Mùa Chay 2024 bắt đầu từ ngày nào?
Hiện tại đang là thời gian diễn ra mùa Chay. Mùa Chay năm 2024 bắt đầu từ ngày nào? Mùa Chay Thánh là thời gian tìm đến chốn tĩnh lặng nội tâm để đào sâu mối tương quan với Thiên Chúa.
Thời gian diễn ra mùa Chay 2024
1. Mùa Chay là gì?
Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày trước lễ Phục Sinh, trừ ngày Chúa Nhật
Truyền thống này được hội thánh thời ấy khởi động với mục tiêu xét mình chuẩn bị cho Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, là thời kỳ cao điểm trong năm của tín đồ. Những truyền thống Mùa Chay lâu đời bao gồm sự ăn năn tự hối, kiêng ăn, đặc biệt là hết lòng cầu nguyện và tận hiến.
Ngoài việc chuẩn bị cho lễ Phục Sinh và vui mừng về sự kiện Chúa đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, Mùa Chay cũng là lúc để con dân Chúa suy gẫm về những điều mà Ngài đã dạy dỗ khi thi hành chức vụ tại thế.
Nguyện cầu tình yêu và hồng ân Chúạ tỉnh thức chúng ta để mỗi người hiến dâng lên Ngài trọn tấm lòng, tâm thần, linh hồn, và sức lực không chỉ trong Mùa Chay mà còn kéo dài suốt năm tháng.
2. Mùa Chay 2021 bắt đầu từ ngày nào?
Mùa Chay 2021 bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro tức ngày 17/2/2021
3. Mùa chay 2021 kết thúc lúc nào?
Mùa chay kết thúc vào ngày thứ Bảy trước Chúa Nhựt của lễ Phục Sinh
Mùa chay 2021 kết thúc vào ngày 3/4/2021
4. Thánh ca mùa Chay
Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc những bài thánh ca mùa Chay hay nhất, nghe để cảm nhận lòng Chúa xót thương
5. Giờ chầu thánh thể mùa chay
Chương trình “24 giờ cho Chúa” năm nay, được sắp xếp như sau:
1. Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho sự hiệp thông trong TGP và cầu nguyện cho đại dịch Covid-19 mau chấm dứt.
2. Thời gian: Từ chiều thứ Sáu đến chiều thứ Bảy tuần III Mùa Chay (12-13/3/2021. “24 giờ cho Chúa” kết thúc trước Thánh lễ chiều thứ Bảy).
3. Các hội đoàn hoặc các nhóm, thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa liên tục và xin quý Cha giải tội cho các tín hữu.
4. Đức TGM Giuse mời gọi các cha Quản hạt xem xét và cổ võ việc tổ chức “24 giờ cho Chúa” trong giáo hạt của mình. Các giáo xứ gần nhau có thể tổ chức chầu Mình Thánh Chúa chung và các Cha thay nhau giải tội cho các tín hữu. Giáo xứ và cộng đoàn nào, vì lý do thích đáng (chẳng hạn, do quá ít người) không thể chầu Mình Thánh Chúa trọn vẹn 24 giờ, thì ít ra có thể tổ chức chầu Mình Thánh Chúa vài giờ. Nơi nào, không thể chầu Mình Thánh Chúa qua đêm, thì có thể ngưng việc chầu Mình Thánh Chúa lúc nửa đêm và tiếp tục chầu Mình Thánh Chúa vào sáng hôm sau.
6. Thánh lễ mùa chay
Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số thánh lễ mùa Chay dưới đây:
7. Lịch sử mùa Chay
Từ những năm đầu tiên của Giáo Hội sơ khai, đã có những phong tục chuẫn bị tinh thần chay tịnh cho lễ Phục Sinh. Thánh Giáo Phụ Irene, khi viết cho Đức Thánh Giáo Hoàng Victor về việc chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh đã đề cập đến tinh thần chay tịnh, cũng như số ngày sống tinh thần chay tịnh trước Lễ Phục Sinh.
Mùa Chay trở nên đúng quy chuẩn hơn sau khi Kitô Giáo được tự do vào năm 313. Công Đồng Nicea (325), trong bảng giáo luật về kỷ luật, ghi nhận rằng hai công nghị tỉnh cần được tổ chức mỗi năm “công nghị đầu tiên phải được tổ chức trước 40 ngày của Mùa Chay.” Ðức Giáo Hoàng Leo (d. 461) khuyên các tín hữu phải “thực hiện đầy đủ việc chay tịnh theo Tông truyền là 40 ngày”, một lần nữa ghi nhận nguồn gốc tông đồ của Mùa Chay. Vào cuối thế kỷ thứ IV, 40 ngày chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh được gọi là Mùa Chay đã được thực hành rộng rãi, trong đó đời sống cầu nguyện và ăn chay là hai yếu tố chính cho việc thực hành Mùa Chay.
Tất nhiên, số “40” luôn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt liên quan đến việc chuẩn bị. Trên Núi Sinai, chuẩn bị cho việc nhận Mười Điều Răn, “Ông Moses ở lại đó với Chúa 40 ngày và 40 đêm, mà không ăn uống bất cứ thứ gì” (Xh 34:28). Ngôn Sứ Êlia đi “40 ngày và 40 đêm” lên núi Chúa, Núi Horeb (tên khác của Sinai) (I Các vua 19: 8). Và quan trọng nhất, Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện “40 ngày và 40 đêm” trong sa mạc trước khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai của Ngài (Mt 4: 2).
Sau khi 40 ngày của Mùa Chay đã được thành lập, việc phát triển tiếp theo liên quan đến phải ăn chay vào những ngày nào trong tuần. Tại Jerusalem và Giáo Hội Đông Phương, các tín hữu ăn chay 40 ngày, 5 ngày 1 tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, không ăn chay vào thứ bảy và Chúa nhật, do đó Mùa Chay kéo dài tám tuần. Tại Rome và ở phương Tây, tín hữu ăn chay 6 ngày 1 tuần, từ thứ hai đến thứ bảy, do đó Mùa Chay kéo dài trong vòng sáu tuần. Cuối cùng, việc thực hành chiếm ưu thế là ăn chay 6 ngày một tuần trong suốt 6 tuần. Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả (540-604) ấn đính Ngày đầu tiên của Mùa Chay vào ngày thứ tư và Ngài gọi là Thứ Tư Lễ Tro để đánh dấu ngày đầu tiên của Mùa Chay và để bảo đảm đúng 40 ngày chay tịnh trước lễ Phục Sinh.
Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu cho bạn đọc Những thông tin liên quan mùa Chay 2021. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công