PowerPoint Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy PowerPoint Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí sách Kết nối tri thức được các thầy cô giáo biên soạn theo nội dung bài học trong SGK. Mẫu giáo án PowerPoint Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí KNTT được trình bày ở dạng file Word và PPT, thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 9
Bài giảng PowerPoint Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 9
Giáo án Bài 9 Công nghệ 8 KNTT
BÀI 9. NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đế một số ngành nghề cơ khí phổ biến.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (4’)
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về một số ngành nghề cơ khí phổ biến
b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi
Quan sát Hình 9.1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính
Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Một số ngành nghề cơ khí phổ biến có đặc điểm gì? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến (15’)
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
Kĩ sư cơ khí; kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí; thợ luyện kim loại; kĩ thuật viên máy tự động; thợ hàn; kĩ thuật viên công nghiệp; kĩ thuật viên máy của tàu thuỷ; thợ cơ khí và sửa chữa máy móc; thợ lắp đặt máy móc, thiết bị; kĩ sư luyện kim; kĩ sư cơ học; kĩ thuật viên cơ khí hàng không.
2. Từ bảng 9.1, em hãy tóm tắt các đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí.
STT | Tên ngành | Đặc điểm ngành nghề |
1 | Kỹ sư cơ khí | Kỹ sư cơ khí tiến hành nghiêm cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy; tư vấn, chỉ đạo, vận hành, bảo trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu; sản phẩm hoặc quy trình cụ thể |
2 | Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí | Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng; vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí. |
3 | Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc | Thợ cơ khí và sủa chữa máy móc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự |
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và hoàn thành PHT1
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
- Kĩ sư cơ khí
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- Kĩ thuật viên máy tự động
- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- Thợ lắp đặt máy móc
- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
2. Đặc điểm một số nghề trong lĩnh vực cơ khí
- Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí tiến hành nghiêm cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy; tư vấn, chỉ đạo, vận hành, bảo trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu; sản phẩm hoặc quy trình cụ thể
- Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng; vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.
-Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
Thợ cơ khí và sủa chữa máy móc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra PHT số 1 GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành yêu cầu của PHT số 1 HS nhận nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, tiến hành thảo luận và hoàn thành yêu cầu PHT số 1 GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khân. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Trình bày đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí 1-2HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung. Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. | 1.Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí - Kỹ sư cơ khí Kỹ sư cơ khí tiến hành nghiêm cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy; tư vấn, chỉ đạo, vận hành, bảo trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh cơ học của vật liệu; sản phẩm hoặc quy trình cụ thể - Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng; vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí. -Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc Thợ cơ khí và sủa chữa máy móc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
PowerPoint Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
4,4 MB 30/12/2024 2:45:00 CHTải giáo án Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
30/12/2024 3:06:26 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27