Khoảng cách tiếp xúc nào được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần?

Đối với dịch bệnh Covid khoảng cách tiếp xúc nào được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần? Không tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh/nghi nhiễm là biện pháp hiệu quả để bảo vệ chính bản thân và gia đình mình.

1. Khoảng cách tiếp xúc nào được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần?

Theo hướng dẫn của sở y tế, khoảng cách 1 mét được xác định là khoảng cách gần đối với dịch bệnh Covid-19.

2. Thế nào là tiếp xúc gần?

Khoảng cách 1 mét được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần, nhưng những trường hợp nào được nhà nước quy định là tiếp xúc gần?

Khoảng cách tiếp xúc nào được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần?

Quyết định số 2008/QĐ-BYT quy định các trường hợp sau được coi là tiếp xúc gần:

Tiếp xúc gần: bao gồm

- Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.

- Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

- Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

- Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

- Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

- Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

3. Nên làm gì khi trở thành người tiếp xúc gần?

Khi trở thành người tiếp xúc gần, bạn nên xử lý thế nào để bảo vệ an toàn cho chính mình?

  • Đối với F1: Người nghi nhiễm, người đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với F0 phải: Đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; cách ly tại khu vực được quy định. Đồng thời báo cho F2 về tình trạng của mình.
  • Đối với F2: Người tiếp xúc với F1 phải đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp F1 âm tính, F2 có thể giải phóng và tự theo dõi sức khỏe. Đồng thời báo cho F3 về tình trạng của mình.
  • Đối với F3: Người tiếp xúc với F2 phải đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; tự theo dõi sức khỏe và báo cáo nếu có triệu chứng ho, sốt, khó thở, mệt mỏi... Đồng thời báo cho F4 về tình trạng của mình.

4. Không tuân thủ quy định về phòng chống dịch phạt thế nào?

Người không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh được các địa phương đưa ra và công bố thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;

c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

d) Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

đ) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Khoảng cách tiếp xúc nào được xác định là khoảng cách tiếp xúc gần? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 217
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm