Đáp án cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam” Cà Mau 2023
Đáp án Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam 2023 Cà Mau
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam” 2023 đã chính thức được tỉnh Cà Mau phát động đến đông đảo công dân sống, học tập và đang làm việc trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩ lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Sau đây là chi tiết thể lệ Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam 2023 cùng với đáp án cuộc thi Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam 2023 tỉnh Cà Mau, mời các bạn cùng tham khảo.
- Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Hải An - 20 năm xây dựng và phát triển 2024 đầy đủ
1. Đáp án Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam 2023 Cà Mau
Câu 1. Những di sản văn hoá phi vật thể nào sau đây của tỉnh Cà Mau được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia:
A.Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc.
B. Nghệ thuật nhạc Trống lớn của người Khmer.
C. Nghề Gác kèo Ong.
D. Cả 03 đáp án trên.
Câu 2. Giải thưởng Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thuộc lĩnh vực nào sau đây:
A. Kinh tế, chính trị.
B. Văn học – Nghệ thuật.
C. Khoa học, công nghệ.
D. Báo chí.
Câu 3. Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng toạ lạc tại khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, thuộc:
A. Hệ thống của đường Hồ Chí Minh trên biển.
B. Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển.
C. Nơi tiếp nhận vũ khí, thuốc men và con người của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
D.Cả 03 đáp án trên
Câu 4. Làng rừng Vồ Dơi là một trong những Làng rừng kháng chiến ở Cà Mau, đây là hình thái đặc thù, độc đáo của chiến tranh nhân dân ở vùng đất Cà Mau. Những giá trị về lịch sử, văn hoá của Làng rừng góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về vùng đất, con người Cà Mau. Bạn cho biết Làng rừng Vồ Dơi hình thành trong giai đoạn nào:
A.1954-1957
B.1958-1960
C.1961-1965
D.1966-1970
Câu 5. Câu ca sau đây được trích trong Bài vọng cổ nào của Tác giả Trọng Nguyễn: “Những người cơm vãi cơm rơi, bâу giờ làm chủ đất trời Việt Nam; Mẹ có vui không trong niềm vui đó - có cả máu cha ông, dòng máu quật cường…”:
A. Đôi mắt.
B. Người mẹ sân chim.
C. Ơn Đảng.
D. Giọt sữa cuối cùng.
Câu 6. Tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” của Tác giả nào:
A. Nhà thơ Huy Cận.
B. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
C. Nhà văn Sơn Nam.
D. Nhà văn Lê Đình Trường.
Câu 7. “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” là nội dung được nêu ra trong:
A. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, BCH TW khóa VIII.
B. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI.
C. Nghị quyết hội nghị lần thứ 9, BCH TW khóa XI.
D. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X.
Câu 8. Di tích lịch sử văn hoá tọa lạc bên cạnh Đầm Thị Tường từ năm 1960 đến 1975. Từ đây các chủ trương, đường lối, chỉ thị được ban hành để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Bạn hãy cho biết tên gọi của di tích này:
A.“Căn cứ Xứ ủy Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam”.
B.“Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước”.
C.“Căn cứ Tỉnh ủy tại Lung lá Nhà Thể”.
D.“Đình Tân Hưng”.
Câu 9. “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, là nội dung nêu ra trong:
A.Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, BCH TW khoá VIII.
B.Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X.
C.Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI.
D.Nghị quyết hội nghị lần thứ 9, BCH TW khoá XI.
Câu 10. “Đề cương về Văn hoá Việt Nam” năm 1943 đã vạch ra con đường phát triển văn hoá theo nguyên tắc:
A.Dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá.
B.Nhân văn, dân chủ và tiến bộ.
C.Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
D.Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải tạo dân sinh.
Câu 11. “Đề cương về văn hoá Việt Nam” năm 1943, đã xác định vấn đề Cách mạng Văn hoá Việt Nam với các nội dung nào sau đây:
A.“Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”.
B.“Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.
C.“Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công”.
D.Cả 03 đáp án trên.
Câu 12. Nguyên tắc nào sau đây không được Đảng ta đưa vào trong “Đề cương về văn hoá Việt Nam” năm 1943:
A.Đại chúng hoá.
B.Hiện đại hoá.
C.Dân tộc hoá.
D.Khoa học hoá.
Câu 13. Đoạn văn nào sau đây được trích trong bút ký “Bức thư Cà Mau” của nhà văn Anh Đức:
A.“Chưa đến chuyến đi, chúng tôi còn phải đợi. Ban ngày, chúng tôi chẳng biết đi đâu, hết nằm lại ngồi, có lúc thấy cuồng chân, thật tù túng, nhưng lại có cái thú bù lại là thọc cần câu ra khỏi nhà để câu cá”.
B.“Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái tráp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính.”
C.“Bầu trời Cà Mau cũng vậy, chẳng phải lúc nào cũng ong ong tái tái đâu. Cũng tùy mùa. Sáu tháng nắng, sáu tháng mưa mà. Mùa mưa bầu trời như se lại, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ào xuống một trận mưa to. Các ánh đồng kể cả rừng đước, vẹt, kể cả rừng tràm xứ U Minh Thượng, U Minh Hạ đều nhứ dầm chân trong nước. Không phải lo cho cây lúa, lúa cứ luôn luôn vượt khỏi mặt nước mà sống”.
D.“Chỉ huy trẻ trung, chiến sĩ trẻ măng, đôi mươi, có khi còn trẻ hơn nữa. Nhất là các chú trinh sát đặc công. Trong cuộc chiến đấu này, con em ta đã ra tiền tuyến trước tuổi. Đó là điều khiến tấm lòng các bà mẹ vừa kiêu hãnh lại vừa xót xa. Một bà má ở U Minh vừa tiễn con trai 17 tuổi đi bộ đội, bảo tôi với giọng nghẹn ngào”.
Câu 14. “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” năm 1943 nhằm các nội dung nào sau đây:
A.Chống lại chính sách văn hóa phản động của phát xít Nhật và tay sai.
B.Chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng chính trị với cách mạng văn hóa.
C.Tập hợp các nhà văn hóa, trí thức vào sự nghiệp giải phóng giai cấp ở Việt Nam.
D.Thực hiện quan điểm “văn hóa kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 15. Đoạn thơ sau đây được trích trong bài thơ của nhà thơ nào: “Giai cấp ơi, có thể nào quên được Buổi sáng mai hồng trước chợ Cà Mau Phan Ngọc Hiển đem mặt trời làm trái tim trong ngực Trái tim mặt trời sáng rực mai sau…”:
A.“Nhớ đồng” của Nhà thơ Lê Chí.
B.“Đất nước” của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
C.“Trường ca Hòn Khoai” của Nhà thơ Nguyễn Bá.
D.“Người con gái Việt Nam” của Nhà thơ Tố Hữu.
Câu 16. Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau (nay là Đoàn cải lương Hương Tràm), được thành lập năm:
A.1950.
B.1960.
C.1970.
D.1980.
Câu 17. Đoạn văn nào sau đây được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi:
A.“Trong rừng già này, bên kia là ao Sấu, thỉnh thoảng loài ong ngũ sắc ấy trở về. Ban đầu chú Tư dùng con dao xương nai mà cạo lấy mật nhưng không hiệu quả. Lần sau, chú mài miếng xương người, đẹp như cây dao, theo ý muốn của ông hương giáo”.
B.“Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Có lẽ vì chợ nhóm tại doi đất ngã ba vàm một con kênh có tên là kênh Mặt Trời. Còn thằng Cò thì cứ bảo tôi đây là chợ chim. Hôm qua, chợ chưa nhóm. Tía nuôi tôi còn cắm sào ở bên chợ, hy vọng có thể bán nốt mấy tấm da cá sấu còn vướng chỗ trong thuyền”.
C.“Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn”.
D.“Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh tới nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao! Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ ngậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tắp như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé”.
Câu 18. Vở Cải lương “Bóng biển” của Soạn giả nào nào:
A.Yên Lang.
B.Mộc Linh.
C.Diệp Vàm Cỏ.
D.Trọng Nguyễn.
Câu 19. “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” nội dung trên là nhận định của:
A.Hồ Chí Minh.
B.Phan Ngọc.
C.UNESCO.
D.Đào Duy Anh.
Câu 20. Một trong những nhiệm vụ trong tâm là “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh” được Đảng ta đưa ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ:
A.X.
B.XI.
C.XII.
D.XIII.
2. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam 2023 Cà Mau
I. TÊN GỌI, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CUỘC THI
1. Tên gọi: Cuộc thi “Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam”.
2. Phạm vi, đối tượng: Tất cả mọi công dân sống, học tập và đang làm việc trên địa bàn tỉnh Cà Mau (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký).
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI
1. Nội dung: Tìm hiểu về Văn hoá Việt Nam.
2. Thời gian thi: Từ 9 giờ 30 phút, ngày 03/3/2023 đến 00 giờ, ngày 31/3/2023.
III. CÁCH THỨC THI
1. Thời gian làm bài thi: tối đa là 20 phút (Thời gian thi được tính từ lúc thí sinh vào thi cho đến khi bấm nút kết thúc và xác nhận bài thi đã hoàn thành hoặc hết thời gian thi).
2. Đăng ký dự thi:
- Thí sinh phải truy cập và đăng ký dự thi theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Cuộc thi. Thí sinh phải cung cấp đầy đủ, chính xác họ và tên và các thông tin cá nhân bắt buộc khác; thí sinh dự thi đăng ký không chính xác sẽ không được xem xét, công nhận kết quả.
- Trường hợp thí sinh đã tạo tài khoản tại địa chi Website https://timhieuphapluat.camau.gov.vn (tại các Cuộc thi trước) thì tiếp tục đăng nhập bằng tài khoản đó để tham gia Cuộc thi.
- Thí sinh quên mật khẩu liên hệ trực tiếp Bộ phận kỹ thuật (trong giờ hành chính) để được cấp lại mật khẩu.
3. Cách thức thi:
- Thí sinh trả lời trắc nghiệm 20 câu hỏi/lần thi, bằng cách chọn 01 đáp án đúng nhất trong 04 đáp án mà câu hỏi đặt ra. Thí sinh được dự thi nhiều lần/cuộc thi.
- Hệ thống Website sẽ tự động cập nhật và ghi nhận số lần dự thi và kết quả thi của thí sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ XẾP GIẢI
1. Phương pháp tính điểm:
- Thí sinh trả lời đúng: được tính 01 điểm/câu hỏi.
- Thí sinh bỏ qua câu hỏi hoặc trả lời sai: 0 điểm/câu hỏi.
- Tổng số điểm của 01 lượt thi là 20 điểm.
2. Xét giải thưởng:
Việc xét giải thưởng do Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả chấm tự động của hệ thống Website Cuộc thi, dựa trên các tiêu chí sau:
- Thí sinh đạt giải là thí sinh trả lời đúng nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp tương ứng với cơ cấu giải thưởng Cuộc thi.
- Trường hợp có nhiều thí sinh đồng số điểm, Ban Tổ chức sẽ xem xét trên tiêu chí thời gian thí sinh hoàn thành phần thi sớm nhất, hệ thống Website sẽ tự động cập nhật thời gian thi của từng thí sinh.
- Trường hợp có nhiều thí sinh bằng nhau về các tiêu chí trên thì Ban Tổ chức xem xét lựa chọn thí sinh có lượt tham gia và trả lời đúng 20 câu hỏi nhiều nhất, nếu trường hợp thí sinh đồng số lượt tham gia và trả lời đúng 20 câu hỏi thì Ban Tổ chức xem xét lựa chọn thí sinh có lượt thi nhiều nhất.
3. Ban Tổ chức Cuộc thi không công nhận kết quả thi đối với người dự thi trong các trường hợp sau:
- Sử dụng thông tin không đúng hoặc không có thật để đăng ký dự thi;
- Sử dụng thông tin của người khác để dự thi;
- Có hành vi, vi phạm khác làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc, công bằng, khách quan và an toàn thông tin của Cuộc thi.
V. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI
1. Cơ cấu giải thưởng: Gồm 28 giải (02 giải A, 05 giải B, 06 giải C và 15 giải khuyến khích).
2. Giá trị giải thưởng
- 02 giải A: trị giá 1.200.000 đồng/giải.
- 05 giải B: trị giá 1.000.000 đồng/giải.
- 06 giải C: trị giá 800.000 đồng/giải.
- 15 giải khuyến khích: trị giá 300.000 đồng/giải.
VI. CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Ban Tổ chức Cuộc thi công bố kết quả sau 20 ngày khi kết thúc Cuộc thi
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại kết quả Cuộc thi là 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả. Sau thời hạn này, Ban Tổ chức Cuộc thi không xem xét giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Tổ chức Cuộc thi là quyết định cuối cùng.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
1. Tra cứu, tìm hiểu thông tin, thể lệ, hướng dẫn, giải đáp, cập nhật hoạt động của Cuộc thi, tại địa chỉ:
- Website: https://timhieuphapluat.camau.gov.vn
- Website: http://pbgdpl.camau.gov.vn
- Website: https://sovhttdl.camau.gov.vn
2. Hỗ trợ về kỹ thuật, điện thoại: (0290) 3550.828 – 0947.444927 bộ phận kỹ thuật (trong giờ hành chính).
3. Thường trực Ban Tổ chức cuộc thi: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Toà nhà UBND tỉnh, số 91-93, đường Lý thường Kiệt, Phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; Điện thoại: (0290)3567997; Email: thukypbgdpl@gmail.com.
Trên đây là Thể lệ các cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Văn hoá Việt Nam”. Trong quá trình tổ chức, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ Thường trực Ban Tổ chức cuộc thi để được giải đáp, hỗ trợ./.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Tài liệu: Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu địa danh, nhân vật lịch sử và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 2023 Kỳ 7
Đáp án cuộc thi Ánh sáng soi đường 2024
Viết bài thu hoạch sau khi đi tham quan
Đáp án cuộc thi Thi tìm hiểu 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Vĩnh Phúc
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
Cảm nhận về một cuốn sách đã truyền cảm hứng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước
Thể lệ cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
(2024) Sáng tác một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
Gợi ý cho bạn
-
Bài dự thi Mắt khỏe sáng tương lai 2024
-
(2024) Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng?
-
Trận chiến 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội năm 1946 người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hi sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý Quyết tử quân số 1 của thủ đô Hà Nội là ai?
-
Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông
-
(Tuần 1) Đáp án Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Lạng Sơn 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh
Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân
Đáp án thi tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh - Tuần 4
Bài dự thi Thừa Thiên Huế trong tôi
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật Phú Yên 2024
Bộ câu hỏi trắc nghiệm dành cho lớp Đảng viên mới có đáp án