Quyết định 1857/QĐ-BYT 2022 về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
Bộ y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn kèm theo Quyết định số 1857/QĐ-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi nghỉ.
Văn bản này thuộc lĩnh vực Y tế - Sức khỏe của chuyên mục Pháp luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Quyết định số 1857/QĐ-BYT 2022
BỘ Y TẾ Số: 1857/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 20 17 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám , chữa bệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”.
Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 1762/QĐ-BYT ngày 17 tháng 04 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính”.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngàn h chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Thứ trưởng phụ trách Đỗ Xuân Tuyên (để b/c ); - Các Thứ trưởng; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB; - Lưu: VT, KCB. | KT. BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn |
MỤC LỤC
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN ĐỘ VÀ PHÂN GIAI ĐOẠN SUY TIM
1. Định nghĩa suy tim
2. Phân loại suy tim
3. Phân giai đoạn suy tim
4. Phân độ chức năng của suy tim
5. Suy tim cấp và suy tim mạn
II. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
1. Chẩn đoán suy tim mạn
2. Điều trị suy tim mạn với phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%)
2.1. Điều trị nội khoa
2.2. Điều trị bằng thiết bị
2.3. Thay (ghép) tim
2.4. Điều trị dựa trên kiểu hình của suy tim
3. Điều trị suy tim với phân suất tống máu giảm nhẹ (EF: 41 -49%)
3.1. Điều trị nội khoa
3.2. Điều trị bằng thiết bị
4. Điều trị suy tim phân suất tống máu bảo tồn (EF ≥ 50%)
5. Phòng ngừa tiên phát suy tim ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ phát triển suy tim
III. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP
1. Định nghĩa suy tim cấp
2. Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp
2.1. Các nguyên nhân hay gặp nhất của suy tim cấp
2.2. Các yếu tố thúc đẩy
3. Chẩn đoán suy tim cấp
4. Điều trị suy tim cấp
4.1. Mục tiêu điều trị suy tim cấp
4.2. Nguyên tắc chung trong điều trị suy tim cấp
4.3. Những tình huống cần chuyển người bệnh đến đơn vị hồi sức hoặc chăm sóc tim mạch đặc biệt
4.4. Các biện pháp điều trị cụ thể
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACC: | Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ |
ACE-I: | Ức chế men chuyển |
AHA: | Hội Tim mạch học Hoa Kỳ |
ALĐMP: | Áp lực động mạch phổi |
ARB: | Chẹn thụ thể Angiotensin |
ARNI: | Ức chế thụ thể neprilysin và angiotensin |
BNP: | B- type natriuretic peptide ( peptide bài niệu ) |
CRT: | Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim |
CRT-D: | Tạo nhịp tái đồng bộ tim kèm chức năng khử rung tim |
CRT-P: | Tạo nhịp tái đồng bộ tim (không kèm chức năng khử rung tim ) |
ĐMC: | Động mạch chủ |
EF: | Phân suất tống máu |
ESC: | Hội tim mạch châu Âu |
ECMO: | Hệ thống trao đổi ôxy ngoài cơ thể |
HFSA: | Hội suy tim Hoa Kỳ |
IABP: | Bóng đối xung động mạch chủ |
ICD: | Máy khử rung tim tự động cấy vào cơ thể |
ISDN: | Isosorbide dinitrate |
LBBB: | Blốc nhánh trái |
LVAD: | Thiết bị hỗ trợ thất trái |
NYHA: | Hội Tim mạch New York |
MCS: | Hỗ trợ tuần hoàn cơ học |
MRA: | Thuốc đối kháng aldosterone (hoặc thuốc ức chế thụ thể mineralocorticoid ) |
NMCT: | Nhồi máu cơ tim |
NT- proBNP : | N- terminal pro -B- type natriuretic peptide ( peptide bài niệu ) |
PSTM: | Phân suất tống máu |
PVI: | Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ |
RAA: | Renin - Angiotensin - Aldosterone |
SGLT2i: | Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri - glucose 2 |
TAVI: | Thay van động mạch chủ qua đường ống thông |
TEE MVR: | Sửa van hai lá bằng kẹp hai bờ van qua đường ống thông |
VNHA: | Hội Tim mạch Học Việt Nam |
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN ĐỘ VÀ PHÂN GIAI ĐOẠN SUY TIM
1. Định nghĩa suy tim
Suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi ngh ỉ.
Xác định nguyên nhân suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạn nhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim.
Hình 1. Định nghĩa toàn cầu về suy tim
2. Phân loại suy tim
Phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu thất trái (bảng 1)
Bảng 1. Định nghĩa suy tim PSTM giảm, PSTM giảm nhẹ và PSTM bảo tồn
Loại suy tim | PSTM giảm | PSTM giảm nhẹ | PSTM bảo tồn | |
Tiêu chuẩn | 1 | Triệu chứng cơ năng (±) thực thể | Triệu chứng cơ năng (±) thực thể | Triệu chứng cơ năng (±) thực thể |
2 | PSTM thất trái ≤ 40% | PSTM thất trái 41 - 49% | PSTM thất trái ≥ 50% | |
3 | Chứng cứ khách quan bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim, phù hợp với rối loạn tâm trương thất trái /tăng áp lực đổ đầy thất trái, bao gồm tăng peptide bài niệu |
3. Phân giai đoạn suy tim
Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giai đoạn.
- Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt.
4. Phân độ chức năng của suy tim
Theo Hội Tim mạch New York, còn gọi là phân độ NYHA, được áp dụng trong giai đoạn suy tim C và D (bảng 2).
Bảng 2. Phân độ NYHA dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực
Độ I | Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp. |
Độ II | Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở |
Độ III | Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có mệt, hồi hộp, khó thở. |
Độ IV | Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. |
5. Suy tim cấp và suy tim mạn
Suy tim được chia thành hai thể: suy tim mạn và suy tim cấp. Suy tim mạn đề cập đến những bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị suy tim ổn định hoặc những người bệnh có triệu chứng suy tim khởi phát từ từ. Khi suy tim diễn biến nặng lên còn gọi là suy tim “mất bù” thường khiến bệnh nhân phải nhập viện và sử dụng các thuốc đường tĩnh mạch, giai đoạn này người ta định nghĩa là suy tim cấp.
II. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
1. Chẩn đoán suy tim mạn
Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng. Người bệnh được chẩn đoán suy tim khi có triệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theo bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim. Phác đồ chẩn đoán suy tim được thể hiện ở hình 3 dưới đây.
Hình 3. Qui trình chẩn đoán suy tim
Bảng 3. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim
Các triệu chứng cơ năng của suy tim | Các triệu chứng thực thể của suy tim |
Điển hình | Đặc hiệu |
- Khó thở - Cơn khó thở kịch phát về đêm - Giảm khả năng gắng sức - Mệt mỏi - Tăng thời gian nghỉ hồi phục giữa hai lần gắng sức - Phù mắt cá chân | - Tĩnh mạch cổ nổi - Phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính - Tiếng ngựa phi - Tăng diện đập của mỏm tim |
Ít điển hình | Kém đặc hiệu |
- Ho về đêm - Thở rít - Cảm giác chướng bụng - Mất cảm giác ngon miệng - Lú lẫn (đặc biệt ở người già) - Trầm cảm - Hồi hộp, đánh trống ngực - Chóng mặt - Ngất - Cảm giác khó thở khi cú i người | - Tăng cân (> 2kg/tuần) - Sụt cân (trong suy tim nặng) - Teo cơ (suy kiệt) - Có tiếng thổi ở tim - Phù ngoại vi (mắt cá chân, cẳng chân, bìu) - Ran ở phổi - Tràn dịch màng phổi - Nhịp tim nhanh - Loạn nhịp tim - Thở nhanh - Thở Che yne - Sto ke s - Gan to - Cổ chướng - Đầu chi lạnh - Thiểu niệu - Mạch nhanh, nhỏ. |
Việc phối hợp các triệu chứng lâm sàng với tiền sử bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ của suy tim có thể giúp nâng cao giá trị chẩn đoán, do đó, cần chú ý khai thác toàn diện tiền sử sức khỏe của người bệnh. Các bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng suy tim bao gồm: tiền sử bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành , đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận mạn, đang điều trị những thuốc/hóa chất có khả năng gây độc cho cơ tim, tiền sử gia đình có bệnh lý cơ tim hoặc đột tử...
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường quy như điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực , định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi t hẳng hay các xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy có ý nghĩa trong chẩn đoán suy tim. Vai trò của từng phương pháp được thể hiện trong bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4. Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng được khuyến cáo ở người bệnh nghi ngờ suy tim
Phương pháp chẩn đoán |
Các peptide bài niệu - Nên chỉ định ở cơ sở có thể thực hiện - Ngưỡng giá trị để chẩn đoán loại trừ suy tim: • B- type natriuretic peptide (BNP) < 35 pg/mL • N- terminal pro -B- type natriuretic peptide ( NT pro -BNP) < 125 pg/mL |
Điện tim 12 chuyển đạo - Hình ảnh điện tâm đồ bình thường: ít khả năng suy tim - Hình ảnh điện tâm đồ bất thường ( rung nhĩ , có sóng Q bệnh lý, tăng gánh thất trái , phức bộ QRS giãn rộng ): tăng khả năng chẩn đoán suy tim |
Siêu âm tim - Biện pháp thăm dò chính khảo sát chức năng tim - Các thông tin chính: phân suất tống máu thất trái , kích thước các buồng tim, vận động các thành tim , tính chất các van tim, chức năng tâm trương, chức năng thất phải, áp lực động mạch phổi |
Chụp X-quang tim phổi - Hỗ trợ chẩn đoán suy tim: dấu hiệu ứ huyết phổi, bóng tim to , cung động mạch phổi nổi - Hỗ trợ chẩn đoán loại trừ: bệnh lý phổi, màng phổi |
Các xét nghiệm máu thường quy - Giúp chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán loại trừ, tiên lượng và hỗ trợ quá trình điều trị - Gồm: công thức máu, urê , creatinine , điện giải đồ , bilan đánh giá chức năng gan, lipid máu , tuyến giáp... |
Bảng 5. Các thăm dò cận lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân suy tim
Phương pháp chẩn đoán |
Nghiệm pháp gắng sức (thuốc, thể lực) - Giúp phát hiện triệu chứng cơ năng của suy tim trong trường hợp không khai thác được rõ ràng từ người bệnh. - Đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức ở người bệnh đang cân nhắc tái tưới máu mạch vành . - Ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), bệnh van tim hoặc những trường hợp khó thở không giải thích được nguyên nhân, siêu âm tim gắng sức có thể giúp chẩn đo án ph ân biệt. |
Cộng hưởng từ tim Trong chụp cộng hưởng từ tim, hình ảnh thu được trong pha muộn với gadolinium (LGE), thì T1 và sự phân bố thể tích dịch ngoại bào cho phép đánh giá được mức độ xơ hóa / sẹo cơ tim dưới nội tâm mạc, điển hình với trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim trái ngược với hình ảnh tổn thương sẹo ở lớp giữa thành tim trong bệnh cơ tim dãn nở (giãn). Ngoài ra, cộng hưởng từ tim còn cho phép phân biệt các tình trạng tổn thương cơ tim đặc trưng như viêm cơ tim, bệnh cơ tim thâm nhiễm amyloid ( amyloidosis ), sarcoidosis , bệnh Chagas, bệnh Fabry, bệnh cơ tim xốp, bệnh cơ tim do ứ đọng sắt và bệnh loạn sản cơ tim gây rối loạn nhịp. |
Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành có thể chỉ định ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp đến trung bình với bệnh mạch vành , hoặc những trường hợp mà các biện pháp gắng sức thể lực không xâm lấn không thể loại trừ chẩn đoán bệnh mạch vành. |
Chụp xạ hình SPECT ( single - photon emission CT) Chụp xạ hình chùm đơn photon (SPECT) có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thiếu máu và sống còn cơ tim, tình trạng viêm hay thâm nhiễm cơ tim. Chụp xạ hình với Technetium (Tc) có gắn bisphosphonate được chứng minh là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh cơ tim amyloid thể transthyretin |
Chụp động mạch vành qua da Chụp động mạch vành qua da là phương pháp thăm dò chẩn đoán được khuyến cáo ở những bệnh nhân suy tim có cơn đau thắt ngực hoặc đau ngực “ kiểu mạch vành ” mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu nhằm mục đích chẩn đoán xác định và mức độ tổn thương động mạch vành. Phương pháp này cũng có thể được chỉ định ở những bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm có nguy cơ từ trung bình đến cao mắc bệnh mạch vành và ở những bệnh nhân có khả năng cần can thiệp tái tưới máu . |
....................
Quyết định 1857/QĐ-BYT 2022 về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”
2 MB 08/07/2022 9:55:00 SAQuyết định 1857/QĐ-BYT 2022 pdf
08/07/2022 10:12:00 SA
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 1636/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
-
Quyết định 1832/QĐ-BYT 2022 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học
-
Quyết định 1828/QĐ-BYT 2022 Quy chế làm việc của Bộ y tế
-
Quyết định 1731/QĐ-BYT 2022 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng
-
Quyết định 1862/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
-
Quyết định 1707/QĐ-BYT 2022 bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp BS y học dự phòng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Quyết định 4448/QĐ-BYT
Quyết định 5924/QĐ-BYT bộ biểu mẫu giám sát hoạt động của trạm y tế xã
Biểu mẫu hồ sơ dự thầu thuốc mới nhất
Thông tư 09/2022/TT-BYT mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền
Quyết định 2601/QĐ-BYT 2019
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác