Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức

Tải về

Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Hóa học lớp 12 sách chuyên đề của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Hóa học 12 KNTT được biên soạn bằng file word bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 12 môn Hóa học sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Lưu ý: Hiện tại mẫu giáo án word chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức 3 chuyên đề còn thiếu bài 1. Hoatieu sẽ cập nhật nội dung còn thiếu trong thời gian sớm nhất. Mẫu giáo án sách  chuyên đề Hóa học 12 KNTT dưới đây chỉ là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô có thêm ý tưởng để biên soạn bộ giáo án cho riêng mình.

Mẫu giáo án chuyên đề 1 Hóa học 12

BÀI 2: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG THẾ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được một số cơ chế phản ứng thế trong hoá học hữu cơ: Cơ chế thế gốc SR (vào carbon no của alkane), cơ chế thế electrophile SEAr (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile SN1, SN2 (phản ứng thuỷ phân dẫn xuất halogen).

- Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của phản ứng thế gốc SR (cơ chế thế gốc SR vào carbon no của alkane).

2. Năng lực:

a. Năng lực chung

b. Năng lực hóa học

* Năng lực nhận thức hóa học

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cơ chế phản ứng thế trong hoá học hữu cơ.

- Viết cơ chế phản ứng thế

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

- Thực hiện được thí nghiệm: phản ứng thủy phân, phản ứng thế.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học

- Giải thích được cơ chế phản ứng thế

3. Phẩm chất

- Có thái độ đúng với công nghệ hoá học, có ý thức tìm kiếm các con đường tổng hợp các hợp chất hữu ích theo cách tối ưu, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

- Có sự yêu thích ngành nghề liên quan đến công nghệ hoá học, công nghệ dược phẩm,...

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh, sơ đồ về các tác nhân, chất trung gian, giai đoạn phản ứng.

- Video mô phỏng quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của HS về cơ chế phản ứng, phân cắt đồng li, dị li, tác nhân electrophile và nucleophile để’ chuẩn bị cho học bài mới; HS cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

b) Nội dung:

GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khoá.

Câu 1: Chất có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng.

Câu 2: Sự mô tả chi tiết cách thức mà các chất phản ứng phải đi qua để tạo thành sản phẩm gọi là gì?

Câu 3: Tên gọi chung của các chất dùng để hòa tan các chất khác, tạo thành dung dịch.

Câu 4: Sự phân cắt liên kết mà cặp electron chung thuộc hẳn về một nguyên tử.

Câu 5: Tên gọi chung của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có chứa electron hoá trị độc thân.

Câu 6: Đại lượng biểu thị cho khả năng tồn tại của của một chất trước tác động bên ngoài.

Câu 7: Tên gọi chung của các chất tạo thành sau phản ứng hoá học.

Câu 8: Sự phân cắt liên kết mà cặp electron chung được chia đều cho hai nguyên tử.

c) Sản phẩm:

Cơ chế phản ứng hoá học là con đường mà các chất phản ứng phải đi qua để tạo thành sản phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

GV thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi giải ô chữ để khởi động buổi học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

............................

Mẫu giáo án chuyên đề 2 Hóa học 12

GIÁO ÁN MẪU THEO CV 5512

BÀI 4: TÁI CHẾ KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Trình bày được:

- Ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.

- Quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,...) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.

- Tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tái chế kim loại.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm.

* Năng lực hóa học:

a) Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được yêu cầu sau:

Trình bày được: Ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.

b) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,...) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.

c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về quy trình tái chế kim loại.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức, HS tham gia trò chơi ô chữ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ TAICHE.

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa.

Câu 1: Phản ứng oxi hóa nhiên liệu bằng không khí để cung cấp nhiệt?

Câu 2: Tên loại tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để sản xuất kim loại?

Câu 3: Đơn chất có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim?

Câu 4: Từ Tiếng Anh có nghĩa tái chế?

Câu 5: Tên một dạng năng lượng?

Câu 6: Dạng năng lượng xanh được sử dụng phổ biến trong các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Mỗi một hàng ngang, GV mời đại diện HS trả lời

....................

Mẫu giáo án chuyên đề 3 Hóa học 12

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 901
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm