(Cả năm) Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo 2024
Giáo án Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo
Giáo án môn Toán 11 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này mẫu kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo đã được Hoatieu tổng hợp lại để chia sẻ hoàn toàn miễn phí đến bạn đọc. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Toán 11 CTST cả năm file word, mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Hiện tại, bộ giáo án Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo đã gần đầy đủ. Mẫu giáo án Toán 11 CTST dưới đây còn thiếu Bài tập cuối chương 6, bài 1 chương 7. Các nội dung còn lại sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý: Mẫu Giáo án Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Toán 11 CTST file word kì 1
Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác.
- Nhận biết khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
- Mô tả bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HS
SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống để HS tiếp cận đến bài học.
- HS được tạo tâm thế cho bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trên mặt chiếc đồng hồ, kim giây đang ở vị trí ban đầu chỉ vào số 3 (Hình 1). Kim giây quay ba vòng và một phần tư 1 vòng (tức là 3 1 4 314 vòng) đến vị trí cuối chỉ vào số 6. Khi quay như thế, kim giây đã quét một góc với tia đầu chỉ vào số 3, tia cuối chỉ vào số 6.
- GV nêu câu hỏi: Góc đó gợi nên khái niệm gì trong toán học? Những góc như thế có tính chất gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu nhé”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm góc lượng giác, số đo của góc lượng giác, hệ thức Chasles
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được khái niệm góc lượng giác, xác định được số đo của góc lượng giác và tính chất. Phân biệt giữa góc lượng giác và góc hình học.
- Nhận biết được các đơn vị đo góc và mối quan hệ giữa chúng.
- Nhận biết hệ thức Chasles.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, 3, 4, 5, Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5, đọc hiểu các Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nhận biết khái niệm góc lượng giác và xác định được số đo của góc lượng giác, thiết lập được mối quan hệ giữa độ và rađian.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm góc hình học và số đo của chúng - GV cho HS thực hiện HĐ1 - GV cho HS đọc hiểu SGK, giới thiệu về đơn vị đo radian. - GV đặt các câu hỏi gợi mở về mối quan hệ giữa độ và radian, từ đó thiết lập công thức chuyển đổi giữa chúng. + CH1: Độ dài của nửa đường tròn lượng giác bằng bao nhiêu? + CH2: Nửa đường tròn có số đo bằng bao nhiêu (số đo góc và rađian)? + CH3: Rút ra công thức đổi đơn vị đo từ rađian sang độ và ngược lại. - Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó hình thành kiến thức. - GV nhắc nhở HS về chú ý . | I. Góc lượng giác 1. Góc hình học và số đo của chúng HĐ1: Góc (còn được gọi là góc hình học) là hình gồm hai tia chung gốc. Mỗi góc có một số đo, đơn vị đo góc (hình học) là độ. Số đo của một góc (hình học) không vượt quá 180°. Chẳng hạn: Góc xOy gồm hai tia Ox và Oy chung gốc O có số đo là 60° (hình vẽ). |
Giáo án Toán 11 CTST file word kì 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT
BÀI 1: PHÉP TÍNH LŨY THỪA
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; lớp: 11
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
– Nhận biết được khái niệm luỹ thừa với số mũ nguyên của một số thực khác 0; luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực của một số thực dương.
– Giải thích được các tính chất của phép tính luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực.
– Sử dụng được tính chất của phép tính luỹ thừa trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).
– Tính được giá trị biểu thức số có chứa phép tính luỹ thừa bằng sử dụng máy tính cầm tay.
– Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính luỹ thừa (ví dụ: bài toán về lãi suất, sự tăng trưởng,...).
2. Về năng lực:
- Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Trong quá trình vận dụng công thức vào các bài toán cụ thể.
- Năng lực mô hình hóa Toán học: Trong các bài toán thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Trong các lời giải của các bài tập.
- Năng lực giao tiếp Toán học: Trong các định lý, ví dụ, bài tập.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện để học Toán: Sử dụng máy tính cầm tay.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Trách nhiệm, cố gắng chiếm lĩnh kiến thức mới, cố gắng làm đúng các bài tập.
- Có thế giới quan khoa học
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kế hoạch bài dạy, SGK, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, phần mềm giải lập máy tính cầm tay…
III. Tiến trình dạy học
A, Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quy tắc viết lũy thừa và tiện ích.
b, Nội dung: Học sinh sũy nghĩ và trả lời câu hỏi?
Cách ghi như vậy có tiện ích gì? Từ các lũy thừa quen thuộc ở ba dòng đầu, hãy dự đoán quy tắc viết lũy thừa ở ba dòng cuối.
c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d, Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao | - GV đưa vấn đề: Trong khoa học, người ta thường dùng lũy thừa để ghi các số, có thể rất lớn hoặc rất bé. Chẳng hạn, bảng dưới đây cho một số ví dụ về cách ghi độ dài.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Cách ghi như vậy có tiện ích gì? Từ các lũy thừa quen thuộc ở ba dòng đầu, hãy dự đoán quy tắc viết lũy thừa ở ba dòng cuối. | |||||||||||||||||||||
Thực hiện | HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. | |||||||||||||||||||||
Báo cáo thảo luận | Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại theo dõi thảo luận, nhận xét bổ sung. | |||||||||||||||||||||
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp | - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Dẫn dắt vào bài mới. |
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2.1: 1. Lũy thừa với số mũ nguyên
a) Mục tiêu:
- HS nắm lại được công thức lũy thừa với số mũ tự nhiên đã học ở cấp THCS từ đó mở rộng với số mũ nguyên bất kỳ.
- HS năm được chú ý lũy thừa với số mũ bằng 0 và cơ số bằng 0.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm TH 1, củng cố bằng trả lời VD 1 SGK trang 7.
c) Sản phẩm:
- HS hình thành được kiến thức bài học, nắm được kiến thức trong tâm và chú ý đồng thời thực hiện được TH 1 và VD1 SGK trang 7.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao | GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc HĐKP 1. Từ đó HS tìm quy luật của dãy số và tìm ba số hạng tiếp theo của nó cũng như dự đoán cách viết dưới dạng lũy thừa của ba số hạng tiếp theo của dãy số và giải thích. - GV cho HS nhắc lại công thức lũy thừa với số mũ tự nhiên đã được học ở cấp THCS từ đó đưa ra định nghĩa l;ũy thừa với số mũ nguyên âm. - GV chuẩn hóa kiến thức. Và đưa ra chú ý lũy thừa với số mũ 0 và cơ số 0. - GV hướng dẫn HS làm bài thực hành 1 và vận dụng 1: - HS làm Thực hành 1 và Vận dụng 1, theo nhóm đôi. GV gọi một số HS trả lời câu hỏi. |
Thực hiện | - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGk - GV hỗ trợ, quan sát. |
Báo cáo thảo luận | - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. |
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp | - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. - Chốt kiến thức |
.............................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
(Bản đẹp) Giáo án Hóa học 11 Cánh Diều 2024
(Có tiết ôn tập) Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án Sinh 11 Cánh Diều 2023-2024 (bài 1, 2, 3)
Giáo án Ngữ văn 11 Cánh Diều 2024 cả năm
Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức 2024
(Cả năm) Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo 2024
Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10
-
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
-
Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ Viếng lăng Bác
-
Đề thi giữa kì 2 toán 7 Chân trời sáng tạo 2024 (10 đề)
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 năm học 2023-2024 (Kèm đáp án)
-
(Siêu hay) Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa
-
Đã có Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Hòa Bình 2024
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
(Siêu hay) Viết một bức thư cho một người bạn ở xa lớp 3, 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay GDCD 8 trang 15
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Sử Cao Bằng 2022
Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở (3 mẫu)
Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội 2024 mới nhất
Lịch công bố điểm chuẩn đại học 2023