(Cả năm file word) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức với cuộc sống - Mời các bạn tham khảo mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 12 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được các thầy cô giáo biên soạn theo đúng với hướng dẫn của Bộ giáo dục và bám sát nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết file word giáo án môn Văn lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

KHBD Ngữ văn 12 KNTT

1. Giáo án Ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1

VĂN BẢN 1. XUÂN TÓC ĐỎ CỨU QUỐC

(Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) (Thời gian thực hiện: 3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

– Chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: khả năng bao quát hiện thực đời sống; góc độ quan sát, nhân vật và hệ thống sự kiện; cách miêu tả nét đặc thù của ngôn ngữ nhân vật;... thể hiện qua đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

– Nhận biết và phân tích được tính chất trào phúng, giá trị hiện thực của tiểu thuyết

Số đỏ, một kiệt tác hoạt kê của Việt Nam trong thế kỉ XX, thể hiện qua đoạn trích.

– Vận dụng được những kĩ năng sau khi học xong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc để đọc hiểu những văn bản cùng thể loại và thực hiện nhiệm vụ thực tiễn.

2. Phẩm chất

Có thái độ phê phán tình trạng loạn chuẩn khi đánh giá các hiện tượng đời sống và nhìn nhận con người, hướng tới việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

SGK, SGV Ngữ văn 12, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, một số tư liệu ảnh, video clip liên quan đến tác giả Vũ Trọng Phụng, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu

Huy động kiến thức đã có của HS về đặc điểm của tiểu thuyết, tạo tâm thế đọc hiểu văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

b. Nội dung

Hãy nói về một chi tiết trong đoạn trích hoặc trong tiểu thuyết Số đỏ mà em ấn tượng nhất và lí giải vì sao.

c. Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

Chia sẻ của HS về một chi tiết ấn tượng nhất trong đoạn trích hoặc tiểu thuyết Số đỏ.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1– 2 – 3 – 4. GV cho HS chia sẻ cảm nhận về một chi tiết ấn tượng và nhận xét về câu trả lời của HS. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu

Chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: khả năng bao quát hiện thực đời sống; góc độ quan sát, nhân vật và hệ thống sự kiện; cách miêu tả nét đặc thù của ngôn ngữ nhân vật;... thể hiện qua đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

b. Nội dung

Tập trung làm rõ các vấn đề Câu chuyện và sự kiện – Tình huống và nhân vật trào phúng – Người kể chuyện và điểm nhìn – Ngôn ngữ – Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng qua các nhiệm vụ cụ thể.

Vấn đề 1. Câu chuyện và sự kiện

Văn bản kể câu chuyện gì? Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

Vấn đề 2. Tình huống và nhân vật trào phúng

1. Xác định tình huống của đoạn trích. Tình huống nào là chính? Vì sao?

2. Theo lời tác giả: “Số đỏ tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội đang tư sản hoá cuối mùa”. Sự “dị dạng của con người” thể hiện như thế nào qua các nhân vật trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc?

3. Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng.

Vấn đề 3. Ngôi kể và điểm nhìn

Xác định ngôi kể, điểm nhìn đã được nhà văn lựa chọn và ý nghĩa của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện thực theo khám phá và quan niệm của nhà văn.

Vấn đề 4. Ngôn ngữ

Nêu nhận xét khái quát về sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

Vấn đề 5. Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng

Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng thể hiện như thế nào qua đoạn trích?

c. Sản phẩm

Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở.

Vấn đề 1. Câu chuyện và sự kiện

– Câu chuyện: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

– Sự kiện chính:

+ Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt: Sân quần Rollandes Varreau của Hà thành đã ghi được một chỗ rẽ cho lịch sử thể thao khi giá vào cửa là ba đồng hạng bét nhưng người xem cũng trên ba nghìn. Tất cả mọi người đều đã thua và họ đều hi vọng vào Xuân Tóc Đỏ. Tất cả các quan chức cấp cao của hai nước đã an toạ nhưng Tổng cục thể thao Bắc Kì đang lo sốt vó khi không thấy hai nhà đương kim Hải và Thụ. Cuối cùng, để chữa cháy họ mời quán quân Xiêm La đấu với Xuân Tóc Đỏ.

+ Diễn biến kịch tính của “ván quần” giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La: Trong trận đấu, Xuân đã chiếm được ưu thế hơn so với quán quân Xiêm. Điều đó khiến vua Xiêm tức giận và doạ dẫm chiến tranh sẽ nổ ra nếu Xuân thắng, ông Giám đốc chính trị Đông Dương đã phải tìm ông Văn Minh để bảo Xuân Tóc Đỏ nhường quán quân Xiêm La.

+ Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng: Xuân nghe vậy thì nhường bàn cuối khiến công chúng, khán giả sững sờ. Ban đầu họ có vẻ đả đảo Xuân nhưng với với sự lẻo mép, khôn lỏi của mình, Xuân đã thuyết phục quần chúng bằng tài diễn thuyết. Hắn tỏ vẻ trịch thượng và tự cho rằng mình đã bỏ qua lòng tự trọng mà cứu đất nước. Lúc này, quần chúng lại coi hắn như người hùng cứu quốc thực thụ và tán tụng, ngợi ca.

Vấn đề 2. Tình huống và nhân vật trào phúng

1. Tình huống

– Tình huống 1: Hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích, dẫn đến nguy cơ trận chung kết quần vợt phải hoãn, đồng thời cũng tạo cơ hội cho Xuân Tóc Đỏ được ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La.

– Tình huống 2: Xuân Tóc Đỏ thắng điểm quán quân Xiêm La, vô tình đẩy hai nước Việt, Xiêm đến miệng hố chiến tranh – một tình trạng nguy cấp phải giải quyết kịp thời.

– Tình huống 3: Đông đảo khán giả đả đảo Xuân, đòi được giải thích, buộc Xuân và ông bầu Văn Minh phải biện xảo để xoay ngược thế cờ.

Trong ba tình huống nêu trên, tình huống chính là tình huống 2. Bởi vì, tình huống này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kịch tính và bước ngoặt của toàn bộ sự kiện được kể, nó liên quan chặt chẽ đến cao trào của sự kiện, nói lên “số đỏ” của nhân vật Xuân, phơi bày toàn bộ sự bịp bợm của màn kịch đang diễn ra.

......................

2. Giáo án Ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 2

VĂN BẢN 1. Tác gia Hồ Chí Minh

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

– Chỉ ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quan niệm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra.

– Lí giải được tính đa dạng của di sản văn học Hồ Chí Minh, những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Người.

– Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.

2. Phẩm chất

Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi theo tấm gương sống vì dân, vì nước của Người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

SGK, SGV Ngữ văn 12, tập hai, phiếu học tập, kế hoạch bài dạy, những hình ảnh hoặc video clip liên quan đến tác gia Hồ Chí Minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu

Huy động kiến thức đã có của HS về tác gia Hồ Chí Minh.

b. Nội dung

Hãy đọc một câu thơ/ câu văn/ câu nói của Hồ Chí Minh mà em thích. Cho biết vì sao em thích câu thơ/ câu văn/ câu nói đó của Người?

c. Sản phẩm

Nội dung trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như mục Nội dung.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3 – 4. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. HS có thể trình bày một câu thơ/ câu văn/ câu nói của Hồ Chí Minh về độc lập, tự do và lí giải nguyên nhân yêu thích. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài học mới: “Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một tác gia văn học lớn. Người đã để lại một di sản văn học đồ sộ, phục vụ đắc lực cho quá trình đấu tranh cách mạng. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh”.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu

Chỉ ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.

b. Nội dung

Vấn đề 1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

Đọc văn bản Tác gia Hồ Chí Minh, hoàn thiện phiếu học tập; đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa sự nghiệp văn học và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp cách mạng

Sự nghiệp văn học

Mục tiêu của hoạt động cách mạng:

……………………………………….

Mục đích sáng tác: …………………..

………………………………………..

Phạm vi, tầm vóc của hoạt động cách mạng:

…………………………….………….

Chất liệu sáng tác: ……………………..

………………………………………..

Thành tựu: ……………………………

………………………………………..

Sự nghiệp trước tác:…………………

………………………………………..

Nhận xét: ………………………………………………………………………..

Vấn đề 2. Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh chi phối thế nào đến nội dung, thể loại và phong cách sáng tác của Người?

................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết gợi ý soạn giáo án Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.867
0 Bình luận
Sắp xếp theo