Các biện pháp giúp học sinh mau tiến bộ

Tải về

Biện pháp rèn luyện học sinh tiến bộ hiệu quả

Việc giáo dục học sinh luôn là công tác được các thầy cô quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được các biện pháp giáo dục học sinh sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là những kinh nghiệm giáo dục học sinh nhanh tiến bộ cực kỳ hiệu quả đã được hoatieu.vn tổng hợp lại, xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

Trong một lớp học không phải em học sinh nào cũng ngoan và học giỏi. Người ta nói "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", nên sẽ có nhiều em phá phách, chưa ngoan ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy cô và các bạn khác. Vậy quý thầy cô hãy tham khảo những tuyệt chiêu giáo dục học sinh hiệu quả dưới đây để giúp các em tiến bộ, có ý thức học tập hơn nhé!

Kinh nghiệm rèn luyện học sinh tiến bộ hiệu quả

1. Lao động

Tổ chức cho các em lao động, chẳng hạn như vệ sinh trường lớp: Hình thức này áp dụng cho đối tượng học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường,... Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra, giúp các em biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình.

Ngoài ra các thầy cô có thể áp dụng hình thức kỷ luật: yêu cầu các em học sinh trồng cây xanh, cây thuốc nam để các em nhận thức được việc bảo vệ cây cối.

Học sinh tham gia buổi lao động cắt cỏ ở vườn trường.

2. Đọc sách

Giáo viên đưa ra hình thức kỷ luật với các em lười học như là yêu cầu các em đến thư viện để đọc tìm đọc những cuốn sách mà giáo viên yêu cầu. Trong khoảng thời gian một tuần các em phải chia sẻ hiểu biết, những điều học được từ những cuốn sách ấy cho các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt lớp. Tuy nhiên khả năng hiểu biết của từng em khác nhau, nên để làm được điều này giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và cần lựa chọn những cuốn sách phù hợp với trình độ từng em học sinh. Các em đọc sách ở thư viện.

3. Hộp thư vui

Giáo viên nên thiết kế hộp thư vui gồm khen thưởng những bạn học tốt, ngoan ngoãn vào hộp thư góp ý những bạn còn nghịch ngợm, lười học. Cuối tuần tổng hợp vào tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên cũng nên có những lời tuyên dương học sinh ngoan và phê bình những em còn chưa nghiêm túc, để động viên, khích lệ và giúp đỡ các em tiến bộ hơn. Hộp thư vui trong lớp học.

4. Khen thưởng

Đây là tuyệt chiêu nhằm tuyên dương, khích lệ các em học sinh tốt, ngoan ngoan. Đồng thời, việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay những học sinh vô kỉ luật trong lớp.Vì vậy, Giáo viên hãy tìm cơ hội để khen ngợi các em khi nhận thấy những em học sinh có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng các hình thức khen thưởng nhé. Tuyên dương các em HS giỏi.

5. Phối hợp phụ huynh

Mối quan hệ liên kết giữa giáo viên, phụ huynh rất quan trọng. Thầy cô không thể theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Mà ngược lại giáo viên nên phối hợp với phụ huynh của các em. Khi thấy các em chưa ngoan ngoãn, nghiêm túc giáo viên có thể gọi điện trao đổi với phụ huynh, khi thấy các em tiến bộ giáo viên cũng nên thông báo với phụ huynh để động viên, khích lệ con em. Giáo viên phối hợp với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh

6. Tăng cường tham gia hoạt động

Thông qua các hoạt động giáo viên có thể giúp các em khắc sâu nội dung bài học hơn. Chẳng hạn, trong trò chơi môn Toán thì tìm ra bạn tính nhanh nhất, bạn tính cẩn thận nhất,... Hoặc trong môn Tiếng Việt thì khen bạn có giọng đọc truyền cảm nhất, bạn có vốn từ ngữ phong phú nhất,…
Biện pháp này giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác để từ đó bản thân các em tự tiến bộ.

7. Hình thức xử phạt hợp lý

Giáo viên không nên quá coi trọng các hình thức xử phạt, bởi mục đích cuối cùng của việc xử phạt là giúp các em tiến bộ. Nên giáo viên phải đưa ra các hình thức xử phạt hợp lý.

"Dừng" học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân: Những học sinh hay mắc sai phạm thường không có thời gian yên tĩnh để suy nghĩ về việc mình làm.

Chẳng hạn lớp có học sinh đánh nhau với bạn. Giáo viên có thể cho em tạm dừng việc học, ngồi yên lặng một mình để giảm căng thẳng và viết ra giấy câu trả lời một số câu hỏi của cô giáo như: Em đã là gì? Có thể giải quyết chuyện đó theo cách nào khác không?

Viết bản tự kiểm điểm để các em nhận ra lỗi của mình.

Tước bỏ đặc quyền: Khi học sinh ngoan sẽ được tham gia những hoạt động mà các em yêu thích. Khi các em mắc lỗi những đặc quyền đó sẽ bị hủy bỏ cho đến khi em tiến bộ hơn.

Các em nghịch phá, năng động rất sợ hình thức xử phạt này. Bởi lẽ với các em không gì khổ sở hơn việc phải ngồi im nhìn các bạn mình chơi đùa. Vì thế các em sẽ cố gắng để không phạm lỗi nữa.

8. Đặt mình vào vị trí người học

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết tiết chế cảm xúc của mình, không nên quá cố chấp, áp đặt mà luôn lắng nghe từ phía học sinh, phụ huynh để tìm ra cách giải quyết khi gặp các vấn đề liên quan.

9. Tổ chức điều tra

Hàng tuần, hàng tháng giáo phải có kế hoạch điều tra thông qua ban cán sự lớp và thông qua phụ huynh. Việc điều tra nhằm mục đích phát hiện những em học sinh chưa ngoan,những em có tiến bộ, những em có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời tuyên dương, động viên cũng như có các hình thức xử phạt và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tốt.

10. Gặp riêng học sinh

Nếu cứ luôn phê bình, chỉ trích học sinh trước mặt các bạn khác có thể các em sẽ mất tự tin vào bản thân, khiến tâm lý tự ti, sợ sệt. Vì vậy, giáo viên có thể gặp riêng và nhắc nhở các em để các em cùng tiến bộ. Tuy nhiên, nếu đã nhắc nhở riêng nhiều lần vẫn tái phạm thì phải đưa ra cảnh cáo trước lớp, có hình thức xử phạt thích đáng.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
7 24.170
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm