Quyết định 319/2013/QĐ-TTg

Quyết định 319/2013/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
Số: 319/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KHUYẾN KHÍCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ CÁC CHUYÊN NGÀNH LAO, PHONG, TÂM THẦN, PHÁP Y VÀ GIẢI PHẪU BỆNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giám định Tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013 - 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm đáp ứng về cơ bản nguồn nhân lực y tế thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thuộc các lĩnh vực chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đề xuất và triển khai các cơ chế, chế độ, các điều kiện cần thiết khuyến khích sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh.

- Đến năm 2020 số lượng đào tạo nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án ước tính 2.500 người, trong đó: Trình độ tiến sĩ: 30; thạc sĩ: 30; bác sĩ chuyên khoa cấp 2: 170; bác sĩ chuyên khoa cấp 1: 570; bác sĩ đa khoa định hướng chuyên ngành: 1500; cử nhân xét nghiệm kỹ thuật định hướng chuyên ngành giải phẫu bệnh và pháp y: 200;

- Tổng số nhân lực trên được phân bố như sau: Chuyên ngành Lao 250; chuyên ngành Phong 550; chuyên ngành Tâm thần 600; chuyên ngành Pháp y 550; chuyên ngành Giải phẫu bệnh 550.

b) Bảo đảm các điều kiện cần thiết để nhân lực y tế các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh làm việc có hiệu quả, lâu dài và bền vững tại các cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thuộc các chuyên ngành trên tại các tuyến trong cả nước.

- 90 - 100% bệnh viện, viện tuyến trung ương và các cơ sở đào tạo có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;

- 70 - 90% bệnh viện, viện tuyến tỉnh và các cơ sở đào tạo có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;

- 50 - 70% bệnh viện tuyến huyện có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần.

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

Đề xuất và triển khai các cơ chế, chế độ, các điều kiện cần thiết khuyến khích sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh.

1. Xây dựng, bổ sung các cơ chế, chế độ, đặc thù khuyến khích người học, người dạy các chuyên ngành thuộc Đề án.

2. Xây dựng, nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và cơ sở đào tạo lâm sàng các chuyên ngành thuộc Đề án, tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận những kỹ thuật, công nghệ mới.

3. Xây dựng các chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy cập nhật cho các chuyên ngành thuộc Đề án ở các trình độ và loại hình đào tạo, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành thời kỳ hội nhập và phát triển.

4. Củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên và bộ môn các chuyên ngành thuộc Đề án trong các trường đại học y dược đa ngành trong hệ thống công lập.

Bảo đảm các điều kiện cần thiết để nhân lực y tế các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh làm việc có hiệu quả, lâu dài và bền vững tại các cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh tại các tuyến trong cả nước.

5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo đảm đồng bộ, thống nhất theo yêu cầu chuyên môn tại các bệnh viện, viện đối với các chuyên ngành trên.

6. Bổ sung các quy chế để tổ chức lại phạm vi chuyên môn nhằm duy trì nhân lực y tế làm việc ở các chuyên ngành trên.

7. Xây dựng, bổ sung các cơ chế, chế độ đặc thù khuyến khích người làm việc trong các chuyên ngành thuộc Đề án.

8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của các chuyên ngành thuộc Đề án trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

9. Hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho triển khai các nội dung của Đề án.

10. Huy động các nguồn lực cho thực hiện đề án.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án

a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án;

b) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và chế độ chính sách cho nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án.

2. Giải pháp nhằm khuyến khích người học, người dạy, phát triển cơ sở đào tạo trong các chuyên ngành thuộc Đề án

a) Đối với người học:

- Ưu tiên điểm thi tuyển và duy trì chế độ đào tạo liên thông đối với các sinh viên theo học các chuyên ngành trên;

- Ưu tiên điểm thi tuyển và những điều kiện tuyển sinh đối với những học viên thi vào nội trú, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ;

- Miễn, giảm học phí đối với tất cả các loại hình đào tạo cho các sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành trên;

- Hỗ trợ một cách hợp lý điều kiện học tập đối với các sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành trên ở tất cả các loại hình đào tạo.

b) Đối với người dạy:

- Ưu tiên đào tạo, cập nhật kiến thức;

- Hỗ trợ phương tiện, điều kiện làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học;

- Được hưởng cả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề như người làm trực tiếp các chuyên ngành trên;

- Ưu tiên trong việc xét công nhận các danh hiệu vinh danh nhà nước.

c) Đối với cơ sở đào tạo:

- Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và cơ sở đào tạo lâm sàng, tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận những kỹ thuật, công nghệ mới;

- Ưu tiên đầu tư, xây dựng các chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy các chuyên ngành ở các trình độ và loại hình đào tạo, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành thời kỳ hội nhập và phát triển;

- Ưu tiên củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên và bộ môn các chuyên ngành trong các trường đại học y dược đa ngành trong hệ thống công lập.

3. Giải pháp nhằm bảo đảm nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án làm việc có hiệu quả, lâu dài và bền vững tại các cơ sở y tế trong cả nước.

a) Đối với cơ sở y tế:

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo đảm đồng bộ, thống nhất theo yêu cầu chuyên môn tại các bệnh viện, viện đối với các chuyên ngành trên;

- Bổ sung và triển khai các quy định nhằm phối hợp và nối kết, hỗ trợ lẫn nhau để cán bộ các chuyên ngành trên có thể tham gia hành nghề trong phạm vi chuyên môn rộng hơn, như:

+ Lồng ghép chuyên khoa Lao với bệnh hô hấp và bệnh phổi. Hình thành khoa lâm sàng bệnh phổi kết hợp với bệnh Lao. Cán bộ chuyên môn hành nghề cả hai lĩnh vực này;

+ Lồng ghép chuyên khoa Phong với bệnh da liễu. Mở phòng khám, điều trị chuyên khoa da liễu để các cán bộ làm về chuyên khoa Phong đồng thời có thể hành nghề tại đây;

+ Lồng ghép chuyên khoa Tâm thần với phát triển chuyên môn về tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần;

+ Lồng ghép chuyên khoa Giải phẫu bệnh, Pháp y gắn với labo chẩn đoán tế bào học được đầu tư hoàn chỉnh, có đủ năng lực nghiên cứu và phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị.

- Ưu tiên bổ sung kinh phí nghiên cứu khoa học hằng năm cho các cơ sở đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh của các chuyên ngành trên, thực hiện gắn công tác nghiên cứu khoa học với công tác khám chữa bệnh, dịch vụ y tế từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực đặc thù này.

b) Đối với người làm việc trong các chuyên ngành trên:

- Ưu tiên tuyển dụng vào làm việc theo các chuyên ngành trên;

- Ưu tiên đào tạo, cập nhật kiến thức, nghiên cứu khoa học, phát triển chuyên môn;

- Được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức tối đa;

- Các đơn vị sử dụng nhân lực y tế của các địa phương cần có hỗ trợ cụ thể giúp ổn định cuộc sống sinh hoạt của cán bộ trong các chuyên ngành này đặc biệt đối với những cán bộ đến công tác ở vùng sâu, vùng xa;

- Ưu tiên trong việc xét công nhận các danh hiệu vinh danh nghề nghiệp.

4. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án

a) Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực y tế trong các chuyên ngành;

b) Đánh giá, nghiên cứu, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án;

c) Xây dựng, hoạch định, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực.

5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực các chuyên ngành thuộc Đề án

a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hỗ trợ người học, người dạy, cơ sở đào tạo;

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hỗ trợ người làm, cơ sở sử dụng, quản lý nhân lực y tế.

Đánh giá bài viết
1 229
0 Bình luận
Sắp xếp theo