Cách tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương

Giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2021-2022 là cuộc thi diễn ra từ ngày 1/12/2021 đến 10/1/2022 dành cho cấp tiêu học. Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương? là một câu hỏi tự luận trong bộ đề dành cho giáo viên. Sau đây là gợi ý trả lời.

Lưu ý: Cách tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương là tài liệu được tổng hợp, sưu tầm từ các nguồn để chia sẻ miễn phí đến thầy cô nhằm hoàn thành tốt cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ.

1. Cách tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương số 1

Để tổ chức dạy tài liệu "Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học" có hiệu quả, ta cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giáo dục trên lớp và ngoài phạm vi lớp học:

* Trong giờ lên lớp:

- Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

- Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.

- Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

- Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.

- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.

- Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

+ Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.

+ Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.

+ Thứ tự các xe ưu tiên.

+ Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,....).

+ Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.

...

* Ngoài giờ lên lớp:

- Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề "An toàn giao thông".

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.

- Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.

- Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.

2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương số 2

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 15.815
0 Bình luận
Sắp xếp theo