Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Tải về

Thông tư số 02 2022 BTNMT

Ngày 10/1 năm 2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Ban hành kèm theo Thông tư này là 116 biểu mẫu về quản lý chất thải, biểu mẫu về quan trắc môi trường, biểu mẫu về thông tin dữ liệu môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường...

Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư số 02 2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường, mời các bạn cùng theo dõi.

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

B TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_________

Số: 02/2022/TT-BTNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

THÔNG T Ư

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

_________

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị đính số 08/2022/NĐ-CP), bao gồm:

1. Quy định chi tiết thi hành điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 8; khoản 7 Điều 10; điểm a khoản 1 Điều 19; khoản 2 Điều 24; khoản 3 Điều 27; khoản 2 Điều 32; khoản 11 Điều 34; khoản 5 Điều 40; khoản 9 Điều 49; khoản 4 Điều 62; khoản 8 Điều 67; khoản 6 Điều 72; khoản 2 Điều 76; khoản 5 Điều 78; khoản 5 Điều 79; khoản 4 Điều 80; khoản 4 Điều 81; khoản 5 Điều 83; khoản 4 Điều 84; khoản 6 Điều 86; điểm b khoản 1 Điều 115; điểm b khoản 2 Điều 115; khoản 5 Điều 118; khoản 5 Điều 119; khoản 5 Điều 120; khoản 7 Điều 126 và khoản 6 Điều 148 của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Quy định chi tiết thi hành điểm d khoản 2 Điều 15; điểm d khoản 2 Điều 16; khoản 5 Điều 17; khoản 3 Điều 18; khoản 7 Điều 19; khoản 2 Điều 21; điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều 21; điểm b khoản 3 Điều 26; điểm e khoản 3 Điều 28; điểm đ khoản 5 Điều 28; khoản 11 Điều 29; khoản 10 Điều 30; điểm b khoản 7 Điều 31; khoản 12 Điều 31; khoản 9 Điều 36; điểm a khoản 3 Điều 37; khoản 5 Điều 40; khoản 10 Điều 45; điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 54; điểm đ khoản 2 Điều 58; điểm a, điểm c khoản 4 Điều 65; khoản 1, khoản 3 Điều 66; khoản 2, khoản 3 Điều 67; khoản 2 Điều 69; khoản 4 Điều 71; điểm c khoản 2 Điều 76; khoản 1 Điều 80; điểm a khoản 3 Điều 81; khoản 2 Điều 82; khoản 1 Điều 84; khoản 1 Điều 85; khoản 5 Điều 93; khoản 6 Điều 94; khoản 6, khoản 8 Điều 96; điểm d khoản 4, điểm a khoản 6 và điểm c khoản 7 Điều 97; điểm c khoản 5, điểm a khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều 98; khoản 4 Điều 104; khoản 6 Điều 105; khoản 1 Điều 107; điểm a khoản 2 Điều 111; khoản 4 Điều 125; khoản 7 Điều 127; khoản 1 Điều 145; khoản 6 Điều 147 và điểm đ khoản 5 Điều 163 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

3. Việc quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung, trình tự thực hiện, biểu mẫu, mẫu văn bản, mẫu quyết định, mẫu báo cáo có liên quan đến bảo vệ môi trường nước, bảo vệ môi trường đất, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường; quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; quản lý nước thải tại chỗ, chất thải đặc thù; đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường; phục hồi môi trường sau sự cố môi trường; chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam; trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thống kê, theo dõi, công bố nguồn lực chi bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

2. Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải.

3. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt là nơi chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt từ các loại phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thải, khu vực công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải rắn sinh hoạt sang phương tiện cơ giới có tải trọng lớn.

4. Chất thải rắn cồng kềnh là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây.

5. Khu xử lý chất thải tập trung là khu vực được quy hoạch để xử lý tập trung một hoặc nhiều loại chất thải bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải rắn khác, trừ hoạt động đồng xử lý chất thải và xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm. Khu xử lý chất thải tập trung là một hoặc nhiều cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp.

6. Khu vực đa dạng sinh học cao là khu vực tự nhiên có giá trị sinh học nổi bật hoặc quan trọng đối với tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế, cần được quản lý thích hợp để duy trì, phát triển bền vững và bảo tồn tại chỗ nhằm nâng cao các giá trị đã có, đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

7. Cảnh quan sinh thái quan trọng là khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện đối với địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

8. Cảnh quan thiên nhiên quan trọng là khu vực tự nhiên đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường.

Chương II. BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN

Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Điều 4. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt

1. Việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Điều 82 Thông tư này.

2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT.

Điều 5. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưỏng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.

2. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước dưới đất theo quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Điều 6. Nguyên tắc và tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất

1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại trên cơ sở tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu, khả năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.

2. Việc xác định mức độ ô nhiễm căn cứ vào tổng điểm đánh giá của các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo một trong ba mức độ sau:

a) Mức độ ô nhiễm khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt dưới 40 điểm;

b) Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt từ 40 điểm đến 75 điểm;

c) Mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt trên 75 điểm.

Điều 7. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất

1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN

Điều 8. Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên

1. Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

1. Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên (sau đây gọi tắt là quy chế, kế hoạch) được thực hiện như sau:

a) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

b) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.

Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

c) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;

d) Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.

2. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là 05 năm.

4. Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch kết quả thực hiện quy chế, kế hoạch trong báo cáo công tác quản lý di sản thiên nhiên; cập nhật kết quả thực hiện vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

Chương III. NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 10. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh

Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Phân tích, đánh giá về môi trường của địa phương bao gồm:

a) Phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;

b) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm: khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Khu xử lý chất thải tập trung;

d) Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí.

2. Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong kỳ quy hoạch.

3. Xác định phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP) và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

4. Xác định phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm phương án xác lập khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 và điểm c khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

5. Xác định phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

6. Xác định phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Điều 11. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược

1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường và chi tiết tại Mẫu số 01a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường; kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch được lập thành báo cáo theo quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

....................

Văn bản có phụ lục biểu mẫu đính kèm, mời các bạn xem nội dung chi tiết trong file tải về.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Người ký:
Số hiệu:Lĩnh vực:Đang cập nhật
Ngày ban hành:Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
2 1.577
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm