(Đủ 3 chuyên đề) Giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều

Giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều trong sách chuyên đề môn Vật lí 11 bộ Cánh Diều. Mẫu giáo án sách chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý:  Mẫu Giáo án Vật lí 11 Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều

Giáo án chuyên đề 1 Vật lí 11 Cánh Diều

CHUYÊN ĐỀ 1: TRƯỜNG HẤP DẪN

BÀI 1: LỰC HẤP DẪN VÀ TRƯỜNG HẤP DẪN (5 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

- Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó.

- Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực hấp dẫn và trường hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

- Phân tích và lấy ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

- Mô tả và định nghĩa được định luật vạn vật hấp dẫn.

- Tìm hiểu về khái niệm trường hấp dẫn và biểu diễn trường hấp dẫn.

- Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cường độ trường hấp dẫn để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SCĐ Vật lí 11, SGV Vật lí 11, Kế hoạch dạy học.

- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: video trọng lực và ảnh hưởng của trọng lực đến cuộc sống, hình ảnh tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian, hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- SCĐ Vật lí 11.

- Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung lực hấp dẫn và trường hấp dẫn và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về sự chuyển động tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian để HS phân tích và chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video, đặt câu hỏi cho HS thảo luận và tìm hiểu về lực hấp dẫn của Trái Đất

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian (hình 1.1) cho HS quan sát và đặt vấn đề:

Sống trên Trái Đất, chúng ta được trải nghiệm tác dụng của lực hấp dẫn hằng ngày. Các vật chúng ta cầm thường rơi xuống mặt đất khi ta buông tay. Các vận động viên nhảy dù khi nhảy khỏi máy bay cũng chịu tác dụng bởi lực hút và rơi xuống mặt đất.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Bạn có bao giờ tự hỏi, làm thế nào để những con tàu vũ trụ "chống lại" lực hút này của Trái Đất mà bay vào không gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Lực hấp dẫn và trường hấp dẫn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu lực hấp dẫn của Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ phân tích và nêu được ví dụ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và thực hiện các hoạt động theo SCĐ, từ đó đưa ra được ví dụ sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các thông tin trong giấy note sau đó dán lên bảng và thảo luận về ví dụ sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về trọng lực và ảnh hưởng của trọng lực đến cuộc sống cho HS quan sát.

(link video)

(GV cân đối thời lượng tiết học để cho HS xem một phần/hết video).

- Sau khi xem xong video, GV phát cho mỗi HS 3 tờ giấy note và yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ, làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau:

Em hãy viết ra các tờ giấy note và dán lên các bảng nhỏ theo ba khu vực:

Bảng 1: Các điều bạn đã biết về lực hấp dẫn.

Bảng 2: Các ví dụ về sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh bạn.

Bảng 3: Các câu hỏi về lực hấp dẫn bạn muốn tìm hiểu thêm.

- GV hướng dẫn HS đọc giấy note ý kiến của các HS khác dán trên bảng và cân nhắc rút lại các tờ note của mình ở bảng 3 nếu như đã tìm thấy câu trả lời từ HS khác ở bảng 1, 2.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về các câu hỏi còn thắc mắc.

- Sau khi HS thảo luận và phát biểu, GV nhận xét và tổng kết về nội dung lực hấp dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, quan sát video và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, điều phối thảo luận để hướng tới khái niệm lực hấp dẫn của Trái Đất, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. LỰC HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các đối tượng trong vũ trụ.

- Trọng lực chính là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.

Ví dụ: Trái Đất hút một quả táo với một lực cỡ 3 N trong khi lực hút của Trái Đất tác dụng lên một con tàu khối lượng rất lớn có thể lên đến 2.108 N.

Hoạt động 2. Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:

+ Mô tả và nêu được định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn giữa các vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng hoặc lực hấp dẫn gây bởi vật đồng chất hình cầu.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn và vận dụng vào làm bài tập cụ thể.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và phân tích để rút ra được nội dung định luật vạn vật hấp dẫn và trả lời được các câu hỏi, luyện tập.

................

Giáo án chuyên đề 2 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Giáo án chuyên đề 3 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung giáo án Vật lí 11 Cánh Diều.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 28
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Đủ 3 chuyên đề) Giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh Diều