Quyết định 1578/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc

Quyết định 1578/QĐ-BGTVT - Hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc

Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 1578/QĐ-BGTVT để hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt. Đồng thời, Quyết định 1578/QĐ-BGTVT (có hiệu lực kể từ ngày 30/5/2017) đề cập cụ thể đến cấu tạo của gồ giảm tốc.

9 lỗi vi phạm giao thông bị phạt từ 1/1/2017

Tổng hợp mức phạt vi phạm giao thông do bia, rượu gây nên

Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2017 mới nhất đối với xe máy

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1578/QĐ-BGTVTHà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI XÂY DỰNG GỜ GIẢM TỐC, GỒ GIẢM TỐC TẠI VỊ TRÍ ĐƯỜNG BỘ GIAO CẮT CÙNG MỨC VỚI ĐƯỜNG SẮT.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại công văn số 2391/TCĐBVN-ATGT ngày 26/4/2017 về việc phê duyệt, ban hành Dự thảo Hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên đường ngang, đường dân sinh giao với đường sắt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục QLXD&CL CTGT, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như điều 3;
  • Bộ trưởng (để b/c);
  • Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
  • Các Ban QLDA thuộc Bộ;
  • Các Sở GTVT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • VEC; CIPM; TEDI, TEDIS, Tư vấn Trường Sơn;
  • Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
  • Lưu: VT, KHCN (12).
Nguyễn Ngọc Đông

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
XÂY DỰNG GỜ GIẢM TỐC, GỒ GIẢM TỐC TẠI VỊ TRÍ ĐƯỜNG BỘ GIAO CẮT CÙNG MỨC VỚI ĐƯỜNG SẮT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Phạm vi áp dụng

Tài liệu này hướng dẫn tạm thời về vị trí, kích thước và cách bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt đồng mức với đường sắt nhằm cảnh báo cho người điều khiển phương tiện xe cơ giới đường bộ biết để giảm tốc độ khi đi qua khu vực điểm giao cắt với đường sắt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng Hướng dẫn tạm thời này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

QCVN 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Báo hiệu đường bộ.

TCVN 8791: 2011 Sơn tín hiệu giao thông - Vật liệu đường phản quang nhiệt dẻo - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu.

TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu.

TCVN 7887-2008 Màng phản quang dùng cho Báo hiệu đường bộ.

TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.

Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ GTVT quy định về đường ngang.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 6mm, có tác dụng cảnh báo (thông qua việc gây ra tác động nhẹ lên phương tiện) cho người tham gia giao thông biết trước vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông.

3.2. Gồ giảm tốc là một cấu tạo dạng hình cong, nổi trên mặt đường, có tác dụng cưỡng bức các phương tiện giảm tốc độ trước khi đi qua vị trí nguy hiểm.

3.3. Đường đôi là những đường mà chiều đi và về trên cùng phần đường xe chạy được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

4. Gờ giảm tốc

4.1. Phạm vi áp dụng

Gờ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5m trở lên và có xe ô tô lưu thông qua điểm giao cắt; trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.

Gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại cảnh báo khác như biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động, v.v... để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông.

Không bố trí gờ giảm tốc tại đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác để tăng khả năng lưu thông của tuyến đường.

4.2. Cấu tạo gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc bố trí theo từng cụm, thông số quy định tại Bảng 1 Hướng dẫn này. Thông thường, mỗi phía bố trí 3 cụm vạch; trường hợp đường bộ chạy song song, liền sát đường sắt mà có đoạn đường bộ chuyển tiếp ngắn, thì có thể bố trí số vạch, số cụm vạch và cự ly cụm vạch nhỏ hơn.

Gờ giảm tốc vuông góc với tim đường, được bố trí trên toàn bộ bề rộng mặt đường; riêng đối với đường có dải phân cách giữa (không là vạch sơn), bố trí hết bề rộng mặt đường của chiều xe chạy vào vị trí giao cắt.

Vạch sơn gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm vạch để tạo hiệu ứng cao trong cảnh báo, trừ một số trường hợp có thể bố trí rải đều trên đoạn đường cần cảnh báo.

Đánh giá bài viết
1 635
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo