Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách phạt bao nhiêu?

Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách phạt bao nhiêu? Nhiều nơi áp dụng biện pháp giãn cách theo chỉ thị 16. Người dân chỉ ra đường trong những trường hợp cần thiết. Shipper vẫn được phép hoạt động nhưng phải chở hàng thiết yếu. Những shipper giao hàng không thiết yếu bị phạt bao nhiêu? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách phạt bao nhiêu?

Trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, shipper giao hàng, chở hàng không thiết yếu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020 như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

=> Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng...). Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng

2. Hướng dẫn shipper giao nhận hàng hóa thiết yếu

Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách phạt bao nhiêu?

TP Hà Nội đã có hướng dẫn shipper giao nhận hàng hóa thiết yếu theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 như sau:

1. Các doanh nghiệp phải khẩn trương hướng dẫn các lái xe đăng ký tham gia “luồng xanh” quốc gia có địa chỉ http://luongxanh.drvn.gov.vn theo hướng dẫn tại Văn bản số 4977/TCĐBVN-VT ngày 18/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải; Văn bản số 3224/SGTVT-QLVT ngày 18/7/2021 và Văn bản số 3446/SGTVT-QLVT ngày 23/7/2021 của Sở Giao thông vận tải Hà Nội (thông tin được đăng tải trên Website Sở Giao thông vận tải và Sở Công Thương).

Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị đăng ký “luồng xanh” nhưng chưa được duyệt; xe rỗng khi chở hàng đến các tỉnh quay về Hà Nội và đến Hà Nội lấy hàng đi các tỉnh; yêu cầu lái xe chở hàng luôn mang theo hợp đồng, phiếu giao công việc; phiếu xuất - nhập hàng, biên bản giao nhận… trong mọi trường hợp để được hỗ trợ qua các chốt, trạm kiểm soát.

2. Để đảm bảo việc lưu thông, cung ứng hàng hóa được thông suốt dưới nhiều hình thức, các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm lập danh sách nhân viên thực hiện giao nhận- vận chuyển bằng xe máy theo mẫu gửi kèm, gửi về Sở Công Thương tổng hợp để gửi Sở Giao thông vận tải chấp thuận. Sở Giao thông vận tải sẽ chấp thuận bằng gửi qua tin nhắn cho các lái xe để tham gia vận chuyển hàng hóa.

Theo văn bản số 1015/TTg-CN của Phó thủ tướng, thì:

1. Không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống người dân (đã được dán giấy nhận diện có mã QR Code của ngành Giao thông vận tải) trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.

2. Việc kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân nêu trên chỉ được thực hiện tại các điểm giao nhận hàng hóa, bảo đảm tuân thủ đầy đủ yêu cầu phòng chống dịch.

3. Hàng hóa thiết yếu trong mùa giãn cách

Hàng hóa, dịch vụ nào được xem là thiết yếu trong thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội?

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ quy định: Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất...

=> Hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách đối với từng địa phương sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm của địa phương đó.

Để biết thêm những quy định khác về hàng hóa thiết yếu, mời các bạn tham khảo bài viết: Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu?

Trên đây mức phạt đối với Shipper chở hàng không thiết yếu trong thời gian giãn cách. Áp dụng biện pháp giãn cách là cách thức để ngăn chặn, phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh covid-19. Nhà nước vẫn đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân bằng cách cho phép shipper vận chuyển hàng thiết yếu (lương thực thực phẩm,...) hoạt động. Tuy nhiên cũng có nhiều shipper vận chuyển những mặt hàng không thiết yếu: mỹ phẩm, bia rượu,... gây nên tình trạng nguy hiểm, có thể làm lây lan dịch bệnh. Do đó, các shipper cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về giao nhận hàng thiết yếu để tránh bị xử phạt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 223
0 Bình luận
Sắp xếp theo