(10 bài) Giáo án STEM khoa học tự nhiên 9 năm học 2023 - 2024

Giáo án STEM khoa học tự nhiên 9 năm học 2023 - 2024 được Hoatieu tổng hợp và chia sẻ đến các bạn trong bài viết dưới đây là một số Kế hoạch bài dạy chuyên đề dạy học theo chủ đề STEM các môn vật ký 9, hóa học 9, sinh học 9. Với chủ đề STEM khoa học tự nhiên 9 này sẽ giúp các học sinh nâng cao kĩ năng học tập, ý thức tự học và kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Đồng thời là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô chuẩn bị kế hoạch bài giảng nhanh và hiệu quả nhất.

Một bài giảng STEM luôn cần gắn với thực tế để học sinh cảm thấy sự liên quan giữa bài học và cuộc sống của chính mình, từ đó giúp học sinh nhận ra giá trị của các kiến thức và kĩ năng được học, đồng thời rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề thực tế ngay từ khi còn đang còn ngồi trên ghế nhá trường. Giáo án STEM khoa học tự nhiên 9 được Hoatieu chia sẻ dưới đây giúp thầy cô thiết kế giáo án hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích vấn đề lý thuyết dưới nhiều góc độ thực tế và giúp học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Bao gồm: Giáo án STEM hóa học 9 chế tạo giấy quỳ tím, Giáo án STEM hóa học 9 chế tạo xà phòng handmade, Giáo án STEM sinh 9 Làm sữa chua, Giáo án STEM vật lý 9 thiết kế xe thu gom đinh sắt...

Giáo án STEM hóa học 9 - Điều chế nước hoa quả có ga

Giáo án STEM hóa học 9 - Điều chế nước hoa quả có ga

1/ Tên chủ đề: ĐIỀU CHẾ NƯỚC HOA QUẢ CÓ GA (3 tiết – lớp 9)

2/ Mô tả:

Mỗi ngày uống nước trái cây có ga rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Học sinh tìm hiểu, vận dụng kiến thức bài 28: Các oxit của cacbon và bài 29 Axit cacbonic và muối cacbonat.

Hóa học: Vận dụng kiến thức phản ứng giữa axit với muối cacbonat.

Toán học: Tính thành phần trăm về thể tích khí CO và CO2 ; tính thể tích khí CO2

Tin học: thiết kế nhãn sản phẩm.

3/ Mục tiêu

a. Kiến thức

Học sinh biết được phản ứng giữa axit với muối cacbonat.

Biết phương pháp điều chế nước uống tại nhà.

b. Kĩ năng

Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu.

Tiến hành, mô tả cách làm nước hoa quả có ga.

Lập kế hoạch, tiến hành các thí nghiệm cách làm nước uống hoa quả có ga, ghi chép, đánh giá và đề xuất các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

Trình bày, bảo vệ ý kiến của nhóm mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện được ý kiến của nhóm khác.

Tự đánh giá được quá trình làm việc của nhóm theo các tiêu chí của GV đưa ra

c. Phát triển phẩm chất

-Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao.

-Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực nghiệm

d. Định hướng phát triển năng lực

Khoa học tự nhiên, tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

4/ Thiết bị

Nguyên liệu và dụng cụ làm nước hoa quả có ga

. Nguyên liệu: trái cây (nhóm tùy chọn), đường, muối natricacbonat, muối natribicacbonat.

. Dụng cụ: cốc pha có vạch, chai đựng.

5/ Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ NƯỚC HOA QUẢ CÓ GA
(Tiết 1 )

A. Mục đích:

– HS tiến hành được cách pha chế nước hoa quả có ga, quan sát mô tả được hiện tượng từ đó đặt ra các câu hỏi về quá trình pha chế, các ứng dụng của các cách pha chế này.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ: nghiên cứu xây dựng quy trình pha chế bằng các nguyên liệu từ trái cây ( nho, táo...), đường, nước theo một số tiêu chí về sản phẩm, dựa trên cơ sở màu sắc, mùi, vị,…

B. Nội dung:

– HS tiến hành cách pha chế nước hoa quả có ga và đặt các câu hỏi về quá trình pha chế, ứng dung của các quá trình pha chế.

– GV giới thiệu về cách pha chế nước hoa quả có ga đặt vấn đề “Làm thế nào để có thể tự làm nước hoa quả có ga thành công, đảm bảo vệ sinh và đạt chất lượng”, giao nhiệm vụ xây dựng quy trình pha chế nước hoa quả có ga từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố như tỉ lệ trái cây , muối natricacbonat, muối natribicacbonat.và đường, nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền tìm hiểu quy trình pha chế, lập kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình pha chế, đề xuất quy trình pha chế (đề xuất quy trình).

– HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

– Kết quả quá trình pha chế nước hoa quả có ga.

– Các câu hỏi về quá trình pha chế.

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận đưa ra quy trình pha chế nước hoa quả có ga của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất quy trình.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Gv: yêu cầu HS về điểm chung của các loại nước uống trên.

- HS cần nêu được các loại nước uống trên khác nhau như thế nào?, nếu HS không trả lời được GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi như: các loại nước uống được làm từ nguyên liệu gì và tỉ lệ bao nhiêu ?

GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: nước uống hoa quả có ga mùi vị như thế naò? Và tổ chức cho HS làm thí nghiệm tự pha chế một loại nước uống tùy ý : GV phát phiếu học tập số 1 có hướng dẫn thí nghiệm và quan sát, báo cáo kết quả.

Giáo án STEM hóa học 9 - Điều chế nước hoa quả có ga

Chú ý: GV nên chuẩn bị sẵn 1 cố nước trái cây có ga để hiện tượng được rõ cho HS quan sát thêm.

– GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả (1 nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và nêu điểm khác).

– GV nhận xét, kết luận mùi vị của từng loại trái cây, đặt tiếp câu hỏi về các tỉ lệ và nguồn nguyên liệu trái cây để dùng để pha chế.

HS tiếp nhận giải thích mùi vị của từng loại trái cây ở mỗi ly.

– GV bổ sung giới thiệu về các tỉ lệ pha chế, nguồn trái cây,…

– GV đặt câu hỏi: nước trái cây có ga tốt như thế nào với sức khỏe con người ? Làm nước trái cây có ga như thế nào?

HS trả lời các tác dụng của nước trái cây có ga với sức khỏe và nêu các bước làm nước trái cây có ga

– GV đặt câu hỏi: Làm nước trái cây lên men được gọi là thành công khi sản phẩm có mùi thơm của trái cây, vị vừa uống… Vậy các em có bí quyết gì để làm nước trái cây có ga thành công không? Tại sao là thực hiện những điều đó ?

- HS trả lời theo vốn kiến thức thực tiễn của mình.

– GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: Bằng cách nào có thể tìm ra các điều kiện tối ưu để làm nước trái cây lên men thành công?

- HS sẽ làm việc theo nhóm để xây dựng quy trình làm nước trái cây có ga và thi xem sản phẩm nước trái cây có ga theo các nào nào là thành công nhất ?

– GV nêu chi tiết nhiệm vụ làm 1 loại nước trái cây thơm ngon và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

+ Sản phẩm cần thực hiện: Quy trình mô tả các bước làm nước trái cây lên men và thành phẩm theo quy trình đó.

+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm.

STTTiêu chíĐiểm tối đa
Quy trình 
1Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình làm nước trái cây có ga10
2Mô tả rõ thao tác thực hiện ở các bước20
3Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu10
4Sản phẩm nước trái cây có ga10
5Nước trong không có bã của trái cây15
6Độ ngọt vừa phải15
7Có màu sắc của trái cây đặc trưng, đẹp mắt10
8Có mùi thơm của nước trái cây có ga10
Tổng100

.....................

Mời các bạn tải file download để xem chi tiết 10 bài Giáo án STEM khoa học tự nhiên 9 năm học 2023 - 2024

Đánh giá bài viết
1 1.100
0 Bình luận
Sắp xếp theo