(Cả năm) Kế hoạch bài dạy học sinh khuyết tật Văn 11 Cánh Diều

Giáo án dạy HSKT môn Văn 11

Giáo án Ngữ văn 11 Cánh Diều học sinh khuyết tật được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp mẫu kế hoạch bài dạy môn Văn lớp 11 bộ sách Cánh Diều cả kì 1 kì 2 được thiết kế dành riêng cho giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập. Mẫu giáo án được trình bày ở dạng file word với các nội dung bám sát SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô khi giảng dạy cũng như biên soạn lại.

Giáo án dạy HSKT môn Văn 11

Giáo án HSKT Văn 11 Cánh Diều kì 1

BÀI MỞ ĐẦU

(NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Giúp HS nắm được những nội dung chính và cách học Ngữ văn 11.

- HS (trong đó có HS khuyết tật) có thể nắm được cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 11.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài học trong sách ngữ văn 11

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài học trong sách ngữ văn 11

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất

- Vận dụng tối đa các kĩ năng để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung các bài học trong sách ngữ văn 11

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số hiểu biết về cấu trúc của sách

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cấu trúc sách

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

+ Em đã học chương trình Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hãy cho biết cấu trúc của một cuốn sách gồm những gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những bài thơ của Xuân Quỳnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý: Cấu trúc một cuốn sách Ngữ văn bao gồm có các phần đọc hiểu văn bản, thực hành tiếng việt, tập viết, học nói và nghe.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình Ngữ văn cánh diều lớp 10 chúng ta đã có một bài học tìm hiểu cấu trúc của SGK Ngữ văn. Việc tìm hiểu cấu trúc sách giúp học sinh có được cái nhìn sơ lược khách quan nhất về những việc mà chúng ta cần phải thực hiện trong toàn bộ chương trình. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ dành thời gian tìm hiểu về cấu trúc sách Ngữ văn 11 Cánh Diều.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về sách

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về hình thức bố cục của sách

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến hình thức bố cục của sách

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến hình thức bố cục của sách

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu chung về sách Ngữ văn 11

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về hình thức và bố cục của cuốn sách này?

Giáo án HSKT Văn 11 Cánh Diều kì 1

+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Giới thiệu chung về sách Ngữ văn 11

- Bìa cuốn sách Ngữ văn 11 cánh diều tập 1 là bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm có tên: Thúy Kiều và Kim Trọng. Đây chính là hình ảnh minnh họa cho hai nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du – một trong những tác phẩm chính sẽ học ở Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du.

- Bìa tập 2 là bức tranh Thuyền trên sông Hương của họa sĩ Tô Ngọc Vân đề tài ít nhiều liên quan đến nội dung bài học Ai Đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường – một văn bản trong tập hai của sách. Cùng với bức tranh Thiếu nữ bên hoa sen của Nguyễn Sáng trong bìa cuốn Chuyên đề ngữ văn 11.

=> Sách ngữ văn 11 chủ trương cung cấp cho HS những bức tranh nổi tiếng của các danh họa nhằm góp phần nâng cao năng lực thưởng thức nghệ thuật nói chung.

.......................

Giáo án HSKT Văn 11 Cánh Diều kì 2

Bài 5. Truyện ngắn

9

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Thời điểm

(3)

Thiết bị dạy học

(4)

Địa điểm dạy học

(5)

Đọc VB1: Trái tim Đan-kô (Trích Bà lão I-déc-ghin – Go-rơ-ki)

2

Tuần …

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập

- Video/clip/ phim tư liệu thông tin về Go-rơ-ki

Lớp học

Đọc VB 2: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

2

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập

Video/clip/ phim tư liệu thông tin về Nguyễn Khải

Lớp học

Thực hành đọc hiểu: Tầng hai (Phong Điệp)

1

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập

Lớp học

Thực hành tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

1

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập

Lớp học

Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

2

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập, bảng kiểm...

Lớp học

Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện

1

- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi)

- Phiếu học tập, bảng kiểm...

Lớp học

Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại (Trang Thế Hy)

HS học tại nhà

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. NĂNG LỰC

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.

Năng lực đặc thù

Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:

- Học sinh nhận biết, phân tích được một số phương diện nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh…) và một số yếu tố hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật… ) của truyện ngắn hiện đại.

+ Học sinh nhận biết được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của các nhân đối với văn học và cuộc sống.

+ Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản tiểu thuyết và truyện ngắn.

+ Học sinh vận dụng được những hiểu biết về nội dung và hình thức nghệ thuật vào việc đọc, viết, nói và nghe hiệu quả.

- Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

- Viết được bài văn nghị luận và thuyết trình một tác phẩm truyện theo lựa chọn cá nhân.

- Biết giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện .

II. PHẨM CHẤT

Biết giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; tin tưởng vào phẩm chất trong sáng, cao thượng, tình yêu và lòng can đảm của con người.

B.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, video…

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

(Cách 01: GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu Kiến thức Ngữ văn về thể loại truyện ngắn trong tiết 1 và tìm hiểu 03 văn bản đọc hiểu trong 05 tiết đọc hiểu còn lại.

Cách 02: Học đến văn bản đọc hiểu nào thì GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức ngữ văn liên quan đến thể loại của văn bản đó).

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,...

*Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận biết, phân tích được một số phương diện nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh…) và một số yếu tố hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật… ) của truyện ngắn hiện đại.

+ Học sinh nhận biết được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của các nhân đối với văn học và cuộc sống.

+ Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện ngắn hiện đại.

2. Phẩm chất

Các phẩm chất chủ yếu gắn với nội dung cụ thể của bài học: lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực…

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung hoạt động: HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trò chơi Tiếp sức:

- GV chia lớp thành 02 dãy:

- Yêu cầu: Viết nhanh tên của các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam mà em đã học hoặc đã đọc (kèm tác giả)

+ Các thành viên trong dãy sẽ nối tiếp nhau lên bảng viết đáp án. Mỗi người chỉ được lên bảng 01 lần.

+ Trong thời gian 03 phút, nhóm nào ghi được nhiều đáp án đúng hơn sẽ giành phần chiến thắng.

+ Nhận xét về đặc điểm chung của truyện ngắn?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

- HS tham gia trò chơi tiếp sức.

- GV quan sát, khích lệ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV giới thiệu bài học 5 về thể loại truyện ngắn thể loại lớn của VHVN.

Truyện ngắn:

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Lão Hạc (Nam Cao)

- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

- Làng (Kim Lân)

- Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

- Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

- Người ở bến sông Châu ( Sương Nguyệt Minh)

.................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 16
0 Bình luận
Sắp xếp theo