhận biết cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong văn bản thơ.

+ Chỉ ra nhân vật thể hiện rõ nhất đặc điểm của nhân vật hài kịch, tình huống hài kịch trong văn bản kịch.

+ Chỉ ra một số tình huống hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí.

+ Nêu một số đặc điểm của thể phóng sự trong văn bản.

+ Nhận biết một số biểu hiện của tính trữ tình trong văn bản tùy bút.

+ Nhận biết ngôi kể, người kể, điểm nhìn trong văn bản.

+ Dẫn ví dụ về lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời độc thoại, đối thoại… trong văn bản.

+ Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách cổ điển, hiện thực, lãng mạn trong văn bản.

+ Nhận biết quan điểm của người viết về lịch sử, văn hóa,…thể hiện trong văn bản.

3

7,8,9

Bài 1:

Đọc hiểu về văn bản văn học

- Dạng câu hỏi thông hiểu:

+ Đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian.

+ Giải thích đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại qua một số yếu tố tiêu biểu.

+ Nêu tác dụng của một số yếu tố trong thơ trữ tình hiện đại như ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực.

+ Nhận xét vai trò của một số yếu tố trong hài kịch như ngôn ngữ, xung đột, hài. Động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,...

+ Giải thích được một số đặc điểm của phóng sự, nhật kí hoặc hồi kí, mội số

yếu tố như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật kết hợp chỉ tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người

+ Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ có trong văn bản.

+ Nêu tác dụng của các từ ngữ, câu văn, hình ảnh độc đáo trong văn bản.

+ Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản.

+ Nêu vai trò của các chỉ tiết, sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong văn bản.

+ Nhận xét sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện nêu được chủ đề của văn bản.

+ Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

+ Nêu giá trị nhận thức, giáo dục và thâm mĩ có trong văn bản.

+ Phát hiện các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

+ Nhận xét sự phù hợp giữa chủ đề tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.

4

10,11,12

Bài 1:

Đọc hiểu về văn bản văn học

- Dạng câu hỏi vận dụng:

+ Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử để hiểu nội dung thông điệp của văn bản.

+ Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm để hiểu văn bản.

+ Phân tích và đánh giá khả năng tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

+ Vận dụng những hiểu biết tiếng Việt để hiểu văn bản.

+ Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về văn bản văn học.

+ Nêu bài học hoặc ảnh hưởng của văn bản đối với cá nhân người đọc.

+ Viết đoạn văn ngắn ( 5-7 dòng) ghi lại cảm xúc hoặc sự yêu thích của cá nhân về một hình ảnh, chi tiết, câu chữ, biện pháp nghệ thuật của văn bản.

+ Liên hệ, so sánh với một văn bản khác đã đọc hoặc đã được học.

+ Trình bày tóm tắt văn bản bằng một sơ đồ.

+ Nêu ấn tượng của cá nhân về một ảnh minh họa trong văn bản, đề xuất nội dung minh họa khác.

5

12,14,15

Bài 2.

Đọc hiểu về văn bản nghị luận

- Dạng câu hỏi nhận biết:

+ Nêu bố cục và tóm tắt nội dung chính trong mỗi phần của văn bản.

+ Nhận biết mục đích của văn bản.

+ Nhận biết đề tài của văn bản.

+ Phân biệt nghị luận văn học và nghị luận xã hội; nghị luận trung đại và nghị

luận hiện đại.

+ Nhận biết phương thức chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản. ˆ

+ Nhận biết đặc điểm của các thao tác chính và đúc thao tác kết hợp được sử

dụng trong văn bản.

+ Chỉ ra luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biều, độc đáo trong văn bản.

+ Nhận biết tình cảm, thái độ của người viết qua văn bản.

+ Nhận biết các biện pháp tu từ, các loại câu khẳng định, phủ định,… trong văn bản.

+ Nhận biết các bằng chứng khách quan và bằng chứng chủ quan trong văn bản.

6

16,17,18

Bài 2.

Đọc hiểu về văn bản nghị luận

- Dạng câu hỏi thông hiểu

+ Nêu ý nghĩa của nhan đề văn bản nghị luận, đặt nhan đề cho văn bản.

+ Nhận xét, đánh giá sự phù hợp của nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

+ Phân tích tác dụng của một số thao tác nghị luận như chứng mình, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ…

+ Nêu tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản.

+ Phân tích sự phù hợp của các lí lẽ và bằng chứng; giữa lí lẽ và luận điểm, giữa luận điểm và luận đề trong văn bản.

+ Chỉ ra quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản.

+ Phân tích và nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của từ ngữ và các biện pháp tu từ trong văn bản.

+ Chỉ ra tác dụng của các loại câu khẳng định, phủ định … trong văn bản.

+ Phân tích vai trò của các yếu tố ngôn ngữ biểu cảm và giọng điệu của người viết trong văn bản.

+ Hiểu tác dụng của các bằng chứng khách quan và bằng chứng chủ quan trong văn bản.

+ Phân tích vai trò của cách lập luận trong văn bản.

+ Chỉ ra tính thuyết phục của văn bản

+ Dẫn ra các câu văn trong văn bản thể hiện ý kiến nhận xét mang tính chủ quan của người viết

................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 435
Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng