Giáo án Sinh 11 Cánh Diều 2023-2024 (bài 1, 2, 3)

Tải về

Kế hoạch bài dạy môn Sinh học lớp 11 Cánh Diều

Giáo án môn Sinh học lớp 11 Cánh Diều - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án bài giảng môn Sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là mẫu giáo án Sinh lớp 11 sách Cánh Diều hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy môn Sinh theo hướng dẫn tại Công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Sinh 11 Cánh Diều file word, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Để xem chi tiết file giáo án Sinh học 11 bộ Cánh Diều, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Sinh 11 Cánh Diều file doc

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.

- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.

- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).

- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.

- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng; mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cấp cơ thể, các dấu hiệu đặc trưng và vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.

Phiếu học tập số 1

Giáo án Sinh 11 Cánh Diều file doc

Giáo án Sinh 11 Cánh Diều file doc

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng ánh sáng được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

......................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.635
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm