Đáp án Module 6 THCS

Đáp án Module 6 THCS bao gồm Đáp án trắc nghiệm Module 6 THCS + Bài tập cuối khóa module 6 THCS. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo để hoàn thiện nội dung bài kiểm tra cuối khóa Module 6

Dưới đây là Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm Module 6 THCS và Kế hoạch xây dựng môi trường văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS mới nhất 2024.

1. Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm Module 6 THCS

15. Chọn đáp án đúng nhất

Hoạt động trải nghiệm ở Chương trình GDPT 2018 cấp THCS được gọi là:

Câu trả lời đúng

  • Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệpĐáp án Module 6 THCS
  • Hoạt động giáo dục

16. Chọn đáp án đúng nhất

Một nguyên tắc cơ bản khi xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường phổ thông là:

Câu trả lời đúng

Ngắn gọn, dễ thực hiện, phù hợp cấp học, văn hóa địa phươngĐáp án Module 6 THCS

17. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn phương án đúng nhất dưới đây:

Câu trả lời đúng

Giám sát là quá trình theo dõi, quan sát chủ động để kịp thời điều chỉnh các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa LMTT trong nhà trường theo đúng kế hoạch.Đáp án Module 6 THCS

18. Chọn đáp án đúng nhất

Mục đích của hoạt động giám sát, đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS là:

Câu trả lời đúng

Để đảm bảo việc xây dựng VHNT đúng kế hoạch và kịp thời bổ sung, điều chỉnhĐáp án Module 6 THCS

19. Chọn đáp án đúng nhất

Các giá trị cốt lõi được nhà trường THCS B hưởng tới xây dựng là gì?

Câu trả lời đúng

Văn minh - Sáng tạo - Nhân ái - Trách nhiệmĐáp án Module 6 THCS

20. Chọn đáp án đúng nhất

Nhà trường THCS B (trong ví dụ minh họa) đã thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện như thế nào?

Câu trả lời đúng

Lồng ghép vào kế hoạch giáo dục nhà trường, lồng ghép trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trườngĐáp án Module 6 THCS

2. Bài tập cuối khóa Module 6 THCS

Bài tập cuối khóa module 6 THCS: Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác.

2.1. Kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường THCS số 1

PHÒNG GD-ĐT …………

TRƯỜNG ………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Xây dựng văn hóa nhà trường THCS

Thực hiện kế hoạch số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 02 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học; Kế hoạch số …/KH-PGDĐT-NGLL ngày … tháng … năm 20… của phòng giáo dục huyện ………… về việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Trường …………….. xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường học cụ thể như sau:

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng các giá trị văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực để cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được. Bồi dưỡng các kỹ năng thiết lập giao tiếp ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên.

- Tạo các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, và điều kiện thực tế của địa phương, để thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện.

- Biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hoá trong trường học là góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.

2. Yêu cầu

- Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đảm bảo an toàn tiết kiệm, thiết thực, mang tính giáo dục cao.

- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cần thực hiện đúng các quy định và thống nhất chung trong nhà trường đảm bảo dân chủ, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đảm bảo chuẩn mục và thể hiện đúng tinh thần "Tôn sư trọng đạo".

Xây dựng hệ thống khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Thiết kế đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với không gian nhà trường và của các nhóm lớp.

II. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá

1.1. Nội dung

- Nhà trường và công đoàn cùng phối hợp để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội đối tượng tham gia và điều kiện thực tế của địa phương: như giao lưu văn nghệ trong các ngày lễ của xã, tham gia xây dựng tạo cảnh quan thôn xóm, đình làng và các khu công cộng sạch đẹp.

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong giáo dục và xây dựng môi trường văn hóa trường học. Tăng cường kiểm tra đôn đốc; kịp thời biểu dương khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích.

1.2. Chỉ tiêu

100% cán bộ giáo viên và các lớp thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.

1.3. Giải pháp

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học cho CB, GV, NV, HS nhân dịp những ngày lễ lớn trong năm như: Ngày thành lập Đảng 03/2; Ngày sinh nhật Bác 19/5; Ngày giải phóng miền Nam 30/4; Ngày Quốc tế lao động 1/5,Cách mạng tháng tám thành công 19/8 và ngày Quốc Khánh 2/9 lồng ghép với các hoạt động Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường….Các ngày kỷ niệm như Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Ngày Tết trung thu cho thiếu nhi; Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

- Xây dựng các quy tắc văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn, để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

- Tổ chức thường xuyên luyện tập về công tác thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ góp phần nâng cao thể lực, giáo dục thế chất cho trẻ và xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.

- Tổ chức thi đua chấm điểm về môi trường học tập trong và ngoài lớp của giáo viên và học sinh tại các lớp. Tổ chức thi giao lưu văn nghệ của học sinh giữa các khối lớp, các chuyên đề phát triển vận động với các bài tập thể dục thể thao, múa hát giữa giờ và bài võ cổ truyền.

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ các lớp, các ban ngành đoàn thể xã hội cùng xây dựng môi trường văn hoá trường học. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác xây dựng môi trường văn hoá, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện môi trường văn hoá trong trường học.

- Thời gian thực hiện từ học kỳ II năm học 20…-20… và những năm tiếp theo.

2. Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học

2.1. Nội dung

- Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“;

- Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách….

* Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng

- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh

- Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận

- Phù hợp với quy định của pháp luật.

- Phù hợp với mục tiêu, tình hình thực tế và đặc điểm của nhà trường, ngành, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, dân chủ và nhân văn.

* Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử

- Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

- Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.

-Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy – thầy, thầy – trò, thầy – cha mẹ học sinh, trò – trò, trò – cha mẹ học sinh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.

- Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Nội dung Bộ quy tắc ứng xử

– Quan hệ ứng xử của người học

+ Với bản thân người học.

+ Với bạn bè.

+ Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong nhà trường.

+ Với khách đến làm việc.

+ Với gia đình.

+ Với môi trường.

+ Với cộng đồng xã hội.

– Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

+ Với bản thân.

+ Với trẻ em, học sinh.

+ Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

+ Với cơ quan, trường học khác.

+ Với người thân trong gia đình.

+ Với cha mẹ người học.

+ Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài.

+ Với môi trường.

+ Với cộng đồng xã hội.

2.2. Chỉ tiêu

100% CB, GV, NV, HS thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường

2.3. Giải pháp

- Nhà trường bám sát bộ quy tắc ứng sử của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng.

- Nhà trường phối hợp với BCH công đoàn để thành lập tổ tư vấn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.

- Tổ chức lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ để tham gia đóng góp ý kiến bổ xung điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm tạo sự đồng thuận chung.

- Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ xung hoành thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.

3. Xây dựng, sử dụng khẩu hiệu phù hợp trong khuôn viên trường học.

3.1. Nội dung

* Nguyên tắc xây dựng khẩu hiệu

- Hệ thống khẩu hiệu có nội dung phù hợp với cấp học.

- Hệ thống khẩu hiệu có giá trị lưu truyền, đồng thời cũng là lời hiệu triệu để mọi thành viên trong nhà trường suy ngẫm và phấn đấu trong học tập và công tác để hoàn thiện bản thân.

- Khẩu hiệu trong nhà trường mang tính giáo dục, tính thực tiễn, rõ ràng, ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ, tính truyền thông.

* Yêu cầu xây dựng và sử dụng khẩu hiệu

- Khẩu hiệu thiết kế phù hợp với cấp học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển

- Nội dung thiết kế khẩu hiệu tập trung vào những vấn đề sau:

+. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh.

+ Đạo đức trách nhiệm của giáo viên.

+ Môi trường phạm của trường.

+ Giáo dục an toàn giáo thông.

- Vị trí treo khẩu hiệu dễ quan sát, dễ đọc, phù hợp với nội dung tuyên truyền.

- Khẩu hiệu thể hiện thông điệp chính của nhà trường: Treo ở vị trí trung tâm nhà trường.

- Khẩu hiệu dành cho giáo viên: Treo ở phòng họp hội đồng

- Khẩu hiệu dành cho học sinh treo ở trong lớp

– Khẩu hiêụ thông điệp chính của nhà trường:

+ Tất cả vì học sinh thân yêu.

+ Dạy thật tốt- Học thật tốt.

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

– Trong phòng học

+ Năm điều Bác Hồ dạy.

+ Dạy thật tốt- Học thật tốt.

+ Nội quy học sinh.

– Trong phòng hội đồng (phòng họp)

+Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo .

+ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.

3.2. Chỉ tiêu

- 100% CB, GV, NV thực hiện nghiêm túc và hoàn thiện hệ thống các khẩu hiệu theo đúng của Bộ giáo dục hướng dẫn

3.3. Giải pháp

Nhà trường chỉ đạo tiến hành kiểm tra rà soát các khẩu hiệu hiện có trong trường, đối chiếu với hướng dẫn về nguyên tắc, yêu cầu và định hướng của Bộ giáo dục

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với nhà trường

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch và bộ quy tắc ứng xử trong trường học.

- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường văn hoá trường học.

- Làm bảng, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền có nội dung về các quy tắc ứng xử trong trường học.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt Bộ quy tắc về văn hoá trường học một cách có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường, cách thức thực hiện quy tăc ứng xử văn hoá của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Đưa ra các biện pháp tích cực để chỉnh sửa sau các lần kiểm tra, góp ý.

- Chủ động trực tiếp mở ra các cuộc thi về văn nghệ, thể thao giữa các nhóm lớp, các đơn vị bạn.

2. Đối với giáo viên

- Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do nhà trường ban hành. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo.

- Tham gia nghiên cứu học hỏi Quy tắc ứng xử văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp, bạn bè.

- Chủ động sáng tạo lồng ghép các quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh vào các hoạt động giáo dục học sinh hàng ngày.

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện bộ quy tắc xây dựng môi trường văn hoá tại lớp mình phù hợp với tình hình thực tế của lớp, địa phương.

3. Đối với học sinh

- Có ý thức tham gia các hoạt động của cô có lồng ghép nội dung về quy tắc ứng xử đối với thầy cô giáo, bạn bè và người thân.

- Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập thể văn hoá, văn nghệ của lớp, nhà trường.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng Môi trường văn hoá trong trường học của trường THCS Nhân Bình, mỗi đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên cần thực hiện nghiêm túc để nhà trường trở thành một môi trường văn hoá lành mạnh, an toàn, thân thiện./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT ( Để báo cáo);

- Các tổ CM ( Th/ hiện);

- Lưu: VT TrMN.

HIỆU TRƯỞNG

Sau khi thực hiện kế hoạch đã đề ra, nhà trường sẽ làm báo cáo kết quả xây dựng trường học văn hóa, kế hoạch đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

Kế hoạch này áp dụng được trong xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS.

2.2. Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS số 2

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 20.. – 20..

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cô và trò, của chính quyền địa phương, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.

- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20.. - 20.. nhằm đạt được các yêu cầu sau:

- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về cơ sở vật chất trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.

- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng cơ sở vạt chất và môi trường sư phạm, cảnh quan môi trường và lớp học.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch - đẹp đảm bảo an toàn

Đảm bảo trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn:

- Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; sân trường cần phải có những thảm cỏ xanh trong sân để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường hơn. Các lớp có các chậu cây cảnh, được chăm sóc tốt.

- Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, Bếp ăn đạt yêu cầu theo bếp một chiều, phải luôn đảm bảo khâu vệ sinh, an toàn; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên.

- Đẹp: Cảnh quan hài hòa, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.

- An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt...Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.

2. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh trong nhà trường

Quan tâm đến việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác tại trường. Tạo điều kiện cho học sinh các lớp được giao lưu, tham dự các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Trong năm học nhà trường phải tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 lần hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho giáo viên và học sinh như: Thi hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian,... vào các dịp 20/11, 22/12, tết nguyên đán, 8/3, 19/5, lễ ra trường, tổng kết năm học.

3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng:

- Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.

- Giao cho Chi đoàn thanh niên tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường tham gia tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ của phường.

- Giáo viên lồng ghép giáo dục, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động giáo dục của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập cho học sinh.

4. Một số hoạt động khác

  • Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10.
  • Tổ chức "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" tại đơn vị.
  • Tổ chức hoạt động "Mừng Đảng, mừng xuân."
  • Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân.
  • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu.

Trên đây là Mẫu kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường học và một số hoạt động cụ thể để giúp thầy cô lên kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo các đáp án module khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
19 25.879
0 Bình luận
Sắp xếp theo