(2 mẫu) Giáo án Giáo dục địa phương 7 Nam Định (chủ đề 1, 2)

Tải về

Giáo án Giáo dục địa phương 7 tỉnh Nam Định là mộ trong những nội dung giáo dục vô cùng quan trọng giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, điều kiện kinh tế cũng như các phong tục tập quán của quê hương nơi mình đang sinh sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Nam Định được biên soạn bám sát nội dung tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Nam Định lớp 7. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu giáo án Giáo dục địa phương 7 Nam Định được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Mẫu giáo án GDĐP 7 Nam Định - mẫu 1

CHỦ ĐỀ 1: NAM ĐỊNH TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

I. MỤC TIÊU

Sau chủ đề này, HS sẽ:

1. Mục tiêu

- Chỉ ra được các tên gọi, vị thế của vùng đất Nam Định trong tiến trình lịch sử từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Nhận biết được một số sự kiện và dấu ấn quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá của Nam Định từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Đánh giá được vai trò của phủ Thiên Trường dưới triều Trần.

- Nêu được những đóng góp của nhân dân Nam Định trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng được các tài liệu để giới thiệu về nhân vật hoặc di tích lịch sử ở địa phương, góp phần quảng bá về quê hương, con người và di sản văn hoá Nam Định.

- Liên hệ được các sự kiện, địa danh tiêu biểu được đề cập trong bài viết với địa chỉ hay tên đường, trường học,... tại địa phương.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu và tư duy lịch sử: biết cách khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để khai thác thông tin để liên hệ đến địa phương.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.

- Yêu nước: Tự hào lịch sử vùng đất Nam Định.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV GDĐP Nam Định 7.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh, tư liệu về lịch sử Nam Định từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

2. Đối với học sinh

- SGK GDĐP Nam Định 7.

- Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI 1 : NAM ĐỊNH THẾ KỈ X

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về kiến thức bài mới.

b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt : Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Định tiếp tục có những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Đinh và nhà Tiền Lê.

- GV đặt câu hỏi: Trong thế kỉ X, nhân dân Nam Định đã có những đóng góp cụ thể nào?

Mẫu giáo án GDĐP 7 Nam Định

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhân dân Nam Định với sự nghiệp dựng nước của nhà Đinh

a. Mục tiêu: Trình bày được vị thế, đóng góp của nhân dân Nam Định trong sự nghiệp dựng nước của nhà Đinh.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

..................

Mẫu giáo án GDĐP 7 Nam Định - mẫu 2

CHỦ ĐỀ 1: TỤC NGỮ, PHƯƠNG NGỮ NAM ĐỊNH

BÀI 1. TỤC NGỮ NAM ĐỊNH

(Thời lượng 3 tiết: Tiết 1,2,3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học xong chủ đê này, em sẽ:

- Nhận biết một số đặc điểm nội dung, hình thức của tục ngữ Nam Định.

- Hiểu được đặc điểm phương ngữ Nam Định (ngữ âm, từ vựng,...) trong tương quan với ngôn ngữ toàn dân.

- Sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phương ngữ một cách phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

- Có tình cảm, thái độ tôn trọng, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương ngữ Nam Định.

2. Năng lực:

- Nhận biết được nội dung; yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp…) và các đặc điểm hình thức (số lượng, câu chữ, vần…) của tục ngữ.

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số câu tục ngữ Nam Định dưới dạng viết hoặc nói.

- Biết viết đoạn văn nêu cảm nhận, suy nghĩ về tục ngữ địa phương.

- Phát triển được các kĩ năng, năng lực thực tiễn có liên quan.

3. Phẩm chất:

- Biết trân trọng, có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của tục ngữ địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Sách giáo khoa GDĐP 7 tỉnh Nam Định.

2. Giáo án, bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập; Máy tính, tivi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HỌAT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:

- Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các câu tục ngữ, ca dao nói về quê hương Nam Định để kết nối với bài học.

-Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu nhiệm vụ: Hãy đọc đoạn văn trong sách sách giáo khoa trang 33 và trả lời câu hỏi:

Nằm trong kho tàng "trí khôn dân gian" của cha ông, tục ngữ Nam Định là một bộ phận của tục ngữ Việt Nam, mang nhiều nội dung và tính chất chung của tục ngữ Việt Nam. Trên nền tảng chung ấy, với số lượng tương đối nhiều và giá trị cao, sở hữu những dâu ấn riêng, tục ngữ Nam Định phần nào thể hiện truyền thống văn hoá và trí tuệ dân gian của người Nam Định. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc sắc ấy qua các câu tục ngữ đã được hình thành và sử dụng lâu đời trên mành đất quê hương.

Em hiểu "trí khôn dân gian" là gì? Cho ví dụ qua một số câu tục ngữ, ca dao hay truyện dân gian mà em đã biết.

* Bước 2 : Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ và trả lời dựa vào hiểu biết của bản thân và sưu tầm

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- HS trả lời, cả lớp nhận xét và bổ sung.

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá: “Trí khôn dân gian” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi : trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong dòng chảy lịch sử của văn học dân tộc, văn học Nam Định bên cạnh những đặc điểm chung còn mang những nét đặc trưng, tiêu biểu cho vùng đất này. Có thể nói, kho tàng tục ngữ Nam Định là nơi dung chứa gần như trọn vẹn kinh nghiệm dân gian của cha ông được đúc kết từ ngàn đời. Thông qua tục ngữ, chúng ta có thể tìm thấy những bài học giá trị về tự nhiên, xã hội và con người. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các câu tục ngữ tiêu biểu để thấy được những nét văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Nam Định.

.......................................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 3.597
(2 mẫu) Giáo án Giáo dục địa phương 7 Nam Định (chủ đề 1, 2)
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm