Bị ong đốt bôi thuốc gì? Cách xử trí khi bị ong đốt

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao, sống theo đàn. Ong sẽ tấn công người khi bị đe dọa. Do vậy, Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không chỉ đơn giản. Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không hề đơn giản, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Những nguy cơ có thể gặp phải khi bị ong đốt

Bị ong đốt là một tai nạn không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất trong những tháng hè quanh năm. Đây là một tai nạn cần cấp cứu nhanh vì nọc độc của ong có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Trong tự nhiên có nhiều loại ong khác nhau, trong đó những loại có khả năng cao đốt người ở nước ta là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng, ... Nọc độc của từng loài có khả năng gây độc khác nhau, tuy nhiên không nhiều các trường hợp nạn nhân có thể xác định chính xác tên loài ong đã tấn công. Dựa vào hình thái bên ngoài có thể phân biệt được một vài loài ong khác nhau như ong vò vẽ có thân dài với nhiều vạch vàng, thói quen làm tổ trên cao ở thân cây lớn hoặc mái nhà. Theo thống kê, loài ong châu Phi có thể làm tử vong 40 người mỗi năm với những lần tấn công tập thể. Bên cạnh khả năng đe dọa tính mạng, người bị ong đốt còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như sốc phản vệ, suy thận cấp, tan máu, tiêu hủy cơ vân,...

Sau khi bị đốt, vết thương tại chỗ thường sưng đỏ, đau và có cảm giác ngứa. Để trả lời được thắc mắc bị ong đốt sưng bao lâu của nhiều người, bác sĩ cần dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và tổng trạng chung của người bị đốt. Trong nhiều trường hợp, vết đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Ở những tình huống có biến chứng nặng nề hơn do bị đốt nhiều vị trí ở vùng đầu, mặt, cổ, người bị đốt còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít do chít hẹp thanh môn, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê, gợi ý một tình trạng sốc phản vệ. Các triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu gợi ý một tình trạng tổn thương thận cấp.

Bị ong đốt bôi thuốc gì? Cách xử trí khi bị ong đốt

2. Cách xử trí khi bị ong đốt

Cần thay đổi suy nghĩ của người dân về các việc cần làm khi điều trị một vết thương bị ong đốt. Xử trí bị ong đốt không chỉ xoay quanh việc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hay bị ong đốt làm sao hết sưng, bị ong đốt bôi gì. Người bị ong đốt cần phải được theo dõi và phát hiện các biến chứng của cấp tính như suy hô hấp, suy thận cấp hay sốc phản vệ.

Ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần lưu ý một vài đặc điểm sau:

  • Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức
  • Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.
  • Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.
  • Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.
  • Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.

Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:

  • Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ
  • Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, ... Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.
  • Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, ...

3. Phòng tránh bị ong đốt

Tai nạn bị ong đốt mặc dù thường gặp nhưng khá nguy hiểm nên người dân không nên chủ quan. Cách tốt nhất là phòng tránh đừng bị ong đốt bằng các biện pháp sau:

  • Tránh xa những khu vực có nhiều tổ ong sinh sống.
  • Không dùng gậy, que chọc phá tổ ong, cần đặc biệt căn dặn điều này với trẻ em.
  • Tránh đi vào các khu vực nhiều cây cối vào ban đêm vì lúc này thường khó quan sát và hạn chế phát hiện các tổ ong lớn làm tổ ở vị trí thấp.
  • Đối với những người nuôi ong lấy mật, cần đảm bảo tốt công tác mang áo quần phòng hộ, tránh để lộ phần da bên ngoài.
  • Nếu muốn phá hoặc xua đuổi đàn ong, có thể sử dụng khói hoặc lửa thay vì dùng que hay gậy chọc trực tiếp vào tổ của chúng.
  • Vệ sinh, chặt bỏ các nhánh cây um tùm, không tạo điều kiện cho ong làm tổ quanh nhà.
  • Không nên chạy khi bị ong đuổi theo
  • Lựa chọn các loại nước hoa, sữa dưỡng thể cần lưu ý tránh các mùi hương ngọt, vì có thể thu hút các loài ong.
  • Khi đi vào rừng, cần chọn lựa trang phục che chắn tay chân, thân mình, đội mũ có màng che mặt, đi giày kín và mang găng tay.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 295
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm