PowerPoint Khoa học 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Tải về

PowerPoint Khoa học 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

PPT Khoa học 5 Bài 26 thuộc Chủ đề 5: Con người và sức khỏe, được biên soạn bám sát sách giáo khoa Khoa học 5 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây, để nhanh chóng thiết kế bài giảng Khoa học 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại.

PowerPoint Phòng tránh bị xâm hại

PowerPoint Phòng tránh bị xâm hại

PowerPoint Phòng tránh bị xâm hại

PowerPoint Phòng tránh bị xâm hại

PowerPoint Phòng tránh bị xâm hại

Giáo án Khoa học 5 Phòng tránh bị xâm hại

Bài 26: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (TIẾT 1)

I. Yêu cầu cần đạt

* Năng lực khoa học tự nhiên

‒ Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.

‒ Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

‒ Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

‒ Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.

* Năng lực chung

− Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm để lập danh sách những người đáng tin cậy.

− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đưa ra các yêu cầu được giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.

* Phẩm chất

‒ Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.

‒ Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận và chia sẻ với người thân.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV

- Câu hỏi khởi động (SGK trang 89).

- Hình 1 – 6 (SGK trang 89).

2. HS

- SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Hoạt động khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Khơi gợi cho HS chia sẻ về một số cảm giác lo sợ, không an toàn để dẫn dắt vào bài học mới.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

‒ GV tổ chức cho từng cặp HS hỏi ‒ đáp theo nội dung câu hỏi: Em đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa?

‒ GV chú ý: Đây là câu hỏi khá nhạy cảm về vấn đề riêng tư nên GV hướng dẫn HS hỏi và trả lời một cách cởi mở, tôn trọng các câu trả lời và chia sẻ với các bạn. Các cảm giác lo sợ, không an toàn có rất nhiều ở xung quanh các em, có thể là chưa làm xong bài tập, vắng mẹ khi mẹ đi công tác, đến một nơi có nhiều người lạ, bóng tối,…

‒ GV đến từng nhóm để mời HS trả lời và lắng nghe, chia sẻ với các em.

‒ GV dẫn dắt vào bài học “Phòng tránh bị xâm hại”.

− HS hỏi ‒ đáp theo cặp. Một bạn hỏi, bạn còn lại trả lời. Ví dụ:

+ Bạn A hỏi: Bạn đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa?

+ Bạn B trả lời: Mình đã trải qua cảm giác lo sợ khi bị lạc mẹ ở siêu thị.

− HS các nhóm lần lượt chia sẻ.

− HS lắng nghe.

.....Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 35
PowerPoint Khoa học 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng