Thời gian tập sự có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên?
Thời gian tập sự có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên 2023? Đây là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên mới ra trường và tham gia giảng dạy thắc mắc. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp về cách tính phụ cấp thâm niên theo quy định mới nhất. Mời các ban cùng tham khảo.
Quy định về thời gian hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên

1. Thời gian tập sự có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên?
Căn cứ theo điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 3 các trường hợp không tính hưởng phụ cấp tham niên bao gồm:
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tập sự sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tập sự của viên chức là bao nhiêu lâu?
Tốt nghiệp đại học sư phạm nhà trường yêu cầu tập sự 01 năm là đúng hay sai?

Theo Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định chế độ tập sự như sau:
1. Người được tuyển dụng vào viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Như vậy đối với giáo viên mới ra trường tốt nghiệp trình độ cử nhân đại học sư phạm sẽ có thời gian thực tập là 12 tháng, tức 1 năm. Đây là khoảng thời gian được coi là hợp lý để các giáo viên mới ra trường làm quen với môi trường công tác giảng dạy, nắm được kỹ năng cơ bản cần có trong giảng dạy, tiếp xúc với học sinh,... Bởi công việc của giáo viên không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi, tâm lý vững khi giảng dạy trước rất nhiều học sinh mà còn cần có kỹ năng mềm tốt trong giao tiếp, nắm bắt tâm sinh lý học sinh - lứa tuổi rất nhạy cảm với mọi tác động xung quanh.
3. Cách tính thời gian giảng dạy để hưởng phụ cấp thâm niên
Thời điểm trước ngày 1/7/2020, chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn.
Từ ngày 1/7/2020, chế độ phụ cấp thâm niên được áp dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2020 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định mức phụ cấp thâm niên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
4. Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên?
Chính phủ đã có quy định bỏ phụ cấp thâm niên từ năm 2021 nhưng chưa thể thực hiện được do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lạm phát tăng cao. Vậy thời điểm nào thì phụ cấp thâm niên sẽ chính thức bị loại bỏ?
Để nắm rõ chi tiết, mời các bạn tham khảo bài viết: Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên?
Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mua bảo hiểm y tế bao lâu được sử dụng năm 2023? Mua mới thẻ bảo hiểm y tế, bao lâu có hiệu lực?
Bảng lương mới của giáo viên năm 2023 Cách tính lương giáo viên năm 2023
Quốc khánh 2023 được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2023
Cách tính lương ngày phép 2023 Thanh toán tiền phép năm 2023
Số hiệu viên chức là gì? Mã ngạch viên chức 2023
Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn 2023 Tổng hợp các loại phụ cấp của giáo viên công tác tại vùng khó khăn 2023
Chế độ làm việc của nhân viên trường học năm 2023 Quy định chế độ nghỉ phép, nghỉ hè của nhân viên làm việc trong trường học

- Hoa TrịnhThích · Phản hồi · 0 · 27/06/22
- Hạt đậu nhỏThích · Phản hồi · 0 · 27/06/22
- DemonsThích · Phản hồi · 0 · 27/06/22