Tải Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới file DOC, PDF

Tải về

Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT

Ngày 13/12/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới. 

Theo đó, Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Nội dung Thông tư 37/2023/TT-BGTVT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUA BIÊN GIỚI

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh ký ngày 16 tháng 12 năm 1998;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia ký ngày 10 tháng 12 năm 2009;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ ký ngày 13 tháng 10 năm 2017;

Để thực hiện Hiệp định về tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26 tháng 11 năm 1999, được sửa đổi ngày 30 tháng 4 năm 2004;

Để thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ ký ngày 17 tháng 01 năm 2013;

Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994;

Để thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 23 tháng 4 năm 2009;

Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt

Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên ký kết là nước ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

2. Vận tải quá cảnh là hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.

3. Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không cùng nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.

4. Nước chủ nhà là quốc gia nơi thực hiện hoạt động vận tải.

5. Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN là viết tắt của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ.

6. Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.

7. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

8. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào là viết tắt của Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

9. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

10. Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam là viết tắt của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.

....................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiNgười ký:Lê Đình Thọ
Số hiệu:37/2023/TT-BGTVTLĩnh vực:Giao thông
Ngày ban hành:13/12/2023Ngày hiệu lực:01/03/2024
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 72
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm