Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam

Tải về

Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT

Ngày 2/12 năm 2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, ban hành cùng với Thông tư này là Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm: thuốc sử dụng trong nông nghiệp; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc khử trùng kho; thuốc xử lý hạt giống; thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch...

Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

_____________

Số: 19/2022/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

______________________

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này

1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:

a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:

- Thuốc trừ sâu: 689 hoạt chất với 1670 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ bệnh: 651 hoạt chất với 1492 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 37 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 58 hoạt chất với 172 tên thương phẩm.

- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.

- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.

b) Thuốc trừ mối: 14 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.

c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.

d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.

đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

e) Thuốc xử lý hạt giống:

- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ bệnh: 13 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.

g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch

- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.

2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:

a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.

b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.

c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.

d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.

3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2023.

2. Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét và kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Ủy ban nhân dân, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Tổng cục Hải Quan;

- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;

- Lưu: VT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phùng Đức Tiến

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Thuộc tính Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT

Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:19/2022/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành:02/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônNgười ký:Phùng Đức Tiến
Số hiệu:19/2022/TT-BNNPTNTLĩnh vực:Nông nghiệp
Ngày ban hành:02/12/2022Ngày hiệu lực:16/01/2023
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 66
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm