(Chủ đề 1-4) Giáo án Âm nhạc lớp 11 Cánh Diều

Tải về

Giáo án Âm nhạc lớp 11 sách Cánh Diều - Mời các bạn đọc cùng tham khảo mẫu soạn giáo án môn Âm nhạc lớp 11 bộ Cánh Diều bao gồm các chủ đề từ 1-4. Mẫu kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 11 Cánh Diều được soạn thảo trên file word theo đúng hướng dẫn tại CV 5512 của Bộ giáo dục với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa mới sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo.

Mẫu giáo án Âm nhạc lớp 11 bộ Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Âm nhạc 11 Cánh Diều file word

Giáo án chủ đề 1 Âm nhạc 11 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 1: NON SÔNG TƯƠI ĐẸP

Bài 1:

  • Hát: Bài hát Đường lên Tây Bắc.
  • Nghe nhạc: Tác phẩm Chung một niềm tin.
  • Thường thức âm nhạc: Các giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Bài 2:

  • Lí thuyết âm nhạc: Giọng và gam Pha trưởng.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.
  • Nhạc cụ: Gõ đệm cho bài hát Đường lên Tây Bắc.

BÀI 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
  • Nghe nhạc: cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật; nhắc lại chủ đề chính của tác phẩm Chung một niềm tin.
  • Thường thức âm nhạc: nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hát:
  • Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
  • Thực hiện đúng các từ có hát luyến.
  • Thể hiện đúng cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.
  • Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.
  • Thể hiện được tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát.
  • Nghe nhạc:
  • Nghe và nhận biết được một số nhạc cụ diễn tấu trong bài Chung một niềm tin.
  • Nhắc lại nét nhạc của chủ đề chính trong trích đoạn Chung một niềm tin.
  • Cảm nhận tính chất âm nhạc trong tác phẩm Chung một niềm tin.
  • Thường thức âm nhạc:
  • Trình bày được một số nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.
  • Sưu tâm được một số hình ảnh minh họa cho một số giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Đường lên Tây Bắc.
  • Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1 : HÁT – ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, đại danh ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và cho HS lắng nghe một số bài hát có liên quan đến địa phương, địa danh ở Việt Nam:

+ Mời anh lên Cao Bằng quê em

https://www.youtube.com/watch?v=kIrmrEl5x3c

+ Xôn xang mênh mang cao nguyên Đăk Lăk

https://www.youtube.com/watch?v=EUy3CnZdAYU

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hát – Đường lên Tây Bắc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc trong bài hát Đường lên Tây Bắc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:

- Khởi động giọng.

- Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc.

+ Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Đường lên Tây Bắc.

+ Thực hiện đúng các từ có hát luyến.

+ Thể hiện đúng cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.

+ Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.

+ Thể hiện được tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát.

c. Sản phẩm:

- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;

- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;

- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;

- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;

- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung học hát: Hát – Đường lên Tây Bắc.

* Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- GV giới thiệu cho HS:

+ Tên tác giả: thân thế, phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu,...

+ Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, phong cách âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát,...

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát.

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Đường lên Tây Bắc (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).

https://www.youtube.com/watch?v=sbsAE7IFPsM

- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Đường lên Tây Bắc.

* Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).

* Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc

- GV hướng dẫn HS học hát từng câu ca khúc Đường lên Tây Bắc:

+ GV đàn từng câu, hát mẫu, yêu cầu HS nhắc lại.

https://www.youtube.com/watch?v=gt7Krcoists

+ GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới (chú ý vị trí ngắt hơi, lấy hơi).

+ GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.

+ GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập, biểu diễn.

- GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến,…

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm Đường lên Tây Bắc.

- HS khởi động giọng.

- HS học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

- GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.

Hát – Đường lên Tây Bắc

Tác giả

- Nhạc sĩ Văn An (1929 – 2011) sinh ra ở Nam Định, lớn lên ở Bắc Ninh.

- Ông là một trong những nhạc sĩ quân đội có bản sắc riêng, với tiếng nói đa dạng của cuộc sống chiến đấu trong bộ đội qua những chặng đường cách mạng. Âm nhạc của ông có âm hưởng dân gian, giai điệu mềm mại, chải chuốt.

- Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và Giải thưởng nhà nước về Văn học và Nghệ thuật đợt đầu tiên.

- Một số tác phẩm nổi tiếng: Đường lên Tây Bắc (1952), Cánh diều miền Bắc (1957), Đường dây ai rải (1965), Thái Văn A đứng đó, Đôi dép Bác Hồ (thơ Tạ Hữu Yên), Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương (thơ Tạ Hữu Yên), Ta ra trận hôm nay (1973), Nhịp cầu nối những bờ vui (thơ Phan Văn Từ), Trên đường hạnh phúc, Lá cờ Đảng,...

Tác phẩm Đường lên Tây Bắc

- Hoàn cảnh ra đời bài hát: Là một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ, được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Cấu trúc bài hát:

+ Đoạn 1: từ đầu đến nhịp thứ 9 (Đường lên....đồi nương).

+ Đoạn 2: từ nhịp 10 đến hết (Cùng bảo vệ...mến yêu).

- Giai điệu, lời ca bài hát: mượt mà, trong sáng, mang đậm tính trữ tình, bản sắc riêng trong từng ý nhạc.

- Nội dung, ý nghĩa bài hát:

+ Bức tranh thơ mộng nơi miền Tây Bắc của đất nước Việt Nam.

+ Vẻ đẹp thanh bình của vùng núi cùng tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân ta.

* Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc

- Thực hiện các từ có hát luyến.

- Thể hiện cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.

- Thể hiện tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát .

......................

Giáo án chủ đề 2 Âm nhạc 11 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

Bài 3:

- Tiết 8. Hát: Thanh niên làm theo lời Bác

- Tiết 9. Hát: Thanh niên làm theo lời Bác (tiếp)

Nghe nhạc: Mong ước kỉ niệm xưa

- Tiết 10. Hát: Thanh niên làm theo lời Bác (tiếp)

Thường thức âm nhạc: Âm nhạc Việt Nam thời kì đầu dựng nước, giữ nước và thời kì quốc gia phong kiến độc lập tự chủ.

Bài 4:

- Tiết 11. Lí thuyết âm nhạc: Một số hợp âm của giọng Pha trưởng

Đọc nhạc: Bài luyện quãng.

- Tiết 12. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

Nhạc cụ: Hòa tấu nhạc cụ gõ

- Tiết 13. Nhạc cụ: Hòa tấu nhạc cụ gõ (tiếp)

- Tiết 14. Nhạc cụ: Hòa tấu nhạc cụ gõ (tiếp)

Bài 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái bài hát Thanh niên làm theo lời Bác, mở rộng âm vực, biết hát kết hợp đánh nhịp.

- Nghe nhạc: Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật trong nội dung bài hát Mong ước kỉ niệm xưa, biết biểu lộ cảm xúc khi nghe nhạc.

- Thường thức âm nhạc: Nêu được vài nét về giai đoạn âm nhạc thời kì đầu dựng nước, giữ nước và thời kì quốc gia phong kiến độc lập tự chủ trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Hát:

Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Thanh niên làm theo lời Bác

Biết cách điều tiết hơi thở hợp lí và điều chỉnh khẩu hình để hát tròn vành rõ chữ.

Biết hát kết hợp biểu diễn bài hát với nhiều hình thức khác nhau.

Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp ; sáng tạo các động tác phụ họa phù hợp.

- Nghe nhạc:

Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc với bài hát.

Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe bài Mong ước kỉ niệm xưa.

Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điều bài Mong ước kỉ niệm xưa.

- Thường thức âm nhạc:

Âm nhạc Việt Nam thời kì đầu dựng nước, giữ nước và thời kì quốc gia phong kiến độc lập tự chủ.

Kể tên được một số nhạc sĩ, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn.

3. Phẩm chất

- Tích cực học tập, rèn luyện

- Trân trọng các giá trị cuộc sống và sống có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV Âm nhạc 11.

- File âm thanh và hình ảnh, video bài Thanh niên làm theo lời Bác

- File âm thanh video bài Mong ước kỉ niệm xưa.

- Tư liệu minh họa âm nhạc Việt Nam thời kì đầu dựng nước, giữ nước và thời kì quốc gia phong kiến độc lập tự chủ.

- Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…

2. Đối với học sinh

- SHS Âm nhạc 11.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 8 : HÁT – THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức HS chơi trò chơi kể về bài hát liên quan đến phong trào đoàn thanh niên.

c. Sản phẩm: Tên các bài hát liên quan đến Đoàn Thanh niên.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các dãy bàn khác nhau. Trong thời gian 3 phút, các nhóm thảo luận liệt kê tên các bài hát có liên quan đến Đoàn Thanh niên. Đội nào kể được nhiều tên bài hát đúng nhất là đội dành chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và ghi ra giấy tên các bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình lên bảng

.........................

Giáo án chủ đề 3 Âm nhạc 11 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆU HÁT QUÊ HƯƠNG

Bài 5:

- Tiết 15. Hát: Lí chiều chiều

- Tiết 16. Hát: Lí chiều chiều (tiếp)

Nghe nhạc: Trích đoạn Chương I Giao hưởng Quê hương

- Tiết 17. Hát: Lí chiều chiều (tiếp)

Thường thức âm nhạc: Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 trong lịch sử âm nhạc Việt Nam

Bài 6:

- Tiết 18. Lí thuyết âm nhạc: Giọng và gam Rê thứ

Đọc nhạc: Bài luyện quãng

- Tiết 19. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

Nhạc cụ: Thực hành bài luyện ngón bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

- Tiết 20. Nhạc cụ: Thực hành bài luyện ngón bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)

Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

- Tiết 21. Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)

- Tiết 22. Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)

BÀI 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biết vận dụng kĩ thuật hát luyến khi hát bài Lí chiều chiều; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết hát kết hợp gõ đệm.

- Nghe nhạc: cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật trong chương I Giao hưởng Quê hương; nhắc lại được chủ đề chính của tác phẩm.

- Thường thức âm nhạc: nêu được một số đặc điểm âm nhạc thời kì nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945 trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Hát:

Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Lí chiều chiều.

Thực hiện đúng các từ có hát luyến.

Thể hiện đúng các âm hình tiết tấu đảo phách, giữ nhịp ổn định.

Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.

Thể hiện được tính chất trữ tình, sâu lắng của bài hát.

- Nghe nhạc:

Nghe và nhận biết được một số nhạc cụ diễn tấu trong bài Chương I Giao hưởng Quê hương.

Nhắc lại nét nhạc của chủ đề chính trong Chương I Giao hưởng Quê hương.

Cảm nhận tính chất âm nhạc trong tác phẩm Chương I Giao hưởng Quê hương.

- Thường thức âm nhạc:

Trình bày được một số nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945.

Sưu tầm được một số hình ảnh minh họa cho một số giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Tích cực học tập, rèn luyện.

- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV Âm nhạc 11.

- File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Lí chiều chiều và Giao hưởng Quê hương.

- Tư liệu minh họa giai đoạn âm nhạc Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945.

- Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…

2. Đối với học sinh

- SHS Âm nhạc 11.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

.............................

Giáo án chủ đề 4 Âm nhạc 11 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU BỐN PHƯƠNG

Bài 7:

- Tiết 25. Hát: Tổ quốc

- Tiết 26. Hát: Tổ quốc (tiếp)

Nghe nhạc: Nơi đảo xa

- Tiết 27. Hát: Tổ quốc (tiếp)

Thường thức âm nhạc: Giai đoạn từ năm 1945 đến nay trong lịch sử âm nhạc Việt Nam

Bài 8:

- Tiết 28. Lí thuyết âm nhạc: Một số hợp âm của giọng Rê thứ

Đọc nhạc: Bài luyện quãng

- Tiết 29. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng nhạc cụ ukulele (tiếp)

- Tiết 30. Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng cụ cụ ukulele (tiếp)

- Tiết 31. Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng cụ cụ ukulele (tiếp)

BÀI 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái bài hát Tổ quốc; biết điều tiết hơi thở hợp lí; duy trì được nhịp độ ổn định khi hát.

- Nghe nhạc: Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của ca khúc Nơi đảo xa; biết tưởng tượng khi nghe nhạc; nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc.

- Thường thức âm nhạc: Nêu được một số đặc điểm thời kì âm nhạc từ năm 1945 đến nay trong lịch sử âm nhạc Việt Nam; kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Hát:

Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Tổ quốc.

Biết cách điều tiết hơi thở hợp lí và điều chỉnh khẩu hình để hát tròn vành rõ chữ.

Biết hát kết hợp biểu diễn bài hát với nhiều hình thức khác nhau.

Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp; sáng tạo các động tác phụ họa phù hợp.

- Nghe nhạc:

Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc với bài hát.

Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe bài Nơi đảo xa.

Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điều bài Nơi đảo xa.

- Thường thức âm nhạc:

Âm nhạc Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

Kể tên được một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.

3. Phẩm chất

- Tích cực học tập, rèn luyện.

- Trân trọng các giá trị cuộc sống và sống có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV Âm nhạc 11.

- File âm thanh và hình ảnh, video bài Tổ quốc.

- File âm thanh video bài Nơi đảo xa.

- Tư liệu minh họa âm nhạc Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

- Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…

2. Đối với học sinh

- SHS Âm nhạc 11.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 25: HÁT – TỔ QUỐC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát Nga nổi tiếng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát Nga nổi tiếng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát Nga nổi tiếng (bài hát gốc hoặc bài hát đã được phỏng dịch lời Việt) mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và ghi ra giấy tên các bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình lên bảng.

Gợi ý: Một số bài hát Nga nổi tiếng:

· Đôi bờ.

· Chiều Matxcơva.

· Triệu đóa hồng.

· Kachiusa.

· Volga xinh đẹp.

· Cây thùy dương.

· Thời thanh niên sôi nổi.

- GV kiểm tra đáp án và chốt lại số lượng đáp án đúng của từng đội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố và tuyên dương đội dành chiến thắng

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học. Hát – Tổ quốc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)

a. Mục tiêu: HS nắm được thông tin và hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát Tổ quốc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài hát và tổ chức cho HS hát bài Tổ quốc.

c. Sản phẩm: HS nắm được tác phẩm và biết cách hát đúng lời ca, giai điệu bài hát.

d. Tổ chức thực hiện:

...............

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Cánh Diều lớp 11 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 322
(Chủ đề 1-4) Giáo án Âm nhạc lớp 11 Cánh Diều
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm