Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 Quản lý thị trường

Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 - Quản lý thị trường

Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 về Quản lý thị trường quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; thẻ kiểm tra thị trường, hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Quản lý thị trường; phối hợp trong Quản lý thị trường;...

Thông tư 42/2015/TT-NHNN Quy định về nghiệp vụ thị trường mở

Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán

Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Pháp lệnh số: 11/2016/UBTVQH13Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2016

PHÁP LỆNH
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 89/2015/QH13 ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016;

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Quản lý thị trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định vị trí, chức năng, tổ chức; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường; cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, công chức Quản lý thị trường.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường là hoạt động thanh tra của cơ quan Quản lý thị trường đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến quản lý thị trường.

3. Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường gồm địa điểm sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân; địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, sân bay, bến tàu, bến xe; các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ địa bàn hoạt động của hải quan.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường

1. Nội dung quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:

a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lực lượng Quản lý thị trường;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng Quản lý thị trường;

c) Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

d) Quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường;

e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

g) Thống kê nhà nước về hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

i) Hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, gồm trao đổi thông tin, hợp tác nghiệp vụ, ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường.

3. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý thị trường tại địa phương.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Bảo vệ bí mật nguồn thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.

5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Điều 6. Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường

1. Nhà nước xây dựng lực lượng Quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng Quản lý thị trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để bảo đảm lực lượng Quản lý thị trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chương II

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VÀ TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

2. Thanh tra chuyên ngành.

3. Xử lý vi phạm hành chính.

4. Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.

5. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.

7. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đánh giá bài viết
1 1.506
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi