Thủ tục đăng ký tham gia BHXH - BHYT - BHTN năm 2017

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH - BHYT - BHTN năm 2017

Kể từ ngày 1/12/2015 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về việc làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho nhân viên. HoaTieu.vn xin hướng dẫn cách làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối với DN tham gia lần đầu và DN di chuyển địa điểm.

Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định của Luật bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cách tính mức lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội

Trước khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN các bạn cần biết những đối tượng bắt buộc phải tham gia BH, tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng hàng tháng, phương thức đóng.

I. Thủ tục tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN lần đầu, chuyển địa điểm:

Lưu ý: Có cơ quan BH yêu cầu làm và có cơ quan không yêu cầu làm, đó là phải có thang bảng lương có đóng dấu xác nhận của Phòng LĐTBXH. Nên các bạn phải xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng LĐTBXH sau đó: Mang thang bảng lương đó cùng với hồ sơ tham gia BH đi nộp cho cơ quan BH.

HỒ SƠ THAM GIA, ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT

Đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến, hồ sơ gồm:

1.1. Người lao động:

Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu số TK1-TS;

1.2. Đơn vị sử dụng lao động:

(Tất cả các mẫu biển trên đều ban hành kèm theo QĐ 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam)

Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

2. Nơi nộp hồ sơ:

Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH hoặc nộp qua mạng. (Liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm Quận, Huyện để biết chi tiết về việc tiếp nhận hồ sơ)

Chú ý: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. DN phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

II. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng:

Khi có sự thay đổi về số lượng lao động (tăng giảm) hoặc thay đổi mức lương đóng, các bạn làm hồ sơ như sau:

1.1. Người lao động:

Tờ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT Mẫu TK1-TS. (Mẫu giống ở phần 1 bên trên)

1.2. Đơn vị sử dụng lao động:

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN.(Mẫu D02-TS) (Mẫu bên trên phần 1)

Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị:

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

III. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH, Thẻ BHYT và điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, Thẻ BHYT:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Sổ BHXH đã cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Sổ BHXH;
  • Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03) theo QĐ 959/QĐ-BHXH.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Sổ BHXH;
  • Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03). theo QĐ 959/QĐ-BHXH.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
  • Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).theo QĐ 959/QĐ-BHXH.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

IV. Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:

Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

Đánh giá bài viết
1 964
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo