Quyết định 2055/QĐ-TTG về phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020

Tải về

Quyết định 2055/QĐ-TTG Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020

Quyết định 2055/QĐ-TTG về phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 có hiệu lực ngày 23/11/2015, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Quyết định 2055/QĐ-TTg thay thế Quyết định 06/2011/QĐ-TTg.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2055/QĐ-TTgHà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Quốc gia, vùng, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch của các địa phương có liên quan; phát triển hợp lý, bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo tiền đề, đột phá là động lực phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của Vùng là vị trí trung tâm, cửa ngõ chiến lược về đường biển và đường hàng không của cả nước; tăng cường kết nối kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa các phương thức vận tải hình thành mạng lưới vận tải thông suốt với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Vùng, liên kết cả nước và quốc tế.

3. Phát triển vận tải với chất lượng cao, giá cả hợp lý; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ quản lý vận tải; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng và hiệu quả; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Tập trung giải quyết các "nút thắt"; khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tầng hiện có; chú trọng công tác bảo trì; tập trung đầu tư đồng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế; chú trọng phát triển giao thông địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức.

6. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; bảo đảm hành lang an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Về vận tải

Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý bảo đảm an toàn, tiện lợi; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến và vận tải đa phương thức để nâng cao chất lượng vận tải, giảm chi phí dịch vụ logistics; giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải.

Các chỉ tiêu cụ thể:

- Khối lượng vận tải hành khách đạt khoảng 1.800 - 1.900 triệu lượt khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt khoảng 25 - 26 triệu khách; vận tải hành khách công cộng đảm nhận thị phần từ 20% - 25% đối với Thành phố Hồ Chí Minh và 5 - 10% đối với các thành phố khác trong Vùng.

- Lượng hàng hóa đạt khoảng 650 - 700 triệu, tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 240 - 250 triệu tấn (container từ 10 - 11 triệu TEU).

b) Về kết cấu hạ tầng giao thông

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có; bảo đảm lộ giới quy hoạch và tiêu chuẩn cấp đường; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết liên kết vùng; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường.

- Tiến hành nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt. Phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh; từng bước xây dựng đường sắt kết nối với các cảng biển, khu kinh tế lớn và khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu xây dựng đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh để kết nối với đường sắt xuyên Á; nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao Bắc - Nam, khổ 1.435 mm, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên xây dựng trước đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu và nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các cảng, bến hiện có. Từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn; xây dựng bến tàu khách cho tàu du lịch quốc tế; phát triển cảng tại các đảo đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu chỉnh trị và cải tạo nâng cấp hệ thống luồng đảm bảo cho tàu ra vào thuận lợi và đồng bộ với quy mô bến.

- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa như các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh đi Bến Kéo, Thành phố Hồ Chí Minh đi Bến Súc...; đầu tư và nâng cấp các cảng thủy nội địa như cảng Phú Định, Nhơn Đức, Long Bình, Tân An, Bến Súc, các cảng tại Long An, Tây Ninh...; chuyển đổi công năng một số cảng hàng hóa phù hợp với quy hoạch đô thị để phục vụ vận tải khách và du lịch.

Đánh giá bài viết
1 167
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm